Nhập khẩu hàng hóa qua các cảng lớn của Mỹ nhộn nhịp trở lại
Khu phức hợp cảng sầm uất hàng đầu nước Mỹ đang tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu gần mức cao nhất được ghi nhận trong thời kỳ đại dịch, bất chấp những lo ngại gần đây về nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Container hàng hóa được xếp tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Các cảng biển Los Angeles và Long Beach, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu hàng hóa container của Mỹ, vừa ghi nhận một tháng Bảy bận rộn. Làn sóng hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu gây ra tình trạng tắc nghẽn nguồn cung trên đất liền và hàng loạt tàu hàng phải xếp hàng chờ cập cảng ngoài khơi.
Nhu cầu nhập khẩu hiện nay được thúc đẩy bởi các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu đang tích trữ hàng trước khi Mỹ áp các biểu thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc. Nguy cơ xảy ra đình công của công nhân bến tàu Mỹ càng làm gia tăng xu hướng đặt hàng trước kỳ nghỉ lễ, thường xuyên diễn ra vào thời điểm này trong năm.
Cho đến nay, các bến cảng ở Vịnh San Pedro ở Nam California vẫn đang hứng chịu tình trạng quá tải, mặc dù một số hạn chế về năng lực đang bắt đầu tăng lên.
Ông Mario Cordero, Giám đốc điều hành của Port of Long Beach, cho biết: “Chúng tôi đang ở vị thế vững chắc khi bước vào mùa vận chuyển cao điểm khi người tiêu dùng tăng cường mua đồ dùng cho mùa tựu trường và các chủ hàng tích trữ hàng hóa trước nguy cơ tăng thuế”.
Các cuộc đàm phán giữa công đoàn đại diện cho những lao động vận chuyển ở bờ biển phía Đông và vùng Vịnh, và người sử dụng lao động đã đi vào bế tắc, sáu tuần trước khi hợp đồng của họ hết hạn vào ngày 30/9.
Ông Alan Murphy, Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, một công ty tư vấn và dữ liệu hàng hải có trụ sở tại Copenhagen, cho biết trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tuần trước: “Nếu chúng tôi bị đình công kéo dài hai tuần thì trên thực tế, các cảng sẽ không hoạt động bình thường trở lại cho đến năm 2025″.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/4, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho rằng có khả năng cần phải tăng lãi suất trở lại nếu đồng yen tiếp tục mất giá và dẫn đến lạm phát tăng cao.
Đồng yen Nhật và đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Washington (Mỹ) sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20), ông Ueda cho rằng BOJ sẽ xem xét thay đổi chính sách tiền tệ nếu việc đồng yen yếu hơn có thể làm tăng xu hướng lạm phát thông qua việc tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Theo ông, BOJ sẽ xem xét sự sụt giảm của đồng yen so với đồng USD và các loại tiền tệ khác kể từ tháng 1/2024 đã ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế hàng quý và giá cả như thế nào tại cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản ngày 19/4 công bố dữ liệu cho thấy lạm phát lõi của nước này đã chậm lại trong tháng 3 nhờ giá năng lượng giảm dần, nhưng vẫn tăng 2,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu của BOJ. Trong tài khóa 2023 tính đến hết tháng 3 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2,8%, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp thước đo lạm phát chính cao hơn mục tiêu 2% của BOJ. Nếu không bao gồm cả năng lượng và thực phẩm tươi sống, CPI lõi trong tháng 3 đã tăng 2,9%, tốc độ tăng chậm lại trong tháng thứ 7 liên tiếp. Chỉ số năm 2023 đã chậm lại một chút từ mức 3% trong năm tài chính trước đó.
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, giá thực phẩm không bao gồm các đồ dễ hỏng (đồ tươi sống, rau, củ, quả) vẫn tăng 4,6% trong khi hàng bảo quản lâu dài tăng 1,9% dù tốc độ tăng đã chậm lại từ tháng 2. Tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm hạn chế hóa đơn tiện ích đã bắt đầu giảm dần khiến giá năng lượng giảm 0,6%.
Thị trường tài chính kỳ vọng BOJ sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất khác sau sự thay đổi mang tính biểu tượng vào tháng 3, phản ánh niềm tin ngày càng tăng vào việc tăng trưởng tiền lương cao hơn sẽ đảm bảo lạm phát ổn định. Tính tới nay, mức tăng CPI lõi của Nhật Bản đã duy trì ở mức bằng hoặc trên 2% trong 24 tháng. Tuy nhiên, giá hàng hóa hằng ngày tăng cao đã đè nặng lên tâm lý hộ gia đình khi tốc độ tăng lương tiếp tục chậm hơn tốc độ lạm phát.
Sự suy yếu kéo dài của đồng yen, hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn ba thập kỷ so với đồng USD, đang khiến lạm phát của Nhật Bản tăng cao do chi phí nhập khẩu cao hơn.
Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 8/6, Bộ Thương Mại Mỹ cho biết nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006. Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Cụ thể, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 4 là 74,6 tỷ USD, tăng 14 tỷ...