Nhập viện khẩn chiều mùng 1 Tết vì tai nạn xảy ra khi đánh răng
Khi đang đánh răng sau nhà bếp, cậu bé ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Vết thương rắn cắn chảy máu nhiều và sưng tấy nghiêm trọng, nạn nhân phải truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM), nạn nhân là một bé trai tên T.Q.D (8 tuổi, Long An), nhập viện vào chiều mùng 1 Tết Nguyên đán.
Tai nạn xảy ra khi em D. ra sau nhà bếp đánh răng và bị rắn cắn ở bàn tay trái. Người nhà bắt được con rắn lục đuôi đỏ. Vết thương của cậu bé đau và chảy máu, được gia đình cầm máu ban đầu rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, trẻ được sơ cứu, cầm máu, truyền dịch rồi chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng TP, bác sĩ trực ghi nhận cậu bé bị sưng bầm bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái, chảy máu thấm gạc, vẻ mặt trẻ lừ đừ. Kết quả xét nghiệm cho thấy có rối loạn đông máu nặng. Do người nhà mang theo con rắn, bác sĩ xác định được loại nọc độc và xử trí bằng cách truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.
Video đang HOT
Cậu bé được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. Ảnh: BSCC.
Tuy nhiên, sau 6 giờ truyền huyết thanh, vết rắn cắn vẫn sưng to và lan tiếp lên cánh tay trái. Trẻ lại được truyền thêm 5 lọ. Kết quả, sau 24 giờ, tình trạng trẻ có cải thiện, vết thương hết chảy máu và bớt sưng bầm.
Bác sĩ Tiến cảnh báo phụ huynh cần lưu ý phát quang xung quanh nhà tránh rắn hoặc ong và côn trùng tấn công trẻ. Đồng thời, hướng dẫn trẻ không nên khi đi lại dưới ruộng cỏ lùm cây vì dễ bị rắn độc tấn công; người lớn nên mang giày ủng khi làm việc vùng đồng cỏ, ruộng vườn; tránh đi chân đất hoặc trèo cây để đề phòng tai nạn rắn cắn hoặc té ngã.
Truyền 10 lọ huyết thanh cứu người đàn ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn
6 tiếng sau khi bị rắn cắn vào mu bàn chân trái, ông L.V.P (68 tuổi, ở Đoan Hùng, Phú Thọ) được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng rối loạn đông máu.
Ông P được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc với chẩn đoán nhiễm độc nọc độc rắn lục đuôi đỏ giờ thứ 6, rối loạn đông máu, theo dõi tổn thương gan, thận.
Sau 10 ngày điều trị tích cực và truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục, tình trạng của ông P đã được cải thiện rõ rệt, không còn rối loạn đông máu, chân trái bớt sưng nề và đã được xuất viện.
TS.BS.Nguyễn Thị Thanh Mai - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ thường gây chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Nọc độc của loài rắn này chứa hơn 20 thành phần khác nhau, có khả năng tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề, hoại tử; hoặc gây ra hiện tượng tan máu, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch...
Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim và nguy hiểm đến tính mạng.
Từ mùa hè đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn. Trong tháng 7, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp, phải truyền tới 70 lọ huyết thanh để giải độc. Đặc biệt là bệnh nhân bị rắn hổ mang ẩn nấp trong gầm tủ phòng ngủ cắn vào chân rạng sáng 2/7, phải truyền tới 30 lọ huyết thanh.
Vào cuối tháng 9, nơi đây tiếp nhận 2 bệnh nhân là chị em sinh đôi (9 tuổi) vào cấp cứu do bị rắn hổ mang cắn, các bác sĩ đã phải truyền tới 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn.
Trong các vụ rắn độc cắn, có bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tuyến huyện cấp cứu, do không có huyết thanh nên phải chuyển lên tuyến tỉnh. BS Mai khuyến cáo, người bị rắn độc cắn, cần hạn chế tối đa vận động để không làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể.
Sử dụng huyết thanh kháng nọc để điều trị người bệnh bị rắn cắn là phương pháp điều trị đặc hiệu, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỉ lệ tử vong.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã mua sắm đủ huyết thanh kháng nọc cho một số loại rắn (rắn lục, rắn hổ mang...). Từ năm 2021 đến nay, gần 100 trường hợp bị rắn độc cắn được Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ điều trị kịp thời mà không cần phải chuyển lên tuyến trên.
Mất bàn tay trái vì nhà hàng xóm đốt pháo Tai nạn pháo nổ nghiêm trọng vừa xảy ra ngày mùng 3 Tết khiến bé gái tại TP.HCM mất bàn tay trái. Nguyên nhân là một viên pháo đại rơi trên sân, sau khi nhà hàng xóm đốt pháo hoa Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), nạn nhân là bé...