Nhật Bản điều chỉnh phương án sơ tán nếu núi Phú Sĩ phun trào
Ngày 29/3, Hội đồng Quản lý thảm họa núi Phú Sĩ của Nhật Bản cho biết lần đầu tiên sau 9 năm, cơ quan này vừa điều chỉnh kế hoạch sơ tán người dân phòng trường hợp ngọn núi cao nhất Nhật Bản này phun trào.
Núi Phú Sĩ nhìn từ Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phương án mới, những người sống gần ngọn núi này sẽ được yêu cầu sơ tán bằng cách đi bộ thay vì sử dụng ô tô riêng để tránh gây ách tắc giao thông.
Hội đồng trên, bao gồm các cơ quan của chính quyền trung ương cùng với 3 tỉnh Yamanashi, Shizuoka và Kanagawa, đã sửa đổi kế hoạch sơ tán dân dựa trên bản đồ dự phòng thiên tai mới của núi Phú Sĩ. Bản đồ này đã từng được điều chỉnh lại vào tháng 3/2021, đưa ra dự đoán chi tiết phạm vi và thời gian tiếp cận của dòng dung nham.
Theo kế hoạch, người dân sống ở khu vực mà dòng dung nham có thể tràn tới trong vòng 24 giờ phải sơ tán bằng cách đi bộ để tránh gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, người dân có thể sử dụng phương tiện giao thông nếu họ tự nguyện sơ tán trước khi núi lửa phun trào.
Video đang HOT
Đối với những cư dân sống gần miệng núi lửa và khu vực lân cận, nơi dung nham phải mất hơn 24 giờ mới có thể chảy tới, họ được khuyến nghị sử dụng phương tiện giao thông để sơ tán. Đáng chú ý, những người cần hỗ trợ, gồm người già và người khuyết tật, được phép dụng phương tiện giao thông để sơ tán, bất kể họ sống ở khu vực nào.
Khi xuất hiện các dấu hiệu của một vụ phun trào, các thành phố sẽ kêu gọi sơ tán tự nguyện sớm đối với những người có nơi cư trú khác cách xa ngọn núi. Đối với những người leo núi Phú Sĩ, chính quyền các thành phố sẽ hối thúc họ về nhà bằng xe buýt hoặc đi bộ sau khi thông báo có khả năng Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ nâng cảnh báo núi lửa lên cấp 3 trong hệ thống cảnh bảo gồm 5 cấp.
Cư dân ở những khu vực được dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng lớn tro bụi và dòng chảy nham thạch được yêu cầu sơ tán trước khi núi lửa phun trào do việc tìm nơi ẩn náu sau khi thảm họa xảy ra là điều không thể.
Hội đồng trên thông báo: “Chúng tôi đặt ưu tiên cho việc sơ tán an toàn, đồng thời chú ý đến tính liên tục của các hoạt động kinh tế và xã hội”. Hội đồng cũng lưu ý các thảm họa liên quan đến núi lửa là rất khó lường.
Núi Phú Sĩ, cao 3.776 m, nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 100 km về phía Tây Nam, phun trào lần gần đây nhất vào năm 1707. Vào thời điểm đó, các đợt phun trào diễn ra liên tiếp trong vòng 16 ngày, để lại một lớp tro núi lửa dày khoảng 4 cm tại các địa điểm thuộc trung tâm Tokyo ngày nay.
'Siêu động đất' có thể tấn công Nhật Bản khiến 76.000 người thiệt mạng; 9,5 triệu người sơ tán
Một chuyên gia Nhật Bản ước tính rằng 76.000 người có thể thiệt mạng do tác động của trận động đất cực lớn tại Bồn trũng Nankai dọc bờ biển Thái Bình Dương ở nước này.
Cảnh sát diễn tập cứu nạn thảm họa tại thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa với giả định động đất lớn bắt nguồn từ Bồn trũng Nankai. Ảnh: Kyodo
Kênh NHK (Nhật Bản) cho biết có 70-80% khả năng một trận động đất độ lớn 8 đến 9 sẽ xảy ra tại Bồn trũng Nankai trong 30 năm tới. Theo đó, khoảng 9,5 triệu người tại Nhật Bản sẽ sơ tán khi "siêu động đất" tấn công khu vực. Bồn trũng Nankai vốn trải dài 900 km từ Vịnh Suruga tại tỉnh Shizuoka đến bờ Nam đảo Shikoku.
Trong viễn cảnh tồi tệ nhất, tử vong trực tiếp trong thảm họa động đất này được cho có thể lên tới 323.000 và 623.000 người bị thương.
Giáo sư Okumura Yoshihiro chuyên nghiên cứu thảm họa thiên nhiên tại Đại học Kansai nhận định với NHK rằng việc sơ tán cùng tình trạng sức khỏe suy yếu có thể gia tăng đáng kể trường hợp tử vong do "siêu động đất".
Ông Okumura đã tìm hiểu về mối liên quan có thể phát sinh giữa số lượng người sơ tán trong các thảm họa trước và số người thiệt mạng do tác động của động đất. Giáo sư này cho rằng việc mất điện và nước kéo dài có thể góp phần dẫn đến những trường hợp tử vong không trực tiếp liên quan đến động đất. Ông cũng đề cập một nguyên nhân khác là tình trạng tiếp cận hạn chế với dịch vụ y tế.
Tính đến cuối tháng 3/2021, số trường hợp tử vong liên quan không trực tiếp đến thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 3/2011 tại Nhật Bản là 3.789 người.
Giáo sư Okumara nhấn mạnh rằng xã hội Nhật Bản nói chung nên giải quyết những vấn đề có thể dự đoán được về tử vong liên quan đến thảm họa.
Một người lái xe máy qua đống đổ nát tại Rikuzentakata, tỉnh Iwate ngày 20/3/2011 sau khi động đất và sóng thần tàn phá khu vực. Ảnh: AP
Cục Khí tượng Nhật Bản vào năm 2019 đã ra mắt hệ thống cảnh báo động đất Bồn trũng Nankai, báo động người dân sống ven bờ dọc khu vực này về nguy cơ xảy ra động đất trong 5-30 phút sau khi phát hiện tiền chấn.
Ủy ban Nghiên cứu Động đất của chính phủ Nhật Bản vào ngày 13/1 ước tính rằng khả năng xảy ra động đất độ lớn 8 đến 9 trong 20 năm tới tại Bồn trũng Nam Hải là 60%. Ngoài ra, ước tính khả năng xảy ra động đất lớn tại Bồn trũng Nam Hải trong 10 năm tới là 30%, trong 40 năm tới là 90%.
Tờ Mainichi dẫn lời giáo sư danh dự Naoshi Hirata tại Đại học Tokyo kiêm chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Động đất nhận định: "Nguy cơ xảy ra động đất tại Bồn trũng Nankai và những khu vực khác trong đánh giá của chúng tôi đều tăng lên theo từng năm bởi động đất lớn từng nhiều lần tấn công khu vực này trong quá khứ. Tôi hy vọng mọi người sẽ chuẩn bị trước giả định động đất sẽ xảy ra".
Bão Nanmadol gây thiệt hại trên diện rộng tại Tây Nam Nhật Bản Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tối 18/9, cơn bão Nanmadol đã đổ bộ khu vực Tây Nam Nhật Bản, khiến ít nhất 43 người bị thương và gây thiệt hại trên diện rộng ở khu vực này. Cơ quan Khí tượng quốc gia (JMA) đưa ra hình ảnh về cơn bão Nanmadol tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Đài truyền...