Nhật Bản đối phó nạn du khách nước ngoài gian lận trong mua hàng miễn thuế
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét thay đổi các quy định về việc mua hàng miễn thuế áp dụng đối với khách du lịch nước ngoài nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận.
Hiện nay, khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản được khấu trừ thuế tiêu thụ khi mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế và quầy bán hàng đặc biệt. Song một số người lợi dụng chính sách này để mua và bán lại sản phẩm ngay bên trong nước Nhật.
Báo Nikkei Asia ngày 25.11 cho biết, theo quy định mới, du khách quốc tế sẽ phải trả thuế tiêu thụ cho sản phẩm khi mua hàng tại Nhật Bản, sau đó được hoàn thuế khi họ rời nước này và việc mua hàng được xác nhận. Đây là cách làm phổ biến ở nhiều quốc gia khác.
Cách tiếp cận mới có thể sẽ có hiệu lực vào tài khóa 2025 hoặc muộn hơn vì các trung tâm thương mại và các cơ sở bán lẻ khác sẽ cần thời gian chuẩn bị để tuân thủ việc thay đổi chính sách.
Người đi bộ trước một cửa hàng miễn thuế ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh REUTERS
Video đang HOT
Theo Nikkei Asia, luật pháp Nhật Bản miễn cho khách du lịch nước ngoài đóng thuế tiêu thụ nếu họ lưu trú tại nước này dưới sáu tháng và chỉ áp dụng cho các mặt hàng sẽ được mang ra nước ngoài làm quà lưu niệm cá nhân. Các mặt hàng được bán lại ở Nhật Bản không thuộc diện áp dụng chính sách miễn thuế.
Các cửa hàng bán hàng miễn thuế phải kiểm tra xem người mua có phải thuộc diện không cư trú hay không, giải thích cho họ các điều kiện liên quan đến việc mua hàng miễn thuế và lưu giữ hồ sơ mua hàng.
Nếu để lọt các giao dịch mua hàng miễn thuế được thực hiện nhằm mục đích bán lại trái phép, các cửa hàng sẽ phải đóng khoản thuế tiêu thụ vốn đã được miễn cho du khách trước đó.
Tháng 12 năm ngoái, công ty Apple Japan (công ty con của Apple tại Nhật Bản) được cho là đã bị cơ quan thuế điều tra và yêu cầu nộp thuế tiêu thụ bổ sung 13 tỉ yen (87 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) cho khoảng thời gian hai năm, tính đến tháng 9.2021.
Apple Japan dường như đã được thông báo về việc họ không phát hiện nhiều vụ mua iPhone và các sản phẩm khác không đáp ứng điều kiện mua hàng miễn thuế.
Một cuộc khảo sát do Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản thực hiện từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2022 đã phát hiện 24.000 trường hợp các công ty không khai thuế tiêu thụ. Tổng số tiền thuế bị truy thu cho giai đoạn đó là 86,9 tỉ yen, tăng 20% so với một năm trước đó.
Nhật Bản hiện có khoảng 53.000 cửa hàng miễn thuế, tăng hơn 10 lần so với năm 2013. Lượng khách du lịch đến Nhật Bản đang phục hồi do đồng yen mất giá và chính phủ nước này nới lỏng các hạn chế về xuất nhập cảnh. Nhiều người đang kêu gọi Nhật Bản thay đổi quy trình miễn thuế thành thủ tục hoàn tiền phổ biến trên toàn thế giới.
Các quan chức chính phủ đã thông báo cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và đối tác liên minh Komeito về những thay đổi được đề xuất. Liên minh cầm quyền sẽ thảo luận các nội dung dự kiến được đưa vào đề cương cải cách thuế sẽ được công bố trong tháng tới.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra hầu tòa về tội khai khống
Ông Trump và các con cùng tổ chức Trump Organization bị cáo buộc vì đã "thổi phồng" giá trị tài sản thêm từ 17-35% theo mô hình "sử dụng gian lận liên tục và dai dẳng" từ năm 2011-2021.
Cựu tổng thống Trump tại phiên tòa ở Manhattan hôm 2/10. (Nguồn: AP)
Ngày 2/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mặt tại tòa án quận Manhattan, bang New York, để tham gia phiên xét xử với cáo buộc ông khai khống tài sản và thu lợi bất chính hàng trăm triệu USD từ các khoản vay, hợp đồng bảo hiểm có lợi hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, vụ kiện do Tổng chưởng lý bang New York, bà Letitia James đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái, cáo buộc ông Trump và các con cùng tổ chức Trump Organization đã "thổi phồng" giá trị tài sản thêm từ 17-35% theo mô hình "sử dụng gian lận liên tục và dai dẳng" từ năm 2011-2021.
Theo cáo trạng, ông Trump đã đưa ra các báo cáo tài chính sai lệch cho các chủ ngân hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời phóng đại giá trị bất động sản chỉ có giá trị vài trăm triệu USD lên hơn 2,23 tỷ USD và đây là hành vi gian lận theo luật của bang New York.
Chẳng hạn giá căn penthouse của ông Trump vào năm 2016 chỉ là ở mức 119,9 triệu USD nhưng ông thổi phồng lên tới 327 triệu USD.
Còn giá trị của khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida vào năm 2018 chỉ ở mức 25,4 triệu USD (dựa trên lời khai mục đích sử dụng như một câu lạc bộ xã hội) nhưng ông Trump lại đánh giá lên tới 739,5 triệu USD.
Nếu kết luận có tội, ông Trump và các con có thể bị phạt 250 triệu USD và cấm vĩnh viễn hoạt động kinh doanh tại New York, cấm kinh doanh bất động sản tại thị trường này 5 năm.
Như thường lệ, ông Trump đã phủ nhận mọi cáo buộc, cho rằng cơ quan tư pháp bang New York có hành động "can thiệp bầu cử" và coi mình là nạn nhân hành vi mang mục đích chính trị nhằm bôi nhọ uy tín của ông trước bầu cử.
Ngoài vụ kiện dân sự ở New York, ông Trump đang đối mặt 4 phiên tòa hình sự vì những hành động trước, trong và sau nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Cựu tổng thống Trump thất bại trong vụ kiện dân sự Hôm 27.9, thẩm phán Arthur Engoron kết luận ông Donald Trump và Tập đoàn Trump đã có hành vi gian lận khi thổi phồng giá trị bất động sản và những tài sản khác trong lúc kinh doanh ở bang New York (Mỹ). Tập đoàn Trump đặt trụ sở tại Trump Tower ở thành phố New York (bang New York) REUTERS Trong một...