Nhật Bản cố thoát “vòng kim cô” của Mỹ?
Thay vì Mỹ bảo vệ Nhật Bản như trước đây, sẽ là thế “phản khách vi chủ” khi Nhật Bản tham gia bảo vệ Mỹ trên quy mô toàn cầu.
Những tưởng việc Nhật Bản và Mỹ tăng cường quan hệ bao gồm cả hợp tác quân sự chỉ là những động thái bình thường trong bang giao như các nước khác thường làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi mức độ gia tăng sức mạnh quân sự của các cường quốc đang trở thành những con sóng ngầm dữ dội, nhất là khi Nhật Bản đang “trở lại” với một loạt các bước đi nhằm tăng cường khả năng răn đe, việc sửa đổi theo hướng nâng cấp “bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng” Nhật – Mỹ gần đây đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới.
Giới truyền thông cho rằng, việc sửa đổi lần này sẽ nâng quan hệ quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản lên một tầm cao mới, cho phép quân đội hai nước “hợp tác không giới hạn” trước những thách thức toàn cầu. Nhưng, thực tế có phải như vậy, hay đang hàm chứa một ẩn ý sâu xa của Nhật Bản nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ về mặt quân sự như hiện nay, theo đó sẽ có một sự biến đổi về chất của mối quan hệ này?
Thỏa thuận 2015
Ngày 8/4 vừa qua tại Tokyo, Bộ trưởng phòng vệ Nhật Bản Ghen Nakatani đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter. Tại đây, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi “bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng” song phương trong đó sẽ nêu rõ: “hợp tác quân sự Nhật – Mỹ là không giới hạn” và “có tính chất toàn cầu”.
Đây là những điểm mới mang lại sự thay đổi có tính bước ngoặt so với bản hướng dẫn năm 1997. Theo đó, Nhật – Mỹ sẽ tiến hành nhiều bước như: tăng cường khả năng răn đe trên biển Đông và biển Hoa Đông, tăng cường chi viện cho các chiến hạm tham gia phòng thủ tên lửa, hợp tác “vùng xanh” (hợp tác tiền tấn công quân sự), sử dụng quyền tự vệ tập thể để bảo vệ các chiến hạm của Mỹ trong trường hợp bị tấn công… Bản hướng dẫn sửa đổi này dự định sẽ được chính thức thông qua tại cuộc gặp cấp Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật – Mỹ tại Washington ngày 27/4.
Phía Mỹ tỏ ra rất kỳ vọng vào văn bản sửa đổi nêu trên và còn mong muốn Nhật Bản “tự lập về mặt quân sự”. Bộ trưởng Carter, trong cuộc họp báo sau hội đàm đã nhấn mạnh: “Cơ hội hợp tác quốc phòng Nhật – Mỹ sẽ tăng lên. Hai bên có thể đối phó một cách linh hoạt với các thách thức trên toàn thế giới ở tất cả các lĩnh vực”.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một buổi duyệt binh. (Ảnh: Xinhua-Yonhap News)
Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác, có thể thấy bản hướng dẫn sửa đổi này sẽ trở thành một trong những tiền đề giúp Chính phủ Nhật Bản khôi phục lại quyền lực quân sự – thứ đang bị coi là cấm kỵ trong Hiến pháp của nước này. Theo đó, ảnh hưởng gần như tuyệt đối của Mỹ về mặt quân sự đối với Nhật Bản sẽ giảm dần, thay vì Mỹ bảo vệ Nhật Bản như trước đây, sẽ là thế “phản khách vi chủ” khi Nhật Bản tham gia bảo vệ Mỹ trên quy mô toàn cầu, mà đặc biệt là tại khu vực Đông Bắc Á đầy nhạy cảm hiện nay với sự “trỗi dậy” bị gọi là “hung hăng” của Trung Quốc.
Bởi, để Nhật Bản “tự lập” và “bảo vệ Mỹ”, việc nước này nâng cao năng lực quốc phòng là đương nhiên. Điều này rất phù hợp với kế hoạch “trở lại” đầy tham vọng mà Nhật Bản đang thực hiện một cách rất bài bản trong suốt gần một thập kỷ qua.
Sự lệ thuộc…
Để mô tả về mối quan hệ quân sự Nhật – Mỹ, xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của Cựu thủ tướng Yasuhiro Nakasone vào những năm 80 của thế kỷ trước, tức là giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh: “Nhật Bản là tầu sâu bay không thể đánh chìm của Mỹ”. Phát ngôn này lúc đó bị coi là “hớ hênh” nhưng nó gói trọn một thực tế là Nhật Bản bắt buộc phải lệ thuộc vào Mỹ để tự vệ vì Hiến pháp nước này không chấp nhận quyền giao chiến.
Năm 1960, Nhật – Mỹ ký kết Hiệp ước Hợp tác và An ninh cho phép sự hiện diện liên tục của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ ngoại giao Nhật Bản, có thời điểm số lượng quân Mỹ đồn trú tại nước này lên tới trên 50.000 người. Nếu cộng cả con số các nhân viên quân sự được Lầu năm góc thuê làm việc tại Nhật Bản và thân nhân sỹ quan, binh lính con số này vượt quá 100.000 người. Đây là những con số đáng ngại. Bởi, nếu Mỹ có ý đồ thôn tính thì chỉ trong một đêm Nhật Bản sẽ trở thành… một bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Có ý kiến chỉ ra rằng sự có mặt của Mỹ là nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Đây là vấn đề lớn đẩy Nhật Bản vào cái “vòng luẩn quẩn” khi vừa muốn Mỹ bảo vệ mình trước các mối đe dọa về an ninh – quốc phòng, lại vừa muốn rộng đường để mở rộng quyền lực quân sự. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn tận dụng mọi yếu tố có thể để thoát khỏi vòng kiềm tỏa.
…và kế hoạch bẻ “vòng kim cô”
Đầu tiên là yếu tố: “ở trong nước lòng dân oán giận” mà bằng chứng là sự phản đối mạnh mẽ của các địa phương nơi quân Mỹ đồn trú đối với các gánh nặng tài chính cùng các ảnh hưởng tiêu cực của “không khí trại lính”. Dựa vào đó, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu phía Mỹ giảm bớt hoặc hoán đổi, thu nhỏ quy mô các căn cứ quân sự trên đất Nhật.
Đồng thời, trong những năm gần đây, Tokyo liên tục thực hiện các bước để “trở lại” về mặt quân sự, trong đó, bước được coi là yếu tố “cần và đủ” đã được tiến hành từ tháng 1/2007 khi nước này nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ Phòng vệ. Tiếp theo là việc tạo khung pháp lý cho quá trình thực hiện chính sách này mà mốc quan trọng là ngày 1/7/2014 khi Chính phủ Nhật Bản chính thức quyết định: “Thay đổi cách giải thích Hiến pháp theo hướng công nhận việc sử dụng quyền tự vệ tập thể”.
Với quyết định trên, việc sửa đổi Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản (điều luật cấm Nhật Bản tham gia chiến tranh và tổ chức chiến tranh) chỉ còn là vấn đề thời gian và thủ tục. Lại nữa, gần đây nhất là động thái nhằm tạo cơ sở vất chất cho quân đội thông qua việc nâng ngân sách quốc phòng lên 4980,1 tỷ Yên (khoảng 42 tỉ USD), tăng 2% so với năm trước và vượt qua kỷ lục 4.960 tỷ Yên của năm 2002, cao nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi “bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng”, mà theo đó Nhật Bản sẽ gia tăng quân bị là một hệ quả tất yếu và chiếc “vòng kim cô” của Mỹ tự nhiên sẽ phải nới lỏng.
Tuy nhiên, giới phân tích lại đưa ra nhận định đầy thận trọng khi dự báo: mặc dù Nhật Bản vẫn tuyên bố duy trì đường lối hòa bình và trong ngắn hạn việc nước này gia tăng sức mạnh quân sự này sẽ đưa đến những thay đổi tích cực cho quá trình giải quyết các thách thức tại khu vực. Nhưng trong dài hạn, với khả năng kinh tế, khoa học vào bậc nhất thế giới của Nhật Bản, nếu sức mạnh này không được kiềm chế đúng mức sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ mới tại châu Á – Thái bình Dương.
Theo Tuấn Nhật
Vietnamnet
Nhật Bản ra sách trắng, triển khai tên lửa, viện trợ ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác, huấn luyện nhân viên cho ASEAN để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Ngày 5 tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố "Sách trắng phòng vệ" bản năm 2014, được báo Trung Quốc cho là công cụ mở đường để Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.
Lễ duyệt binh thường niên ngày 27 tháng 10 năm 2013 của Nhật Bản (nguồn Tân Hoa xã)
Theo bài báo, sách trắng tập trung nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tạo lý do cho chính sách "cánh hữu" của ông Shinzo Abe.
Sách trắng nhấn mạnh đến môi trường an ninh xung quanh xấu đi nghiêm trọng của Nhật Bản, tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn, không xác định, nhất là các nước xung quanh (Trung Quốc) tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự, hoạt động quân sự ngày càng gia tăng và hung hăng.
Đáng chú ý, sách trắng năm nay của Nhật Bản có tới 21 trang nói về Trung Quốc, trong khi nói về Mỹ chỉ có 8 trang, nói về CHDCND Triều Tiên 17 trang.
Sách trắng thể hiện môi lo ngại, nghi ngờ về chính sách quốc phòng của Trung Quốc như tăng cường chi tiêu quân sự, phát triển hải, không quân, lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, phương thức xử lý vấn đề Đài Loan, những hoạt động quân sự hung hăng của Trung Quốc...
Sách trắng cũng tập trung phản ánh nội dung nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể được Chính phủ Nhật Bản thông qua gần đây. Động thái này của Nhật Bản được Mỹ hoan nghênh như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào tháng 4 năm 2014 khi ông thăm Nhật Bản.
Từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy thực hiện rất nhiều chính sách an ninh-phòng vệ mới, tập trung đối phó với các hành động hung hăng, hăm dọa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo bài báo, sách trắng phòng vệ 2014 của Nhật Bản phục vụ cho tiếp tục quân sự hóa Nhật Bản, lấy quan điểm mang tính tấn công để xây dựng lực lượng quân sự Nhật Bản. Báo Trung Quốc nói ra nói vào, rằng, Nhật Bản đã có ô an ninh Mỹ thì cấp bách tăng cường quân bị để làm gì? Bài báo tỏ ra lo ngại thực sự đối với việc Nhật Bản thúc đẩy thực hiện "chủ nghĩa hòa bình tích cực".
Triển khai tên lửa ở Kagoshima
Tờ "Chinatimes" Đài Loan ngày 13 tháng 8 đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm ở đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, cực nam Kyushu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng thông qua triển khai này, tăng cường khả năng phòng vệ các đảo tây nam của Nhật Bản, kiềm chế Trung Quốc, quốc gia có các hoạt động ngày càng hung hăng trên biển.
Bài báo dẫn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 8 đến đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, lần lượt tiến hành hội đàm với chủ tịch thành phố Amami Asayama Tsuyoshi và quan chức Setouchi, chính thức yêu cầu triển khai đơn vị cảnh giới Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 550 người ở 2 khu vực này, đồng thời hy vọng triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm, hai yêu cầu này cơ bản đã được đồng ý.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 Nhật Bản
Trong "Đại cương phòng vệ" và "Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn" năm tài khóa 2018 được Chính phủ Nhật Bản thông qua vào cuối năm 2013 đều ghi rõ sẽ triển khai lực lượng ở các đảo tây nam. Ngoài ra còn đang nghiên cứu vấn đề triển khai lực lượng ở đảo Miyako, đảo Ishigaki, tỉnh Okinawa.
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 350 người và tên lửa đất đối không tầm trung ở thành phố Amami. Setouchi sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 200 binh sĩ và tên lửa đất đối hạm.
Nhật Bản viện trợ cho ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Hãng Kyodo ngày 9 tháng 8 đưa tin, trong thời điểm tham vọng Biển Đông của Trung Quốc ngày càng tăng, Nhật Bản ngày 9 tháng 8 cho biết có kế hoạch tăng cường hợp tác với ASEAN, nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi hội kiến với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar vừa qua đã cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác cho ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh trên biển với ASEAN. Nhật Bản sẽ có nhiều biện pháp hơn hỗ trợ huấn luyện nhân viên bảo vệ bờ biển.
Tên lửa đất đối hạm Type 12 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Ngày 1 tháng 8, Tokyo đồng ý cung cấp 6 tàu cho Việt Nam, có thể dùng làm tàu tuần tra, có lợi cho Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển ở Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm ngày 9 tháng 8, ông Fumio Kishida đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải dựa vào luật pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang phô trương vũ lực, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo quan chức Nhật Bản, một số thành viên ASEAN cho biết, họ hoan nghênh Nhật Bản đóng "vai trò mang tính xây dựng" trong lĩnh vực an ninh.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 10 tháng 8 cho rằng, ngày 9 tháng 8, ASEAN đều tổ chức hội nghị Ngoại trưởng với Nhật Bản và Trung Quốc, Trung-Nhật triển khai cuộc chiến tấn công-phòng thủ xoay quanh viện trợ kinh tế và hợp tác kinh tế.
Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng "Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á" (AIIB) cho vay xây dựng hạ tầng như đường ô tô, tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN, trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường cảnh giác đối với vấn đề này.
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, không thừa nhân có trách chấp chủ quyền hòn đảo này. Trong khi đó, Trung Quốc tìm mọi cách để Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp, hy vọng đoạt lấy nó trong tương lai khi có điều kiện.
Được biết, Trung Quốc xây dựng AIIB do Trung Quốc kiểm soát là để đối phó với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật-Mỹ góp vốn lớn nhất, có kế hoạch thành lập vào mùa thu năm 2014. Ý đồ của Trung Quốc là thông qua cung cấp khoản vay cho Đông Nam Á để xây dựng khuôn khổ "trật tự Trung Quốc".
TheoVương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc: "10 nước ASEAN đã bày tỏ sẵn sàng gia nhập AIIB với tư cách nước thành viên sáng lập", nhất là Thái Lan và Campuchia. Trong khi đó, Nhật Bản phản đối thành lập AIIB.
Được biết, điều kiện cho vay của AIIB sẽ thoải mái hơn, không chặt chẽ như ADB, do đó nếu AIIB được thành lập sẽ là một thách thức đối với ADB.
Theo Giáo Dục
Nhật cảnh báo "hành động nguy hiểm" của TQ trên biển Nhật cho rằng những hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên biển có nguy cơ gây ra đụng độ quân sự. Ngày 5/8, Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo những "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới "hậu quả khó lường" trong khu vực và làm gia tăng nổ ra đụng độ quân...