Nhật Bản đề xuất ngân sách quốc phòng cao kỷ lục
Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố đề xuất ngân sách 52 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, nhằm đối phó với sức ép từ Trung Quốc, Triều Tiên.
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo tính từ tháng 4/2021, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn được cấp 5,49 nghìn tỷ yen (52 tỷ USD), cao hơn so với mức 5,3 nghìn tỷ yen trong năm tài khóa 2020.
Đây sẽ là năm thứ chín liên tiếp ngân sách quốc phòng Nhật Bản tăng đều đặn, khi quân đội nước này đối mặt với nguồn lực quân sự khổng lồ của Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Nhật, cũng như với “một Triều Tiên khó lường”. Triều Tiên vài năm trước thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, một số bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Nhật Bản dự tính mua thêm hai hộ vệ hạm, một tàu ngầm và phát triển tiêm kích thế hệ mới. Khoản ngân sách chưa bao gồm chi phí triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa thay cho Aegis Ashore của Mỹ để đối phó nguy cơ Triều Tiên tấn công.
Video đang HOT
Đặc nhiệm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngân sách quốc phòng mới nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia trong vũ trụ và không gian mạng. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến thành lập đơn vị chuyên trách không gian mạng mới với 540 nhân sự, cùng một đơn vị vũ trụ với khoảng 70 người.
Đây là đề xuất ngân sách quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Yoshihide Suga, người nhậm chức vào tháng 9 và cam kết tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm Shinzo Abe. Khi còn tại vị, Abe tìm cách mở rộng vai trò của các lực lượng vũ trang Nhật Bản, vốn bị giới hạn bởi hiến pháp được áp dụng sau Thế chiến II.
Tuy nhiên, đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với áp lực mới trong năm nay khi phải đối phó với đại dịch Covid-19.
Mỹ - Nhật cam kết phản đối yêu sách của Trung Quốc trên biển
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản nhất trí sẽ phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở các vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Đối với vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, chúng tôi khẳng định Nhật Bản và Mỹ sẽ phản đối mạnh mẽ các nước đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại họp báo trực tuyến hôm 29/8, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Mark Esper tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, cùng ngày.
Ông Kono cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper xác nhận Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật áp dụng cho nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, khẳng định cam kết của Washington trong việc bảo vệ Tokyo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (thứ hai, bìa trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono (không đeo khẩu trang) tại cuộc hội đàm hôm 29/8 ở đảo Guam. Ảnh: Kyodo.
Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ông Kono cũng đề cập với người đồng cấp Esper về việc Trung Quốc phóng 4 tên lửa đạn đạo ở Biển Đông hồi giữa tuần này trong cuộc tập trận trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lo ngại động thái này có thể gây mất ổn định khu vực và ông sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lên án các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông.
"Chúng tôi kiên quyết phản đối các hoạt động gây bất ổn của Bắc Kinh trong khu vực này", Esper nói.
"Tôi nghĩ thế giới đang thay đổi mạnh mẽ. Không chỉ vì Covid-19, mà bởi một số nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và áp bức", Kono đáp lại người đồng cấp.
Mark Esper và Taro Kono tại họp báo ở Lầu Năm Góc, thủ đô Washington, Mỹ, ngày 14/1. Ảnh: AFP.
Cũng trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên kể từ tháng một, hai bên nhất trí thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa mới, sau khi Nhật Bản quyết định ngừng kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ.
Bộ trưởng Kono cho biết Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản đang xem xét các lựa chọn thay thế và Tokyo sẽ đưa ra chính sách về hệ thống phòng thủ tên lửa mới vào tháng 9. Hai bộ trưởng quốc phòng cũng thảo luận về tăng cường hợp tác giữa hai đồng minh trong các lĩnh vực như không gian vũ trụ, không gian mạng và chiến tranh điện tử.
Nhật có thể dùng hải quân đối phó tàu cá Trung Quốc Nhật cảnh báo có thể huy động tàu chiến để đối phó sau khi Trung Quốc cho phép tàu cá hoạt động gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc gần đây thông báo với Nhật rằng lệnh cấm đánh bắt với tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ hết hiệu lực...