Nhật Bản dùng AI đối phó khách ’sống ảo’
Tất cả du khách đều muốn check-in với núi Phú Sĩ khiến chính quyền nảy ra những giải pháp đối phó.
Trong đó, AI được dùng để chuyển hướng nội dung trên MXH.
Mọi nỗ lực ngăn chặn du khách chụp ảnh với núi Phú Sĩ của Nhật Bản vẫn không đạt hiệu quả. Ảnh: @foto_ycy. |
Chính quyền những địa phương xung quanh núi Phú Sĩ (Nhật Bản) đang cố gắng kiểm soát những du khách đổ xô check-in với ngọn núi biểu tượng để đăng tải lên mạng xã hội. Trong rất nhiều nỗ lực, việc ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) được cho là hoạt động mới nhất, theo SCMP.
Theo đó, các cơ quan quản lý du lịch sẽ sớm bắt đầu sử dụng AI để chuyển hướng, dẫn dắt người dùng trên các trang mạng xã hội như Instagram, Weibo và TikTok đến những địa điểm ngẫu nhiên trên khắp đất nước.
Sau đại dịch, nhiều du khách đổ xô đến Nhật Bản bởi nơi đây không chỉ là một đất nước tuyệt đẹp mà còn vì sức hút của đồng yen yếu. Các địa điểm du lịch phổ biến ghi nhận tình trạng du khách quá tải với số lượng điện thoại thông minh tăng lên.
Sau khi những bức ảnh chụp núi Phú Sĩ phía sau cửa hàng tiện lợi Lawson ở thị trấn Fujikawaguchiko được đăng tải, nhiều du khách đổ xô kéo đến địa điểm này để có được bức ảnh tương tự.
Vào tháng 4, tình trạng khiếu nại của cư dân Fujikawaguchiko đã lên đến đỉnh điểm dẫn đến việc chính quyền phải dựng rào chắn để ngăn du khách tụ tập. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, tấm lưới đã bị chọc thủng bởi những du khách phiền toái.
Video đang HOT
Du khách chọc thủng tấm lưới được dựng lên đối diện cửa hàng tiện lợi Lawson. Ảnh: Kyodo News. |
Sau đó, đến lượt người dân thành phố Fuji phàn này về tình trạng hỗn loạn đang diễn ra xung quanh cây cầu Giấc Mơ Phú Sĩ hàng chục năm tuổi. Cây cầu này nhìn từ một số góc độ có các bậc thang trùng khớp với đường viền dẫn lên đỉnh ngọn núi linh thiêng.
Miyu Toyama, một viên chức của Sở Du lịch thành phố, nói với SCMP: “Rắc rối này bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái khi một du khách nước ngoài có sức ảnh hưởng đăng tải bức ảnh lên Instagram. Hình ảnh đó nhanh chóng được lan truyền và giờ đây hầu hết tất cả những người đến thăm cây cầu này đều là người nước ngoài, không phải người Nhật”.
Bà Toyama cho biết mọi người thậm chí vẫn đến đây khi trời mưa hoặc khi núi Phú Sĩ bị mây che phủ, họ quyết định ở lại lâu hơn để chờ quang mây, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người ỏ đó cùng một lúc. “Một số người còn mang theo cả hành lý”, bà Miyu Toyama nói.
Người dân đã phàn nàn về việc du khách đỗ xe trái phép, xả rác bừa bãi, tình trạng ồn ào, thậm chí cả việc phóng uế nơi công cộng. Các biển báo đa ngôn ngữ được lắp đặt, yêu cầu du khách cư xử đúng mực, không tập trung đông đúc gần cây cầu nhưng vẫn vô ích. Bãi đỗ xe và phòng tắm công cộng được xây dựng cũng không đủ phục vụ. Vì vậy, chính quyền đã lên kế hoạch xây dựng hàng rào lưới kim loại cao 1,8 m vào cuối tháng 6 để ngăn chặn những người muốn leo lên cây cầu dẫn đến thiên đường.
Ngày càng nhiều du khách “cần” những bức ảnh check-in với ngọn núi linh thiêng bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản. Ảnh: @nora_chen1220, @foto_ycy. |
Nhật Bản có diện tích 377.973 km2 và hầu hết phần lớn lãnh thổ ít sự xuất hiện của khách du lịch. Mỗi tháng đất nước này đón khoảng 3 triệu du khách đổ về đây tuy nhiên những vị khách này khá thiếu sáng tạo. Họ có xu hướng tìm đến những địa điểm chụp ảnh selfie, không chỉ với núi Phú Sĩ mà cả Tokyo.
Từ lâu, Nhật Bản đã phải vật lộn với du khách. Năm 2018, SCMP đăng tải một bài viết với tiêu đề: “Tình trạng du lịch quá mức ở Kyoto đã đạt đến đỉnh điểm, ‘những khách bộ hành khoả thân, những du khách xâm phạm’ khiến cuộc sống người dân trở nên khốn khổ”. Chính quyền thành phố đã đưa ra một loạt các biện pháp để giảm bớt sức ép cho người dân, bao gồm cả những Geisha bị quấy rối.
Sự ra đời 2 tuyến xe buýt dành riêng cho du khách là nỗ lực mới nhất của chính quyền. Xe có lộ trình dừng lại tại các địa điểm du lịch chính của thành phố, mục đích nhằm giải phóng không gian trên xe buýt cho người dân địa phương sử dụng.
Tuy nhiên, thật khó để chính phủ cân bằng giữa nhu cầu của cư dân và mong muốn của những du khách mang lại nguồn kinh tế. Các biện pháp như hạn ngạch và định giá linh hoạt có sức hấp dẫn nhưng cũng tồn tại những hạn chế.
Thêm một nơi che view núi Phú Sĩ để 'tiễn khách' tại Nhật Bản
Chính quyền thành phố Fuji dựng rào chắn "tiễn khách" check-in view núi Phú Sĩ sau khi nhóm du khách "sống ảo" đổ về cầu Giấc Mơ như điểm đến thay thế cửa hàng tiện lợi Lawson.
Du khách check-in tại cầu Giấc Mơ Phú Sĩ hồi tháng 4. Ảnh: @raylowern. |
Đầu tháng 6, chính quyền thành phố Fuji, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản cho lắp đặt một hàng rào thấp trên cầu Fuji Dream (Giấc Mơ Phú Sĩ). Cây cầu là địa điểm "sống ảo" thay thế cho cửa hàng tiện lợi Lawson (thị trấn Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi) sau khi điểm check-in này bị giới chức địa phương dựng rào chắn phía đối diện nhằm hạn chế du khách chụp ảnh.
Theo SCMP, tương tự Lawson, cầu Fuji Dream cũng có view Phú Sĩ ở hậu cảnh, song còn ngoạn mục hơn bởi sở hữu "các nấc thang như dẫn thẳng về phía núi".
Chính quyền tại đây buộc phải tiến hành hàng loạt biện pháp che chắn view Phú Sĩ sau khi người dân phản ánh về tình trạng khách du lịch đổ xô check-in gây ồn ào, cản trở giao thông. Trong đó, đặt hàng rào thấp chỉ là động thái đầu tiên. Cuối tháng 6, giới chức dự kiến cho xây dựng thêm một hàng rào lưới kim loại cao 1,8 m xung quanh khu vực cây cầu.
|
Người dân than phiền khi du khách bất chấp băng qua đường, đứng giữa dải phân cách và chụp ảnh. Ảnh: @raylowern. |
Theo ông Haruhito Yoshizaki, một quan chức ngành du lịch tại thành phố Fuji, nhiều du khách nước ngoài mạo hiểm băng qua đường, đứng giữa dải phân cách đường để tìm góc chụp hoàn hảo với ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Không những vậy, một số người còn đỗ xe không đúng nơi quy định và hò hét khi chụp ảnh từ xa.
"Có lẽ chúng tôi cần thiết kế một khóa học về ứng xử khi du lịch", ông Yoshizaki.
Ông còn cho biết thêm cư dân của thành phố "luôn chào đón du khách, miễn là họ tuân thủ các quy tắc cơ bản".
Cầu Fuji Dream bắc qua sông, được người dân Shizuoka sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, địa điểm này bắt đầu nổi tiếng khi một vài du khách check-in trên Instagram, dẫn đến nhiều sự phiền toái. Tình trạng này tăng mạnh vào những tuần gần đây - giai đoạn cao điểm du lịch tại Nhật Bản, theo SCMP.
Trong khi đó, tại thị trấn Fujikawaguchiko, chính quyền đang lên phương án tái thiết hàng rào đen đối diện cửa hàng tiện lợi Lawson với loại vật liệu cứng cáp hơn. Trước đó, tấm lưới này xuất hiện hàng chục lỗ thủng, được cho là do du khách cố tình phá hoại nhằm tiếp tục chụp ảnh.
Du khách chọc thủng lưới che view núi Phú Sĩ ở Nhật Bản Hàng rào màu đen được thị trấn Fujikawaguchiko dựng lên nhằm hạn chế du khách check-in cùng núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, khoảng 10 lỗ chọc thủng bị phát hiện trên tấm lưới này. Cửa hàng Lawson được nhiều du khách check-in vì có núi Phú Sĩ phía sau hậu cảnh. Ảnh: @_sugarlicks. Một hàng rào lớn màu đen được chính quyền thị...