Nhanh chóng đưa đô thị thông minh vào hoạt động
Đô thị thông minh với nhiều tiện ích trong quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp được xem là hướng đi để phát triển bền vững.
Do đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đặt quyết tâm phải nhanh chóng ứng dụng mô hình này để nâng cao hiệu lực quản lý cũng như hiệu quả phục vụ.
Đại diện Công ty AIC giới thiệu các tính năng của Trung tâm điều hành đô thị thông minh đến lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh
* Hoàn thiện tính năng Trung tâm điều hành đô thị thông minh
Chánh văn phòng UBND tỉnh Phạm Việt Phương cho biết, bước đầu Trung tâm điều hành đô thị thông minh được lập trình với 12 chức năng chính. Tuy nhiên, do đang là mô hình thí điểm nên các tính năng của trung tâm này vẫn chưa hoàn thiện.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, trong quá trình triển khai xây dựng đô thị thông minh cần có kế hoạch, xác định đầu tư cho mảng nào, lĩnh vực nào trước. Trong đó, cần phải xác định đầu tư cho các lĩnh vực cấp bách như giao thông, y tế, giáo dục trước. Sau đó, triển khai rộng ra các lĩnh vực khác.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh Đồng Nai hiện vẫn chưa kết nối được các cảm biến môi trường để phát hiện ô nhiễm, liên kết các thông tin đất đai, các camera giám sát giao thông trên địa bàn tỉnh. “Trong quá trình hoạt động, trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện kết nối các thông tin này để hoàn thiện” – ông Phạm Việt Phương cho biết.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho hay, Trung tâm điều hành đô thị thông minh của Đồng Nai hiện mới chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Do đó, trong tương lai, theo lộ trình sẽ tiếp tục triển khai các tính năng mới để hoàn thiện. “Theo lộ trình thì đầu quý II-2020 sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống và vận hành toàn bộ chương trình của Trung tâm điều hành đô thị thông minh Đồng Nai” – bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho biết.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, việc kết nối các cảm biến, hệ thống camera sẵn có của địa phương vào hệ thống chung thực hiện khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Ngoài hệ thống camera giao thông, trung tâm cũng sẽ tiến hành kết nối các camera của các đơn vị hành chính công cấp xã. Điều này đóng vai trò rất quan trọng vì có thể giúp chính quyền giám sát việc giao tiếp của cán bộ với người dân và kịp thời hỗ trợ người dân. “Tại tỉnh Quảng Ninh, tại các văn phòng, phòng tiếp dân ở cấp xã mà không có người trực trong vòng 10 phút sẽ có báo cáo về hệ thống để lãnh đạo cấp trên biết. Ngoài ra, các vị trí này còn được giám sát bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt, mống mắt nên người được giao nhiệm vụ không có mặt, hệ thống cũng sẽ cảnh báo đến bộ phận quản lý”.
Ngoài việc kết nối hệ thống cảm biến, camera quan sát, phía AIC cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để cập nhật dữ liệu nguồn trên các lĩnh vực cho cơ sở dữ liệu của Trung tâm điều hành đô thị thông minh.
* Ứng dụng ngay các tiện ích thông minh
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, chương trình xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh là xu hướng chung của thế giới. Tại Việt Nam, hiện nay cũng đã có một số địa phương triển khai với mục tiêu giúp quản lý tốt hơn về mặt quản lý nhà nước và cung cấp tiện ích nhanh, chính xác và khoa học hơn cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với Đồng Nai, được sự hỗ trợ của Công ty AIC, Trung tâm điều hành đô thị thông minh đã chính thức ra mắt và vận hành thí điểm. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đề nghị các sở, ngành, địa phương phối hợp với doanh nghiệp hoàn thiện các nội dung còn thiếu của trung tâm. Trong đó, phải có sự phân công, giao trách nhiệm cụ thể để cung cấp đầy đủ hệ thống dữ liệu cho đơn vị tư vấn hoàn thiện, đảm bảo trung tâm vận hành tốt. “Cố gắng chạy thí điểm trong các tháng của quý I-2020. Sau đó, phải có đánh giá về kết quả quá trình hoạt động thí điểm của Trung tâm điều hành đô thị thông minh để báo cáo Ban TVTU xem xét, có chương trình đầu tư, triển khai chính thức” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trước mắt cần ứng dụng ngay các tiện ích từ Trung tâm điều hành đô thị thông minh như: tổ chức các cuộc họp trực tuyến của UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, sở, ngành và các địa phương. “Như hiện nay, có thể triển khai họp nhanh trực tuyến với các giám đốc sở liên quan và địa phương về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hay những “nội dung nóng”, cần triển khai gấp như việc trao đổi với đại diện các sở, ngành về tình hình dịch bệnh đều có thể ứng dụng các phần mềm này” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo đồng nai
Hai tập đoàn Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM
Tập đoàn thương mại Mitsubishi và tập đoàn bất động sản Nomura của Nhật Bản sẽ hợp tác với một đối tác của Việt Nam xây dựng khu đô thị thông minh tại TP.HCM.
Ảnh minh họa từ Internet
TTXVN tại Tokyo dẫn nhật báo kinh tế Nihong Keizai ngày 23.1 cho biết, Tập đoàn thương mại Mitsubishi và tập đoàn bất động sản Nomura của Nhật Bản sẽ hợp tác với một đối tác lớn của Việt Nam xây dựng khu đô thị thông minh tại TP.HCM với số vốn đầu tư lên tới 100 tỉ Yen (khoảng 908 triệu USD).
Theo đó, Mitsubishi và Nomura dự kiến sẽ tham gia xây dựng một phần dự án khu đô thị lớn tại phía Tây TP.HCM.
Các tòa nhà thông minh sẽ được ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt để giám sát người ra vào, xe buýt tự hành để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí, hệ thống điện phân tán để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và một số công nghệ tiên tiến khác.
Mitsubishi và Nomura muốn đi trước các đối thủ cạnh tranh khác khi nhu cầu về xây dựng đô thị đang tăng lên tại khu vực châu Á.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 61% dân số châu Á sẽ tập trung tại các đô thị vào năm 2040, tăng mạnh so với tỷ lệ 47% trong năm 2015.
Các công ty bất động sản quốc tế lâu nay vẫn tập trung vào thị trường Mỹ hoặc Nhật Bản nhưng đang dần hướng sự quan tâm tới các thị trường mới nổi, trong đó có Đông Nam Á.
Đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ là một phần quan trọng của sự thay đổi này vì chúng sẽ mang đến lối sống xanh hơn và an toàn hơn.
Tính đến tháng 12.2019, TP.HCM đã triển khai thực hiện các Trung tâm thuộc Đề án xây dựng Đô thị thông minh, gồm: Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, Trung tâm an toàn thông tin TP.HCM và xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho TP, đạt được một số kết quả giai đoạn 1.
Trong đó đã triển khai hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu ở nhiều lĩnh vực, vận hành cổng thông tin cung cấp dữ liệu mở (về khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, dự án đầu tư nước ngoài...); đồng thời trình UBND TP.HCM thông qua Quy chế tích hợp và vận hành Kho dữ liệu dùng chung nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc chia sẻ nguồn dữ liệu này.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh (tại UBND TPHCM) đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu hệ thống camera giám sát của Sở GT-VT và UBND một số quận huyện với hơn 1.100 camera; ứng dụng hệ thống GIS quản lý hạ tầng đô thị gồm các lớp dữ liệu bưu chính viễn thông, điện nước, cấp thoát nước, tài nguyên môi trường...
Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển) đã có nền tảng vận hành gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, hệ thống dashboard trực quan hóa dữ liệu và khung báo cáo định kỳ (hàng tháng, giữa năm, cả năm), đề án khoa học xây dựng mô hình, kịch bản dự báo. Từ đó ứng dụng dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP (chủ yếu cho năm 2020), phục vụ Đề án khoa học Nghiên cứu đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2016-2020 và dự báo kịch bản phát triển giai đoạn 2021-2025" của TP.
Theo một thế giới
Hải Dương vận hành thí điểm trung tâm giám sát điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh UBND tỉnh Hải Dương phối hợp cùng công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC mới tổ chức vận hành thí điểm trung tâm giám sát điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Tại buổi vận hành thí điểm, phía đại diện Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC đã giới thiệu, trình diễn mô hình...