Nhật Anh hợp tác phát triển vũ khí
Nhật Bản và Anh dự kiến sẽ đồng ý bắt đầu hợp tác phát triển vũ khí sau khi Tokyo nới lỏng lệnh cấm xuất nhập khẩu trang thiết bị quân sự vào cuối năm ngoái. Thông tin này đăng tải trên nhật báo Mainichi hôm 3-4.
Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản làm việc với một quốc gia khác ngoài Mỹ về thiết bị quân sự sau khi dành ngoại lệ cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Anh David Cameron dự kiến sẽ chính thức đàm phán về hợp tác phát triển vũ khí khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 10-4 tại Tokyo.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Ảnh: REUTERS
Báo Mainichi cũng dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng cho biết có thể hai nước mất khoảng một năm để quyết định các hạng mục cụ thể cho sự phát triển chung này. Nguồn tin này nói thêm rằng hai bên có thể bắt đầu hợp tác phát triển chung với các trang thiết bị quân sự nhỏ, thay vì thiết bị quân sự lớn như máy bay chiến đấu.
Trước đó, vào tháng 12-2011, Nhật Bản đã quyết định nới lỏng lệnh cấm hàng thập kỷ qua để cho phép nước này tham gia vào các dự án phát triển kinh doanh và sản xuất vũ khí chung với các nước khác, đồng thời cung cấp các thiết bị quân sự cho sứ mệnh nhân đạo. Quyết định này của Nhật Bản mở ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng.
Một số nước khác như Pháp và Úc cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác với Nhật Bản về thiết bị quân sự nhưng Tokyo đã ưu tiên thỏa thuận với Anh sau khi bỏ qua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và chọn đối thủ F-35 của hãng Lockheed Martin (Mỹ) làm máy bay chiến đấu thế hệ kế tiếp. Eurofighter Typhoon do một nhóm các công ty châu Âu sản xuất, trong đó có BAE Systems của Anh.
Theo Người Lao Động
Mỹ cảnh báo thiết bị quân sự làm giả ở Trung Quốc
Báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết tất cả các linh kiện điện tử quân dụng mà đơn vị này bí mật mua từ các nhà sản xuất Trung Quốc đều có dấu hiệu làm giả.
Tên lửa của Mỹ (Hình chỉ mang tính chất minh họa)
Theo yêu cầu của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, GAO đã lập ra một công ty "ma," tìm mua các linh kiện lắp ráp sản xuất vũ khí. Công ty này đã nhận được 394 lời chào hàng, trong đó 84% đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, còn lại là các công ty của Mỹ, Anh và Nhật Bản. Với nguyên tắc mua hàng là chọn nhà cung cấp có giá cạnh tranh nhất, cung cấp thông tin sớm nhất, GAO đã chọn nhà cung cấp từ Trung Quốc.Các mặt hàng gồm có những loại linh kiện hiếm sử dụng cho máy bay tiêm kích F15, tên lửa Maverick, máy bay vận tải quân sự Marine Corps V-22 Osprey và tàu ngầm hạt nhân loại Los Angeles, một số linh kiện có niên hạn sản xuất gần đây, và thậm chí có cả yêu cầu mua những loại linh kiện không tồn tại, nhưng các nhà cung cấp Trung Quốc vẫn bán.
Tuy nhiên, toàn bộ 16 bộ linh kiện mua từ Trung Quốc đều bị GAO nghi ngờ là làm giả và chất lượng kém.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngay sau khi báo cáo được công bố, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi hành động ngay để ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng.
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, coi những bằng chứng nói trên là một mối đe dọa tới tính mạng của quân nhân Mỹ và làm tổn hại tới thị trường lao động nước này. Trên bài viết đăng trên website của mình, ông Levin tuyên bố nếu chính phủ Trung Quốc không ra tay chặn đứng nạn hàng giả, thì Mỹ sẽ hành động.
Ông nhấn mạnh Bộ Tài chính và Cục An ninh nội địa Mỹ cần phải hành động ngay theo thẩm quyền được quy định theo Đạo luật Thẩm quyền Quốc phòng An ninh, đồng thời thúc giục các nhà chức trách phải hành động khẩn trương.
Còn Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên cao cấp Ủy ban Quân lực Thượng viện, cảnh báo "các linh kiện điện tử giả có thể dễ dàng xâm nhập thị trường Mỹ," và "cần có biện pháp ngăn chặn để chúng không thể làm tổn hại và suy yếu hệ thống vũ khí."
Bên cạnh đó, dự luật bổ sung được bảo trợ bởi hai Thượng nghị sĩ nói trên cũng yêu cầu các đầu mối nhập khẩu linh kiện điện tử để sản xuất vũ khí cần phải có hệ thống giám định riêng, nếu không sẽ bị phạt, và ngay cả Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cần phải có hệ thống này, đồng thời chỉ ký hợp đồng với các nhà cung cấp chính hãng và uy tín.
Một báo cáo khác của Ủy ban Quân lực hồi tháng 11/2011 cho biết có khoảng 1.800 vụ nghi ngờ hàng giả với linh kiện điện tử nhập khẩu, trong đó khoảng 70% có xuất xứ từ Trung Quốc./.
Theo TTXVN
Vũ khí "gây ảo giác" của Mỹ đáng sợ tới đâu? Các lực lượng vũ trang Mỹ đã chi 4 triệu USD để tìm cách khiến cho kẻ địch nhìn và nghe thấy những gì không có thật. Một chiếc trực thăng đang hạ cánh tại Afghanistan. Quân đội Mỹ đã đặt một thiết bị có giá trị 4 triệu USD lên các thiết bị quân sự khác để khiến cho kẻ địch nghe...