Nhập viện vì nhiễm khuẩn nặng sau khi rửa bể cá cảnh
Người đàn ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nổi mẩn đỏ giống như thủy đậu ở tay, ngực, cơ thể phát ban trầm trọng sau khi làm sạch bể cá tại nhà.
Theo Daily Mail, một người đàn ông 73 tuổi bị sưng phồng ở tay, ngực, bụng và mặt nên được gia đình chuyển tới đơn vị bệnh truyền nhiễm của Đại học Iowa (Mỹ). Bệnh nhân cho biết ông không thấy sốt, ho, không đi du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh nào trong thời gian gần đây.
Ban đầu các bác sĩ nghi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn, thường ảnh hưởng đến phổi và có thể gây đau ngực, ho và khó thở. Tuy nhiên, qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ Takaaki Kobayashicho phát hiện bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium marinum (M.marinum) trong quá trình rửa bể cá cảnh. Loại vi khuẩn này thường sống chung với các loài cá và có thể gây bệnh ở người khi có cơ hội.
Vết sưng do vi khuẩn M.marinum từ bể cá gây ra. Ảnh: Infectionnet
Sau khi được chữa trị với nhiều loại thuốc kháng sinh kéo dài vài tháng, tình trạng phát ban của bệnh nhân dần hết. Trường hợp này được bác sĩ Takaaki Kobayashi, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, báo cáo trên tạp chí y khoa BMJ.
Một báo cáo cho thấy 84% trường hợp nhiễm M.marinum sau khi tiếp xúc với bể cá là do vết cắn của cá hoặc vết thương hở gặp nguồn nước bị ô nhiễm.
Người mắc vi khuẩn M.marinum thường bị chẩn đoán nhầm là giang mai hoặc lao. Loại vi khuẩn này có thể dễ dàng được xác định trong phòng thí nghiệm do tạo ra sắc tố màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng.
Video đang HOT
Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn từ bể cá thường chỉ là vết sưng nhỏ màu đỏ không lành. Một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch hoặc nhiễm trùng máu.
Theo Zing
Sau khi dọn sạch bể cá, cụ ông bị nhiễm khuẩn phát sợ, phát ban như bệnh thủy đậu
Cụ ông bị bùng phát những nốt phát ban giống như thủy đậu trên khắp cơ thể và các bác sĩ cũng không biết tại sao sau khi dọn bể cá.
Nhiễm khuẩn sau khi dọn bể cá, người đàn ông bị phát ban như bệnh thủy đậu
Có bao giờ bạn nghĩ nuôi một con cá có thể gây bất lợi cho sức khỏe của mình? Một bài báo gần đây được xuất bản trong BMJ Case Reports kể một câu chuyện rùng rợn: Một người đàn ông 73 tuổi bị nhiễm khuẩn kinh hoàng sau khi làm sạch bể cá.
Sau khi nổi phát ban giống như bệnh thủy đậu trên cánh tay và thân thể mình, người đàn ông giấu tên đã được gửi đến đơn vị bệnh truyền nhiễm của Đại học Iowa. Đầu tiên, các bác sĩ điều trị cho ông nghĩ rằng bệnh nhân có thể đã bị nhiễm khuẩn từ một loại vi khuẩn có tên là Nocardia - loại vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây đau ngực, ho và khó thở.
Một người đàn ông 73 tuổi bị nhiễm khuẩn kinh hoàng sau khi làm sạch bể cá.
Tuy nhiên, bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này. Sau khi tiến hành sinh thiết trên những vết mẩn ngứa của mình, các bác sĩ xác định rằng người đàn ông bị nhiễm Mycobacterium marinum. Loại vi khuẩn này rất phổ biến trong bể cá gia đình và có thể gây nhiễm khuẩn ở người.
Theo nghiên cứu trường hợp, M. marinum tạo ra sắc tố màu vàng khi nó tiếp xúc với ánh sáng và được hầu hết các loài cá nước mặn mang theo. Nó có thể lây sang người bằng cách bị cá cắn hoặc phơi vết thương hở ra nước trong bể cá. M. marinum thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh giang mai, bệnh lao hoặc bệnh sốt thỏ, một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp khác do các vi khuẩn khác nhau gây ra.
M. marinum thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh giang mai, bệnh lao hoặc bệnh sốt thỏ, một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp khác do các vi khuẩn khác nhau gây ra.
Cụ ông sau đó được cho dùng kháng sinh và đang trong quá trình hồi phục. Nhưng thuốc không phải lúc nào cũng chữa được nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, một bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng mô sâu.
Mặc dù vậy, theo một liên kết nghiên cứu trường hợp NIH 2015, M. marinum rất không phổ biến. Báo cáo của NIH khuyến cáo, để giúp ngăn ngừa khả năng phát triển bệnh nhiễm khuẩn này, tốt nhất là đeo găng tay chống nước khi làm sạch bể cá hoặc xử lý cá cảnh.
Nhiễm khuẩn M. marinum - Cẩn trọng khi dọn bể cá
Theo Webmd, Mycobacterium marinum (trước đây là M. balnei ) là một loại vi khuẩn sống tự do, gây nhiễm trùng cơ hội ở người. M. marinum đôi khi gây ra một căn bệnh hiếm gặp được gọi là u hạt hồ cá , mà thường ảnh hưởng đến những người làm việc với cá hoặc giữ bể cá nhà.
Tổn thương da do nhiễm khuẩn M. marinum có thể đơn độc nhưng thường là nhiều. Thông thường, các cụm của các nốt sần hoặc hốc nhỏ được mô tả. Một mảng hồng ban cũng đã được báo cáo. Các tổn thương có thể đau hoặc không đau và có thể trở nên biến động.
Các tổn thương thường xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối và bàn chân trong các trường hợp liên quan đến hồ bơi, và trên bàn tay và ngón tay trong các chủ sở hữu hồ cá. Sự ức chế tăng trưởng của M. marinum ở 37C có liên quan đến khả năng lây nhiễm các bộ phận làm mát của cơ thể đặc biệt là các chi.
Khi dọn bể cá cảnh, người làm vệ sinh bể cá cần hết sức chú ý, tránh dùng tay trần trực tiếp để lau dọn bể cá.
Tổn thương xuất hiện sau một thời gian ủ khoảng 2-4 tuần, và sau 3-5 tuần, chúng thường có đường kính 1-2,5 cm. Mặc dù hầu hết nhiễm trùng theo một cách không đau, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng. Nhiễm trùng phổ biến và nhiễm trùng huyết hiếm được báo cáo ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Giới chuyên gia khuyến cáo, khi dọn bể cá cảnh, người làm vệ sinh bể cá cần hết sức chú ý, tránh dùng tay trần trực tiếp để lau dọn bể cá. Khi tay có vết thương hở không nên dọn bể cá cảnh. Khi mang cá sang khu vực ngoài bể cá cần cẩn thận, tránh bị xước tay do cá gây tổn thương, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn sau khi dọn sạch bể cá.
Nguồn: Health
Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn ở trẻ em ngày Tết Những ngày tết các phụ huynh thường có khuynh hướng cho con em mình ăn uống theo chế độ ăn người lớn, thức ăn thường để lâu dài ngày như: thịt nguội, chả lụa, măng kho, thịt kho, bánh chưng, bánh tét,...nhiều mỡ, đạm, dễ dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn. Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến,...