Nhật – Ấn đối thoại 2+2 về an ninh hàng hải
Hai bên tập trung thảo luận về chính sách đối ngoại, an ninh, trong đó có an ninh hàng hải, an ninh mạng và khoảng không vũ trụ.
Ngoại trưởng Ấn Độ và Ngoại trưởng Nhật Bản
Theo báo The Hindu ngày 18/10, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tiến hành cuộc đối thoại 2 2 lần thứ hai tại Tokyo vào ngày 21/10, với sự tham dự của quan chức quốc phòng và ngoại giao hai nước.
Cuộc đối thoại lần này nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản vào giữa tháng 11 tới.
Video đang HOT
Hai bên cũng trao đổi một số dự án lớn đang triển khai, như hành lang công nghiệp Dehli-Mumbai, hành lang chuyên chở hàng hóa, và quan điểm Viện trợ chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Ấn Độ.
Sau cuộc đối thoại 2 2 ngày 21/10, quan chức hai nước sẽ tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc riêng rẽ.
Theo đó, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Ranjan Mathai sẽ trao đổi với Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shashikant Sharma sẽ đồng chủ trì cuộc Đối thoại về chính sách quốc phòng Ấn-Nhật.
Cuộc đối thoại 2 2 Ấn Độ-Nhật Bản lần đầu tiên được tiến hành hồi tháng 7/2010 trên cơ sở thường niên, song năm 2011 không tổ chức được do vấn đề kỹ thuật.
Theo Tinngan
Đông Nam Á thảo luận tăng cường an ninh hàng hải
Hôm qua, Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần thứ 3 khai mạc tại Philippines giữa lúc đang có nhiều tranh chấp ở các vùng biển trong khu vực.
Diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô Manila, AMF lần này tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải, cướp biển và đảm bảo tự do đi lại ở các vùng biển chung. Thành phần tham gia diễn đàn chủ yếu là thứ trưởng ngoại giao và quan chức cấp cao đại diện các nước Đông Nam Á. AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết những thỏa thuận hợp tác sẽ được công bố vào ngày 4.10, sau khi hoàn tất các cuộc họp kín.
Đại diện một số nước tham gia AMF lần thứ 3 - Ảnh: AFP
Ngoài ra, vào ngày mai, Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ nhất sẽ diễn ra với sự tham gia từ các đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Các cuộc họp trong khuôn khổ AMF và EAMF sẽ do Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Erlinda F.Basilio chủ trì. Trang tin Rappler dẫn phát biểu từ bà Basilio cho biết các tranh chấp lãnh hải không nằm trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, với tư cách nước chủ nhà, Philippines sẽ không ngăn cản các bên đề cập vấn đề này. Dự kiến, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Koji Tsuruoka sẽ có bài phát biểu tại EAMF. AFP dẫn lời một giới chức ngoại giao tham gia diễn đàn nhận định bài phát biểu của ông Tsuruoka có thể sẽ đề cập vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một diễn biến khác, chuyên trang quốc phòng Jane's Defence đưa tin quốc hội Philippines vừa thông qua ngân sách năm 2003 của nước này dành cho chương trình hiện đại hóa quốc phòng. Theo đó, Manila sẽ mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ kiêm máy bay huấn luyện T/A-50, 6 máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano, 6 máy bay vận tải hạng nhẹ, 25 trực thăng vận tải, 12 trực thăng tấn công, 4 trực thăng săn tàu ngầm, 4 trực thăng tìm kiếm cứu nạn cho hải quân và 3 trực thăng cho các sứ mệnh đặc biệt.
Tàu hải giám Trung Quốc lại áp sát Senkaku/Điếu Ngư
Kyodo News dẫn nguồn lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 3.10 cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Theo đó, trưa hôm qua, 3 tàu này tiến vào vùng biển trên và ở lại đây trong khoảng 20 phút, bất chấp yêu cầu rời đi từ phía Nhật Bản. Phản ứng lại, Tokyo lập tức gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao. Như vậy, Nhật Bản đã liên tục gửi công hàm phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư trong hai ngày vừa qua. Giữa bối cảnh căng thẳng này, nhiều ngân hàng Trung Quốc vừa rút khỏi danh sách thành viên tham gia các sự kiện liên quan đến hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại Nhật vào tuần tới, theo hãng tin Dow Jones.
Theo TNO
Chuyên gia quốc tế bàn về an ninh hàng hải Đông Nam Á Các đại biểu ghi nhận mối lo ngại về tình trạng gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á, cho rằng có thể đảm bảo an ninh hàng hải ở Đông Nam Á nếu xây dựng được một cơ chế quốc phòng tập thể và an ninh tập thể. Một con tàu của Philippines hoạt...