Nhật – ASEAN siết chặt quan hệ
Những cam kết thắt chặt quan hệ nhiều mặt Nhật Bản – ASEAN đã được đưa ra nhân dịp hội nghị thượng đỉnh đặc biệt đánh dấu 40 năm quan hệ song phương.
Thủ tướng Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tại Tokyo ngày 13.12 – Ảnh: Reuters
Khu vực Đông Nam Á tăng trưởng năng động và có vị thế ngày càng tăng trong chính sách đối ngoại và an ninh của các cường quốc đang trở thành một trong những ưu tiên tranh thủ của Thủ tướng Shinzo Abe. Kể từ khi lên cầm quyền cách đây gần 1 năm, ông đã đi thăm đủ 10 thành viên ASEAN. Tác động ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực càng củng cố thêm quyết tâm của Nhật nhằm tái khẳng định vai trò cũng như tạo đối trọng.
Điều này được minh chứng bằng cam kết viện trợ 20 tỉ USD cho các nước Đông Nam Á tại Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – ASEAN, sẽ chính thức diễn ra tại Tokyo vào hôm nay 14.12. Theo Đài NHK, Thủ tướng Abe sẽ công bố 2.000 tỉ yen (20 tỉ USD) cho vay và viện trợ không hoàn lại trong 5 năm, cùng khoản tăng thêm 10 tỉ yen cho Quỹ hội nhập Nhật – ASEAN.
Cũng nằm trong đợt hội nghị, ngày 13.2 Thủ tướng Abe đã có các cuộc gặp song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Cùng ngày, Tokyo thông báo quyết định mở rộng và tái ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 3 đối tác trên, theo AFP. Các chuyên gia đánh giá, đây là một phần nỗ lực của Nhật nhằm tăng cường hợp tác về thương mại, tài chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào ASEAN trong bối cảnh môi trường kinh doanh ở Trung Quốc không còn thuận lợi do căng thẳng giữa 2 nước.
Ngoài ra, trong cuộc họp báo chung hôm qua, Thủ tướng Abe và Tổng thống Aquino III tuyên bố 2 nước tái khẳng định các tranh chấp trong khu vực cần được giải quyết một cách hòa bình, cũng như phải đảm bảo tự do lưu thông trong vùng không phận quốc tế, theo Reuters. Tổng thống Indonesia Yudhoyono thì hoan nghênh nỗ lực của Nhật tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN, nhưng cũng bày tỏ hy vọng nước này có thể hàn gắn quan hệ với Trung Quốc mà theo ông là “rất hệ trọng đối với tương lai khu vực”.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh đang có nhiều quan ngại về an ninh khu vực, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Mỹ, Nhật, Hàn đối phó ADIZ của Trung Quốc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định hai nước sẽ tăng cường hợp tác nhằm giải quyết vấn đề ADIZ của Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm ngày 12.12, ông Biden cho biết đã bày tỏ lo ngại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như tuyên bố việc lập ADIZ của Trung Quốc là “không thể chấp nhận”. Cùng ngày, tàu chiến và máy bay Nhật và Hàn Quốc đã phối hợp diễn tập tìm kiếm và cứu hộ chung ở biển Hoa Đông, tại khu vực chồng lấn giữa ADIZ của Nhật và ADIZ Trung Quốc, theo Đài NHK.
Theo TNO
Video đang HOT
Philippines ban bố tình trạng thảm họa quốc gia
Tổng thống Philippines ngày 11/11 đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia do hậu quả của siêu bão Haiyan. Trong khi đó con số người chết chính thức hiện là 942 người và còn 275 người mất tích. Hơn 400.000 người đang phải tá túc tại các trung tâm trú bão.
Trong một bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình khắp cả nước, ông Benigno Aquino III cho biết quyết định trên được đưa ra nhằm giúp tăng tốc hoạt động cứu hộ hậu bão Haiyan, mà Philippines gọi là bão Yolanda.
Hàng trăm nghìn người Philippines vẫn sống trong các trung tâm lánh nạn
"Chúng ta ban bố tình trạng thảm họa quốc gia để đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, phân phát hàng cứu trợ và khắc phục hậu quả tại các tỉnh bị bão Yolanda tàn phá", ông Aquino nói. "Việc này cũng quan trọng, không chỉ đối với việc kiểm soát giá các hàng hóa và dịch vụ cơ bản mà mọi người dân đều cần, mà còn ngăn ngừa tình trạng đội giá, đầu cơ các mặt hàng thiết yếu".
Những khoản ngân sách bổ súng đã được chính quyền Manila phê chuẩn cho Bộ phúc lợi xã hội và phát triển (DSWD) cùng Bộ các công trình công cộng và đường cao tốc (DPWH), để các cơ quan này có thể ngay lập tức giúp đỡ những người bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống.
"Chúng tôi đã phê chuẩn bổ sung 1,1 tỷ peso (25,4 triệu USD) dành cho các quỹ cứu trợ khẩn cấp của DSWD và DPWH", Tổng thống Philippines tuyên bố.
Ông cho biết có 22 nước đã cung cấp hoặc cam kết cung cấp hàng viện trợ và hỗ trợ các chiến dịch tại khu vực bị bão tàn phá. Ông cũng đề cao các nỗ lực từ khu vực tư nhân.
Cơn bão mạnh nhất thế giới từng đổ bộ vào đất liền đã khiến nhiều khu vực tại Philippines bị tàn phá nặng nề. Lực lượng cứu hộ hiện vẫn chưa thể đến được nhiều thị trấn vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh Đông Samar và Leyte. Thông tin liên lạc vẫn chưa được nối lại.
Không ít nạn nhân tại các thị trấn bị ảnh hưởng chỉ còn biết cách cướp bóc để lấy thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu, giữa lúc hệ thống chính quyền địa phương bị tê liệt do bão.
"Chính quyền nhiều địa phương, do sức mạnh của cơn bão, đã bị phá vỡ do nhân viên và các quan chức cũng là nạn nhân của bão", ông Aquino nói. Do thiếu thông tin liên lạc, điện và công tác tổ chức, các nỗ lực cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Việc này đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở một số khu vực".
Xác chết phân hủy khiến người dân phải bịt miệng khi ra đường
942 người chết
Do liên lạc gián đoạn, công tác thống kê thiệt hại và số người thiệt mạng vẫn gặp nhiều khó khăn. Cho đến chiều ngày 11/11, quân đội Philippines cho biết 942 người được xác định thiệt mạng.
Ngoài ra, Jim Alagao, người phát ngôn của quân đội khẳng định còn có 275 người khác chắc chắn đã mất tích.
Nhưng con số thương vong được tin rằng còn tăng mạnh. Hai lãnh đạo tỉnh Leyte hôm 10/11 đã nhận định rằng số người chết tại địa phương này phải lên tới hơn 10.000 người.
Số liệu từ Hội đồng kiểm soát và giảm trừ rủi ro thảm họa quốc gia (NDRRMC) công bố ngày 11/11 cho biết, tổng cộng gần 2,1 triệu gia đình với 9,68 triệu nhân khẩu tại 41 tỉnh của nước này đã bị ảnh hưởng bởi bão Haiyan. Trong đó 615.774 người phải rời bỏ nhà cửa và vẫn còn 433.300 người đang lánh nạn trong các trung tâm sơ tán.
Hàng cứu trợ đang được tập trung về Cebu để đưa tới thành phố Tacloban
Chiến dịch cứu trợ khổng lồ
Theo BBC, hiện tại một nỗ lực cứu trợ quốc tế khổng lồ đang chuẩn bị được triển khai, nhưng các nhân viên cứu hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tới các thị trấn, ngôi làng bị cô lập sau bão.
"Tình trạng thương vong là nhiều khủng khiếp, nhiều người chết ở khắp mọi nơi, sự hủy diệt là rất lớn", Richard Gordon, chủ tịch hội Chữ thập đỏ Philippines khẳng định. "Tình hình hiện tại thực sự hỗn loạn như một nhà thương điên, nhưng hy vọng nó sẽ dần tốt lên khi nhiều hàng cứu trợ đến được khu vực".
Ông Gordon cho biết một số con đường đã được dọn sạch để cho các lực lượng cứu hộ có thể tới một số vùng bị ảnh hưởng nặng nhất, nhưng có thể sẽ tìm thấy thêm nhiều xác chết.
Ngay sau bão, các máy bay và tàu chiến Mỹ cùng 90 binh sỹ đã được triển khai để hỗ trợ. Hàng cứu trợ được vận chuyển bằng máy bay tới sân bay quốc tế duy nhất trong vùng tại Cebu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát đi thông điệp bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc trước những tổn thất về sinh mạng và thiệt hại trên diện rộng".
Các nước khác cũng đã cam kết cứu trợ hàng triệu USD. Úc phê chuẩn viện trợ nhân đạo 10 triệu đô la Úc (9,4 triệu USD) cho Philippines, trong khi New Zealand cam kết tài trợ hơn 1 triệu USD. Ủy ban châu Âu hỗ trợ 3 triệu euro, chương trình lương thực Liên hợp quốc hỗ trợ bước đầu 2 triệu USD. Anh hỗ trợ 6 triệu bảng Anh (9,6 triệu USD).
Trung Quốc và đảo Đài Loan cùng hỗ trợ 200.000 USD. Việt Nam hỗ trợ 100.000 USD, trong khi đó Indonesia và Nhật Bản thì cam kết hỗ trợ máy bay, nhân lực, nước uống, thực phẩm, máy phát điện.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán chiến đấu cơ cho Philippines Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và đề nghị Hàn Quốc không bán các chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines, do Bắc Kinh và Manila có tranh chấp lãnh thổ, theo tờ Chosun Ilbo ngày 21.10. Chiến đấu cơ FA-50 do Hàn Quốc sản xuất - Ảnh: Reuters Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vào hôm 19.10 thông báo nước này sắp...