Nhật Bản dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp theo đúng hạn
Ngày 28/9, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại 19 địa phương và các biện pháp phòng dịch trọng điểm áp dụng tại 8 địa phương vào đúng hạn là ngày 30/9, sau khi đã tham vấn Nhóm chuyên gia cố vấn về vấn đề này.
Người dân di chuyển trên phố ở Tokyo, Nhật Bản ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, cuộc họp giữa các quan chức Chính phủ Nhật Bản và Nhóm chuyên gia cố vấn diễn ra vào sáng 28/9 đã thống nhất về quyết định trên cũng như các giải pháp tiếp theo, nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 6 tại quốc gia này.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết số ca mắc mới COVID-19 đã giảm mạnh trên phạm vi toàn quốc và số ca bệnh nặng cũng đã giảm 50% so với thời điểm đỉnh dịch, tỷ lệ sử dụng giường bệnh ở tất cả các khu vực đều ở mức dưới 50%, qua đó giảm đáng kể áp lực lên hệ thống y tế. Đây là cơ sở để chính phủ lấy ý kiến các chuyên gia, nhằm dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 19 địa phương, trong đó có Tokyo và Osaka, cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm tại 8 địa phương khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nishimura cũng nhấn mạnh sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, gần như chắc chắn số ca mắc COVID-19 mới sẽ tăng trở lại. Điều quan trọng là phải tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả và ngay từ sớm để ngăn chặn sự bùng phát trở thành làn sóng lây nhiễm tiếp theo.
Theo đó, mặc dù đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng trong vòng 1 tháng tới, các địa phương trên vẫn phải áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 như các cơ sở ăn uống được chính quyền xác nhận đủ điều kiện phòng dịch sẽ được mở cửa đến 21h, trong khi các cơ sở khác về cơ bản sẽ được yêu cầu chỉ mở cửa tối đa đến 20h. Việc cung cấp đồ uống có cồn sẽ do người đứng đầu các địa phương quyết định trên cơ sở đánh giá tình hình cụ thể. Ngoài ra, việc tổ chức sự kiện đông người sẽ hạn chế trong khoảng 50% sức chứa của địa điểm tổ chức và tối đa không vượt quá 10.000 người.
Bộ trưởng Nishimura cho biết song song với việc nới lỏng dần các biện pháp chống dịch COVID-19, chính phủ vẫn tiếp tục duy trì và củng cố hệ thống y tế, sẵn sàng với khả năng dịch bệnh có thể tái bùng phát vào mùa Đông. Trong trường hợp đó, Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để áp dụng linh hoạt các biện pháp, trước hết là áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.
Dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ công bố quyết định này trong cuộc họp báo được tổ chức vào tối 28/9.
Nhật Bản tuyên dương 4 lao động Việt Nam có thành tích xuất sắc
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 23/3, tại thủ đô Tokyo, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc" cho 5 lao động nước ngoài, trong đó có 4 lao động Việt Nam và 1 lao động Myanmar.
Lễ trao tặng danh hiệu "Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc" ở Tokyo. Ảnh: SACOM phát
Các lao động Việt Nam được tuyên dương đợt này có hai thực tập sinh kỹ thuật là anh Thân Văn Hoàng, thợ hàn xì của Công ty TNHH Okasan Kogyo (tỉnh Osaka) và do nghiệp đoàn IIS quản lý; và anh Đặng Văn Kiên, thợ nề của Công ty TNHH Công nghiệp Nitta (thủ đô Tokyo) và do nghiệp đoàn TICC quản lý; và hai lao động kỹ năng đặc định (anh Hoàng Mạnh Hùng, thợ lắp đặt khung thép của Công ty TNHH Quản lý Xây dựng Sato (SACOM) (tỉnh Hokkaido), và anh Nguyễn Mạnh Dương, thợ lắp đặt cốt thép của Công ty TNHH Công nghiệp Masuko (tỉnh Ibaraki).
Trong khi đó, lao động người Myanmar được tuyên dương là anh Moon Aung, nhân viên vận hành máy móc xây dựng của Công ty TNHH Ecowork (tỉnh Shizuoka).
Trao đổi với phóng viên TTXVN nhân dịp này, ông Phan Tiến Hoàng, Trưởng đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam tại Nhật Bản, nói: "Chúng tôi rất vinh dự khi có tới 4 lao động Việt Nam được MLIT trao danh hiệu "Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc". Đây là sự ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các lao động này nhằm nâng cao tay nghề, và thích ứng với môi trường làm việc nghiêm ngặt và đầy thách thức ở Nhật Bản. Điều này càng có ý nghĩa khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều thực tập sinh và lao động Việt Nam nói riêng và lao động nước ngoài nói chung ở nước này".
Được tổ chức thường niên từ năm 2017, danh hiệu "Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc" do MLIT khởi xướng, là phần thưởng ghi nhận những nỗ lực của những lao động người nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng đang hằng ngày hăng say tích lũy trình độ và nâng cao tay nghề tại Nhật Bản. MLIT hy vọng danh hiệu này sẽ là nguồn động lực để cải thiện nguồn nhân lực và đóng góp nhiều hơn nữa cho lĩnh vực xây dựng của Nhật Bản.
Tính đến cuối tháng 12/2020, khoảng 4.200 lao động xây dựng nước ngoài và khoảng 1.300 lao động kỹ năng đặc định nước ngoài tham gia làm việc trong ngành xây dựng với các kỹ thuật viên người bản địa trên khắp Nhật Bản.
Vụ sát hại bé Nhật Linh: Gia đình người bị hại tuyên bố tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/3, Tòa án Cấp cao Tokyo (Nhật Bản) đã bác đơn kháng cáo của bị cáo Yasumasa Shibuya, kẻ đã sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh, và quyết định giữ nguyên bản án chung thân dành cho y. Quang cảnh cuộc họp báo sau phiên tòa ở Tokyo. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN Trong phán...