Nhật Bản bỏ không 9 triệu ngôi nhà, đủ để ở cho cả thành phố New York
Số lượng nhà bỏ không ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục 9 triệu ngôi – quá đủ cho từng người dân ở thành phố New York, Mỹ, khi quốc gia Đông Á này phải vật lộn với dân số ngày càng giảm.
Cỏ dại và dây leo mọc xung quanh một ngôi nhà bỏ hoang ở Okuma, Nhật Bản vào ngày 9/3/2023. Ảnh: Getty Images
Những ngôi nhà bỏ hoang ở Nhật Bản được biết đến với cái tên “ akiya” – một thuật ngữ thường dùng để chỉ những ngôi nhà dân cư vô chủ ở khu vực nông thôn.
Nhưng ngày càng có nhiều akiya xuất hiện ở các thành phố lớn như Tokyo, Kyoto, và đó là thực tế đau đầu đối với một chính phủ đang phải vật lộn với tình trạng dân số già và số trẻ em chào đời mỗi năm giảm đáng báo động.
Ông Jeffrey Hall, giảng viên tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kanda ở Chiba, cho biết: “Đây là dấu hiệu của sự suy giảm dân số Nhật Bản. Đó không phải là vấn đề xây quá nhiều nhà mà là không có đủ người”.
Theo số liệu do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản tổng hợp, 14% tổng số nhà ở tại Nhật Bản bị bỏ không. Con số này bao gồm những ngôi nhà thứ hai của gia đình và nhà bị bỏ không vì những lý do khác.
Các chuyên gia nói với CNN rằng không phải tất cả các ngôi nhà không người ở đều bị hủy hoại, giống như các akiya truyền thống, nhưng số lượng ngày càng tăng của chúng đang gây ra một loạt vấn đề khác cho chính phủ và cộng đồng.
Trong số này có những nỗ lực nhằm phục hồi các thị trấn xuống cấp, đang trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng do thiếu bảo trì nhà cửa và làm tăng rủi ro cho lực lượng cứu hộ trong thời điểm xảy ra thảm họa ở một quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất và sóng thần.
Video đang HOT
Thảm thực vật mọc um tùm bao quanh một ngôi nhà akiya ở khu vực Yato, thành phố Yokosuka, Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Những ngôi nhà akiya vốn được truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng với tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Nhật Bản, nhiều người không có con cháu thừa kế hoặc thế hệ trẻ đã chuyển đến thành phố và không muốn trở về vùng nông thôn để tiếp nhận nhà của người thân.
Ngoài ra, một số ngôi nhà cũng bị bỏ không vì chính quyền địa phương không biết chủ sở hữu là ai do việc lưu trữ hồ sơ kém.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang rất khó khăn trong việc trẻ hóa các cộng đồng nông thôn đang già đi nhanh chóng.
Theo chính sách thuế của Nhật Bản, một số chủ sở hữu nhà thường thấy việc giữ lại ngôi nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc phá bỏ nó để tái phát triển. Và ngay cả khi chủ sở hữu muốn bán, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm người mua.
Chuyên gia Hall cho biết: “Nhiều ngôi nhà trong số này cần các điểm đổ phương tiện giao thông công cộng, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thậm chí cả các cửa hàng tiện lợi”.
Nhiều video xuất hiện trên các trang mạng cho thấy cảnh người nước ngoài mua những ngôi nhà giá rẻ ở Nhật Bản và biến chúng thành nhà nghỉ hay quán cà phê đầy phong cách. Tuy nhiên, ông Hall cảnh báo rằng việc này không dễ dàng như người ta tưởng.
“Sự thật là hầu hết những ngôi nhà này sẽ không được bán cho người nước ngoài, hoặc các thủ tục hành chính và các quy định đằng sau nó không phải là điều dễ dàng đối với những người không nói và tiếng Nhật thật tốt. Họ sẽ không thể mua được những ngôi nhà này với giá rẻ”, ông nói.
DÂN SỐ GIẢM, NHÀ KHÔNG CÓ NGƯỜI Ở
Dân số Nhật Bản đã liên tục giảm trong nhiều năm trở lại đây, và ở lần thống kê gần nhất vào 2022, dân số đã giảm hơn 800.000 người kể từ năm trước, xuống còn 125,4 triệu người.
Theo số liệu chính thức, vào năm 2023, số ca sinh mới đã giảm năm thứ 8 liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục.
Tỷ lệ sinh của Nhật Bản đã dao động quanh mức 1,3 con/phụ nữ trong nhiều năm, thấp hơn nhiều so với mức cần thiết là 2,1 để duy trì dân số ổn định. Tuần trước Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm năm thứ 43 liên tiếp xuống mức thấp kỷ lục là khoảng 14 triệu, tính đến ngày 1/4.
Ngôi nhà gỗ bỏ hoang bị sập một phần ở Tambasasayama, Nhật Bản vào ngày 5/04/2023. Ảnh: Getty Images
Tất cả những điều đó có nghĩa là vấn đề nhà bỏ không vì quá ít người dường như sẽ còn kéo dài.
Yuki Akiyama, giáo sư khoa kiến trúc và thiết kế đô thị tại Đại học Thành phố Tokyo, cho biết những ngôi nhà bỏ trống đã từng gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như sau trận động đất mạnh 7,5 độ tấn công Bán đảo Noto ở Ishikawa vào tháng 1 năm nay.
Ông nói, khu vực xảy ra trận động đất có rất nhiều akiya và chúng gây nguy hiểm cho người dân trong thảm họa cũng như thách thức cho việc tái thiết sau động đất.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cảnh báo về 'ngưỡng cửa tồn vong' khi dân số liên tục giảm
Tokyo đã đánh hồi chuông cảnh tỉnh cảnh báo mức sinh chỉ bằng một nửa số người tử vong trong năm qua.
Năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo bà Masako Mori - một cố vấn cho Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản sẽ tiêu tan nếu như tình trạng tỷ lệ sinh thấp không được chú trọng giải quyết. Với vai trò một nhà lập pháp của Thượng viện kiêm cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nhật Bản, bà Mori cũng từng đưa ra lời khuyên cho Thủ tướng Kishida về vấn đề tỷ lệ sinh và cộng đồng LGBTQ.
Đề cập đến số liệu hàng năm của Bộ Y tế Nhật Bản về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở quốc gia này, nữ quan chức cho rằng đây là một viễn cảnh ảm đạm. Cụ thể, trong năm 2022 đã có 1,58 triệu người tử vong, gấp đôi so với 799.728 ca sinh tại Nhật Bản.
"Đất nước sẽ tiêu vong nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài. Chính những người trải qua thời kỳ suy vong sẽ phải đối mặt với tổn thất to lớn. Điều đó sẽ để lại di chứng nặng nề cho thế hệ sau", bà Mori nhận định.
Mặc dù năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 song xu hướng dân số giảm đã tồn tại suốt cả một thập kỷ tại Nhật Bản. Độ tuổi trung bình là 49 cho thấy xu hướng già hóa dân số vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Đông Á này. Điều này khiến Nhật Bản trở thành nước với dân số già thứ hai thế giới, với số dân trên 65 tuổi chiếm hơn 29% tổng dân số toàn quốc, chỉ xếp sau tiểu quốc Monaco ở châu Âu.
Bà Mori cho rằng với tình hình tỷ lệ sinh ngày càng đáng lo ngại, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với xã hội suy sụp hoàn toàn. "Đây không phải sự suy giảm từ từ mà con số này đang lao dốc. Nếu như tình hình không cải thiện, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sự phát triển kinh tế - công nghiệp sẽ trì trệ và sẽ không có đủ nhân lực tham gia Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ tổ quốc", nữ chức trách nhấn mạnh.
Cuối tháng 2, Thủ tướng Kishida cảnh báo những tác hại của sự suy giảm tỷ lệ sinh đối với xã hội Nhật Bản, đồng thời cam kết tăng chi tiêu nhằm khuyến khích sinh con, bao gồm việc tăng trợ cấp trẻ em.
Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản đang đứng trước ngưỡng cửa tồn vong của xã hội. "Chúng ta không thể đợi chờ và trì hoãn việc xây dựng các chính sách về trẻ em và việc sinh con."
Công ty Hàn Quốc thưởng nhân viên 75.000 USD mỗi lần sinh con Một công ty Hàn Quốc sẵn sàng chi hàng triệu USD, với 75.000 USD cho mỗi nhân viên để hỗ trợ khắc phục tình trạng tỷ lệ sinh thấp đáng báo động ở nước này. Nhân viên xã hội đang chăm sóc một em bé tại Nhà thờ Cộng đồng Jusarang ở phía nam Seoul. Ảnh: AFP Kênh truyền hình CNN đưa tin,...