Nhật Bản đón tuần lễ vàng trong không khí bình yên
Tuần lễ vàng ( Golden Week) là kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật. Năm nay, xứ Phù Tang đón đợt nghỉ này trong không khí tĩnh lặng hơn mọi năm vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tuần lễ nhộn nhịp của người Nhật
Trong 7 ngày của tuần lễ vàng được coi là sự bùng nổ của các ngành dịch vụ, giải trí ở Nhật. Năm 2018, ngành du lịch nội địa Nhật đã chứng kiến một cú tăng phi mã về doanh số trong tuần lễ vàng. Chỉ riêng trong một tuần nghỉ lễ, doanh thu của các các hãng hàng không nội địa Nhật đã tăng thêm 28,9%.
Số liệu từ công ty du lịch JTB cho biết thêm Nhật Bản chứng kiến khoảng 24,6 triệu người đi du lịch trong nước hoặc nước ngoài. Số tiền người Nhật chi cho du lịch và các hoạt động giải trí trong tuần lễ vàng là hơn 1.000 tỷ yên. Các tờ báo lớn như The Guardian, The Telegraph miêu tả về tuần lễ vàng như ngày hội lớn trên toàn nước Nhật.
Tuần lễ vàng cũng là thời điểm bận rộn gấp đôi, gấp ba của những người lao động trong ngành dịch vụ ẩm thực, khách sạn, du lịch… Nếu như ngày thường nhân viên quán mỳ chỉ phải làm 6-7 tiếng thì trong tuần lễ vàng, họ thường xuyên phải căng mình làm việc suốt 12-15 tiếng.
Video đang HOT
Tuần lễ vàng là gì?
Tuần lễ vàng là một chuỗi các ngày lễ (bao gồm Showa – ngày kỷ niệm Hiến pháp, ngày Xanh và ngày Tết thiếu nhi) kéo dài từ 29/4 đến 5/5, tạo thành một tuần nghỉ dài cho người Nhật. Đây là kỳ nghỉ dài nhất trong năm ở xứ sở hoa anh đào. Tên “Tuần lễ vàng” (Golden Week) bắt nguồn từ năm 1951.
Sau khi chứng kiến bộ phim Jiyu Gakko đạt được doanh số bán vé kỷ lục trong thời gian người Nhật nghỉ Golden Week, giám đốc của hãng phim Daiei Film đã gọi chuỗi ngày nghỉ này bằng cái tên tuần lễ vàng. Chuỗi ngày nghỉ đặc biệt có tên kể từ đó.
Người Nhật bình yên đón tuần lễ vàng thời đại dịch
Golden Week 2020 sẽ khác với tất cả các tuần lễ vàng trước đó. Lần đầu tiên kể từ khi ra đời, tuần lễ vàng diễn ra trong thời điểm Nhật Bản rơi vào tình trạng khẩn cấp toàn xã hội vì dịch Covid-19. Các điểm vui chơi, trung tâm thương mại, di tích nổi tiếng ở Nhật đều phải đóng cửa.
Nhiều người cho rằng đây sẽ là Tuần lễ vàng u ám ở Nhật. Tuy nhiên, một số khác lại cho đây lại là cơ hội tốt để tận hưởng cuộc sống, rời xa áp lực công việc, hít thở sự bình yên thay vì phải chen chúc trong các đám đông. Một người Nhật tâm sự sẽ đưa gia đình tới những địa điểm du lịch thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải trong những năm trước đó. Khu vực Dazaifu, nơi thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải khách du lịch mỗi dịp cuối tuần được khoác lên một tấm áo mới, vô cùng bình yên, nhẹ nhàng khi đa phần hàng quán đều đóng cửa.
Vào tuần lễ vàng những năm trước, sau khi kết thúc vòng xoáy công việc, nhiều người Nhật lại bị cuốn vào một cuộc đua khác, với những bữa tiệc, những màn chen chúc ở trung tâm thương mại, nhà ga hay sân bay. Năm nay, nhiều người sẽ chỉ chọn ngả lưng trên chiếc ghế để đọc trọn vẹn một cuốn sách, dùng bữa ăn bên gia đình, chơi thể thao với con cái.
Thị trấn cổ kính: Tìm về chốn bình yên
Có một nơi để ta tìm về chốn yên bình sau những chuỗi ngày mệt mỏi, nơi đó không hề có sự ồn ào của đô thị, không có sự sống hối hả, sống gấp mà đơn giản nơi đó chỉ có sự tận hưởng hương vị cuộc sống, là "xứ sở thần tiên của Trái đất".
=Khi du lịch là để tìm về nơi bình yên, để khám phá những nét đẹp cổ kính ngày xưa thì du lịch đến những nơi thị trấn cổ trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Trung Quốc vốn là một đất nước nổi tiếng với những thị trấn cổ kính, đặc biệt là ở Giang Nam và Vân Nam có rất nhiều thị trấn nhỏ vẫn giữ được nét cổ xưa từ hàng trăm năm trước.
Có một ngôi làng cổ kính yên tĩnh và tự nhiên trong rừng sâu ở Quảng Tây, Trung Quốc, đây cũng là một trong những ngôi làng nguyên bản nhất ở Trung Quốc và được nhiều khách du lịch nước ngoài bình chọn là nơi đáng đến nhất Trung Quốc. Bất cứ ai đến nơi đây cũng yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó là thị trấn Hoàng Dao.
Thị trấn Hoàng Dao nằm ở hạ lưu sông Quế Giang, ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Thị trấn cổ đã có lịch sử hơn 1000 năm và được biết đến với cái tên "Quê hương trong cõi mộng". So với nhiều thị trấn cổ nổi tiếng của Trung Quốc như Lệ Giang, Phượng Hoàng cổ trấn, thì thị trấn Hoàng Dao được coi là thiên đường ít người biết đến.
Có người từng hình dung như thế này: "Thị trấn Hoàng Dao giống như một tập thơ nghìn năm, bị người ta lãng quên trên kệ sách hẻo lánh ở thư viện, khi người ta vô tình bước đến và mở ra những trang sách tuyệt đẹp, nét thanh lịch và đơn giản ngay lập tức chinh phục trái tim mọi người".
Hoàng Dao không có cảnh biển người đông đúc, không có sự đồng hóa thương mại, không có nhiều nhà hàng cao cấp, sang trọng... Nếu so sánh với Ô Trấn, một cuốn sách mang đầy kiến thức thì Hoàng Dao là một cô gái trầm tĩnh, đơn giản và thanh lịch.
Nơi đây có lịch sử lâu dài, giá trị nhân văn sâu sắc và một môi trường yên tĩnh. Có 3 con suối và dòng sông chảy quanh thị trấn, những ngôi nhà tĩnh bên dòng nước động, bổ sung một cách hoàn hảo cho nhau. Khung cảnh nên thơ ở khắp mọi nơi, được gọi là "có núi thì tất có nước, có nước thì tất có cầu, có cầu thì tất có đình, có đình thì tất có liên, có liên thì tất có biển".
Hoàng Dao không lớn, cả thị trấn có bán kính 3,6km2, và mất khoảng 10.000 bước là có thể đi quanh hết thị trấn. Các gian hàng trong thị trấn đều có câu đối và các cặp câu đối này cũng tạo nên nét độc đáo của Hoàng Dao. Ở lại đây một đêm, bạn có thể ngắm nhìn thị trấn vào lúc bình minh, tận hưởng cuộc sống của thị trấn cổ.
Những con hẻm cô đơn và dài, những khoảng sân bình yên và tĩnh lặng, những lầu gác, những ngôi đình mang đậm nét cổ xưa... khiến người ta dường như rời xa được chốn huyên náo, ồn ào và cảm thấy vui mừng, hài lòng trước vùng đất tuyệt vời này.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Khám phá vẻ đẹp về đêm của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam Là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, Chùa Bái Đính về đêm với không khí tĩnh lặng, ánh sáng lung linh khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Chùa Bái Đính lung linh về đêm 500 tượng các vị la hán tại chùa Bái Đính Cổng Tam quan được làm toàn bộ...