Nhanh chóng bảo vệ thương hiệu gạo Việt
Sau vụ việc 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ vào năm 2020, mới đây, lại có 1 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 kèm nội dung: “Gạo, gạo ngon nhất thế giới” tại Australia.
Sự việc này tiếp tục khẳng định việc cần nhanh chóng bảo vệ thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới.
Nếu để doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu ST25, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được dùng nhãn hiệu gạo này ở Mỹ và Australia; nếu muốn xuất khẩu gạo ST25 sang các thị trường này, phải được sự chấp thuận của doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc ST25 sẽ bị mất thị trường.
Ông Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu – Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu – BCSI cho hay, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tư như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột…
Cần nhanh chóng xây dựng và bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam
Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất những chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản.
Video đang HOT
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Trong thời gian vừa qua, nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng bị đánh cắp là minh chứng rõ ràng cho vấn đề này. “Bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một doanh nghiệp nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký. Do đó các doanh nghiệp cần chủ động xác định, chọn thị trường tiêu thụ quan trọng ở nước ngoài để đăng ký sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm của mình” – ông Trường cho hay.
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,15 triệu tấn gạo trị giá 3,07 tỷ USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 11,2% về trị giá so với năm 2019. 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 1,93 triệu tấn, thu về trên 1,07 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng nhưng tăng 8,2% về trị giá so với 4 tháng năm 2020. Giá xuất khẩu trung bình tăng 15,6%, đạt 543,4 USD/tấn.
Một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, gần đây nhất là UKVFTA, có hiệu lực đã mở đường cho nông sản Việt, trong đó có mặt hàng gạo, để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Anh, Australia, Canada… Thương hiệu gạo được thừa nhận sẽ giúp các doanh nghiệp thuận đường xuất khẩu, bán được giá cao. Do đó, tăng cường liên kết để giữ được thương hiệu gạo Việt là mục tiêu sống còn của các doanh nghiệp.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, ngay khi biết tin doanh nghiệp Australia đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24, ST25, cơ quan này đã gửi công văn, tài liệu, hình ảnh đến Văn phòng Sở hữu trí tuệ Australia (IP Australia) để làm rõ giống lúa tên ST24, ST25 là do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công và đã được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam. Bước đầu trao đổi với lãnh đạo Công ty T&L Global Foods Supply PTY Ltd., Thương vụ ghi nhận, doanh nghiệp này có thiện chí và cho biết sẽ kiểm tra lại sự việc với bộ phận thương hiệu của công ty.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng nhấn mạnh, tới đây, Thương vụ sẽ cùng với ông Hồ Quang Cua – “tác giả” của loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019 – đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24, ST25, bởi nếu không phải T&L Global Foods Supply PTY Ltd., thì sớm hay muộn cũng sẽ có doanh nghiệp khác thực hiện các việc làm tương tự.
Ông Vũ Xuân Trường khẳng định, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản là trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức tập thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng các doanh nghiệp thì chưa đủ mà cần có sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và trung ương. Thực tế cho thấy, việc nhận thức vấn đề sở hữu trí tuệ ở nước ta còn rất hạn chế, đa số người dân chưa thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ sỡ hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Mặt khác, sản xuất nông sản ở nước ta vẫn chủ yếu theo hình thức đơn lẻ nên để người nông dân tự đăng ký, quản lý và khai thác thương hiệu là rất khó khăn.
Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, mà cụ thể là Cục Sở hữu Trí tuệ và các Sở Khoa học – Công nghệ địa phương nên hướng dẫn hỗ trợ về thủ tục đăng ký. Cùng với đó, các công ty, văn phòng đại diện sở hữu công nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ tiến hành thủ tục cần thiết để nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý dùng cho nông sản nổi tiếng ở nước ta được đăng ký ở những nước cần thiết. “Một điều rất quan trọng trong việc bảo hộ thương hiệu là khi có trường hợp các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của ta bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ chúng ta không nên đưa ra các thông tin, nhận định quan ngại trên các phương tiện thông tin đại chúng quá nhiều. Việc cần làm là các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng với các doanh nghiệp, các địa phương tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời để bảo vệ thương hiệu sản phẩm có nguy cơ bị mất” – ông Trường khuyến cáo
Nhà nước và doanh nghiệp cần chung tay xây dựng thương hiệu nông sản
Thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đang tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
Nhiều bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản
Bình luận về thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, ông Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu - BCSI) thẳng thắn cho biết, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tự như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột...
"Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản", ông Trường cho biết.
Gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, song tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Chưa kể, bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một DN nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký.
Ông Trường chia sẻ thêm, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô ta đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.
Cần sự chung tay
Từ câu chuyện của gạo ST25, ông Vũ Xuân Trường khuyến cáo, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, cần sự chung tay của cả các cơ quan quản lý Nhà nước và DN. Theo đó, về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.
Đối với các DN, cần quan tâm đến một số giải pháp gồm nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm "giấy thông hành" cần thiết cho hàng nông sản. Tiếp theo, chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của DN ra thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các thương hiệu mới khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, các thương hiệu mới có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Về phía cơ quan chức năng, Theo Bộ Công Thương, hiện chúng ta có khoảng 55 thương vụ trải đều các thị trường xuất khẩu quan trọng của hàng hóa Việt Nam và khi doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu, tham tán thương mại tại các nước sở tại sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cụ thể. Thứ nhất là hướng dẫn quy trình thủ tục của nước sở tại, với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại. Thứ hai là cung cấp tư vấn ban đầu: thủ tục ra sao, đi đến gặp gỡ những cơ quan nào, quy trình thẩm định chi tiết...
Còn theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin mới nhất là có khoảng 22 nước trên thế giới sẽ bảo hộ thương hiệu gạo quốc gia "Vietnam Rice". 22 nước đó gồm nhiều thị trường khá quan trọng như: Trung Quốc, Philippines, thị trường châu Phi và một số nước EU. Đây là tài sản vô hình khi chúng ta đã xác lập quyền bảo hộ trí tuệ ở nước ngoài.
Trong thời gian sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trương kêu gọi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp cùng tham gia sâu hơn để cùng chia sẻ quyền lợi từ thương hiệu quốc gia "Vietnam Rice", bên cạnh nhãn hiệu của từng doanh nghiệp.
Hiểu đúng về thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp ở Mỹ Theo Cục Sở hữu trí tuệ, ST25 là tên giống cây trồng và ở Mỹ nó sẽ không được bảo hộ thương hiệu. "Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Mỹ, tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Do đó, dấu hiệu gạo ST25 không thể được đăng ký bảo hộ...