Nhật Bản có thể cấp phép lưu hành vaccine nội địa vào đầu năm sau
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm Shionogi có trụ sở tại tỉnh Osaka vừa thông báo về kế hoạch thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đối với vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên của Nhật Bản do công ty này nghiên cứu, sản xuất, sau kết quả khả quan của giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ichihara, tỉnh Chiba, Nhật Bản ngày 17/2/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo đó, có 3.000 tình nguyện viên sẽ tham gia quá trình thử nghiệm lần này nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của vaccine do Shionogi nghiên cứu, phát triển. Công ty cũng dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong năm nay và nếu mọi việc thuận lợi, sẽ khẩn trương hoàn tất thủ tục xin cấp phép phê duyệt lên Chính phủ Nhật Bản vào đầu năm sau.
Từ tháng 8 năm nay, Shionogi đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu vaccine ngừa COVID-19 trên 60 người trưởng thành tại Nhật Bản. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine làm gia tăng đáng kể kháng thể trung hòa, giúp ngăn chặn hiệu quả hoạt động của virus SARS-CoV-2. Với thành công bước đầu này, từ ngày 20/10, Shionogi tiếp tục bước vào giai đoạn thử nghiệm tiếp theo đối với 3.000 người trưởng thành ở Nhật Bản. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 mũi để theo dõi hiệu quả và tính an toàn của vaccine.
Dự kiến nếu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào cuối năm nay cho kết quả tích cực, công ty sẽ gửi đơn xin cấp phép phê duyệt lưu hành lên Chính phủ Nhật Bản vào đầu năm 2022. Trong trường hợp được phê duyệt, sản phẩm của Shionogi sẽ là vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên do Nhật Bản nghiên cứu, sản xuất được cấp phép lưu hành tại quốc gia này.
Cho đến nay, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vaccine ngoại nhập như của các hãng Pfizer, Astrazeneca, Modena. Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ hoàn thành tiêm chủng đủ 2 mũi cho những người đăng ký vào cuối năm nay và bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho đối tượng ưu tiên từ đầu năm 2022.
Công nghệ mới phát hiện hơn 100 biến thể virus SARS-CoV-2 trong 1 xét nghiệm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát triển một công nghệ có thể phát hiện hơn 100 biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong một lần xét nghiệm.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ichihara, tỉnh Chiba, Nhật Bản ngày 17/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Với tên gọi "phương pháp mã pi", công nghệ này sử dụng các đĩa hình tròn có đường kính 0,04mm có các hoa văn giống như mã vạch trên bề mặt. Một thuốc thử có khả năng phát quang khi nó phản ứng với các gene riêng của các biến thể sẽ được phết lên đĩa có đựng mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm.
Nhóm nghiên cứu cho biết về lý thuyết, bằng việc sử dụng nhiều đĩa khác nhau, người ta có thể kiểm tra hơn 100 loại biến thể trên mỗi mẫu xét nghiệm. Một thiết bị đặc biệt sẽ đọc các mã vạch trên các đĩa có phát quang để tự động xác định loại biến thể. Điều này cho phép các nhà khoa học xác định được các loại biến thể trong mỗi mẫu xét nghiệm.
Giáo sư Kazuhiro Tateda, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Toho và là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết các biến thể của virus SARS-CoV-2 có thể ngày càng trở nên phức tạp hơn, do vậy, cần nhanh chóng phát hiện thêm nhiều loại biến thể mới. Ông nhấn mạnh việc phát triển công nghệ này rất quan trọng để chuẩn bị cho tình huống đó.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine của Valneva cho kết quả tích cực Ngày 18/10, công ty công nghệ sinh học Valneva (liên doanh của Pháp và Áo) đã công bố những kết quả tích cực của các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine ngừa COVID-19 do hãng phát triển. Nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của công ty Valneva ở Saint-Herblain, gần Nantes, miền...