Nhận xét những game thuần việt phát hành từ đầu năm
Có thể nói, SQUAD chính là MMO thuần Việt được mong đợi và đón nhận nồng nhiết từ đầu năm đến nay. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong thời buổi khan hiếm các tựa game FPS trực tuyến như hiện nay thì SQUAD đúng là một “món ăn” mới lạ dành cho những game thủ yêu thích thể loại này.
Nhìn chung, SQUAD có nhiều đặc điểm mới lạ về gameplay nhưng có vẻ như so với các tựa game FPS thông thường thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Ví dụ như vấn đề skill của nhân vật quá “bá đạo” hay việc game thủ nhận định rằng nhân vật di chuyển quá nhanh, âm thanh không thật… (so với các MMOFPS khác).
Dẫu vậy, việc SQUAD được phát hành vẫn là một tin mừng đối với game thủ Việt trong năm 2012 này.
B-Kool tiếp tục là một MMO thuần Việt rất đang được khen ngợi khi không chỉ được game thủ Việt đánh giá ngang bằng với Audition 2 mà còn nhận được không ít lời khen ngợi về những mới lạ trong gameplay, đồ họa và những tính năng riêng biệt khác.
Là một MMO casual lấy đề tài âm nhạc, B-Kool xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như hưởng ứng từ cộng đồng game thủ Việt hơn, khi mà game đang ngày càng được với nhiều tính năng mới lạ được cập nhật. Dẫu vậy, dường như cái bóng của Audition ở Việt Nam vẫn là quá lớn khiến B-Kool chưa thể thực sự đông khách trong phiên bản thử nghiệm mới mở cửa vừa qua.
Trang chủ:
http://kool.gate.vn/thungo/
Dù là một Webgame chiến thuật sở hữu nền đồ họa đẹp (nền tảng 3D) và tươi sáng nhất hiện nay nhờ ứng dụng công nghệ Silverlight nhưng điều đáng tiếc là so với các Webgame chiến thuật cùng loại của Trung Quốc đang được phát hành nhan nhản hiện nay thì độ “ nóng” của Generation 3 vẫn chỉ dừng lại ở mức trung bình mà thôi.
Quả thực, lối chơi quản lý tài nguyên cũng như cách dàn trận đánh trong Generation 3 chưa thực sự tạo được nhiều đột phá và khó tạo nên “nhiệt” cho game thủ trong quá trình chơi. Trong khi đó, các Webgame chiến thuật dạng này ở Việt Nam đã là quá nhiều rồi.
Video đang HOT
Là Webgame thuần Việt được VNG sản xuất nhưng một điều khá lạ là mặc dù phiên bản test đã ra mắt từ tháng 6 vừa qua nhưng cho đến nay, Cấm Giới vẫn chưa được chính thức phát hành.
Cấm Giới là một Webgame nhập vai xen lẫn yếu tố casual. Nhìn chung, đồ họa của game dù chỉ dừng ở mức 2D nhưng khá đẹp và bắt mắt. Dẫu vậy, game không có nhiều điểm khác biệt so với các Webgame nhập vai kiếm hiệp hiện nay. Thậm chí, các cử động của nhân vật trong game còn khá thô và cứng.
Đế Chế 2
Nhìn chung, theo nhận định của game thủ thì Đế Chế 2 có lối chơi khá giống với Khan Wars, Webgame Đế Chế cũ. Đồ họa game có phần không được bắt mắt khi các mô hình, hình ảnh về công trình quá nhỏ (mặc dù zoom được) nhưng nếu so sánh với các Webgame chiến thuật khác thì đúng là không bằng. Bên cạnh đó, gameplay của trò chơi cũng bị đánh giá là khá “chậm” khi thời gian nâng cấp công trình, nghiên cứu kĩ thuật… quá lâu.
Dẫu vậy, nhờ cốt truyện “ăn theo” tựa game offline Đế Chế nổi tiếng bên cạnh cộng đồng Khan Wars cũ mà số lượng người chơi Đế Chế 2 hiện tại khá đông. Bên cạnh đó, việc NPH thường xuyên chăm sóc, tổ chức các giải đấu liên server cũng khiến không ít game thủ hưởng ứng.
Sát Thát là một Webgame chiến thuật, bối cảnh lịch sử diễn ra vào thời Nhà Trần trong cuộc kháng chiến truyền kỳ của quân và dân ta với sự xâm lược của Đế Chế Nguyên Mông. Đây có thể xem là một điểm nhấn của Sát Thát khi đưa được bối cảnh lịch sử Việt vào trong game.
Dẫu vậy, Đồ họa của Sát Thát chỉ dừng lại ở mức trung bình nếu không muốn nói là khá “thô”. Tuy các thao tác được thực hiện khá dễ dàng và linh hoạt nhưng vì nền đồ họa 2D với những thiết kế nhà cửa, trận đấu không được bắt mắt nên khó có thể tạo được ấn tượng ban đầu đối với game thủ.
Theo GameK
Những sự kiện tiêu biểu của làng game Việt 2011
Năm nay chứng kiến sự lên ngôi của game thuần Việt và webgame.
Webgame thống trị suốt 12 tháng trời
Năm 2011 đánh dấu sự thăng hoa mạnh mẽ của các trò chơi trên trình duyệt. Trong lịch sử làng game Việt, chưa bao giờ webgame lại chiếm vị trí độc tôn với thời gian lâu đến vậy. Hơn 11 tháng đã qua, có đến gần 20 sản phẩm thuộc thể loại này được cho ra đời, chiếm đến hơn 80% số MMO mới trong năm nay. Về mặt thể loại và bối cảnh, chúng không hề thua kém các MMO client đang có mặt tại VN khi xuất hiện đầy đủ webgame nhập vai kiếm hiệp, tiên hiệp, chiến thuật, casual...
Tam Quốc Truyền Kỳ được coi là đại diện tiêu biểu cho thời hoàng kim của webgame tại VN trong năm nay.
Tần suất "sinh sôi nảy nở" của webgame tại Việt Nam lớn đến nỗi, suốt gần một năm qua, trên các diễn đàn và kênh thông tin game, người ta luôn bắt gặp những lời ca thán, phàn nàn của game thủ về tình trạng "bội thực" thể loại này. Người cho rằng chất lượng game đang ngày càng đi xuống trước sự áp đảo của webgame, số khác thì hô hào tẩy chay thể loại này. Thậm chí có người còn tuyên bố "thà chơi MMO client của nước ngoài chứ không bao giờ thèm chạm vào thứ trò chơi đồ họa thô sơ, lối chơi nhàm chán chỉ click và click này".
7554 - game offline đầu tiên của VN chào đời
Tốn ba năm trời thai nghén và hình thành, 7554 của studio Emobi Games được xem như sản phẩm đánh dấu một bước ngoặt mới cho linh vực phát triển game thuần Việt nói riêng và nền công nghiệp game VN nói riêng. Dù chưa thể so sánh với nhiều sản phẩm game offline hàng khủng do thế giới sản xuất hiện nay, trò chơi về chiến dịch Điện Biên Phủ này vẫn xứng đáng nhận được sự ủng hộ và lời ngợi khen từ cộng đồng bởi nỗ lực của studio sản xuất.
7554 đã viết lên trang sử mới cho game offline Việt.
Trên thực tế, 7554 đã hé lộ những thông tin đầu tiên từ giữa năm 2010. Tuy nhiên, chỉ đến cuối quý I năm nay, chân dung của game FPS đầu tiên của VN mới thực sự rõ ràng thông qua hàng loạt clip gameplay.
Lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, 7554 cho game thủ nhập vai những chiến sỹ Việt Nam mang trong mình khát khao giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc và sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao cả này. Tham gia 7554, game thủ sẽ được sống lại những ký ức hào hùng của lịch sử kháng chiến dân tộc qua việc chiến đấu tại địa danh lịch sử nổi tiếng gồm Hà Nội (tháng 12/1946), Mường Thanh (20/11/1953), Hồng Cúm (31/3/1954), Him Lam (13/3/1954), Độc Lập (17/3/1954), Đồi A1 (6/5/1954), Đồi C1 (2/5/1954). Game sẽ có trên 40 vũ khí rải rác khắp các màn chơi. Đặc biệt, người chơi được đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như lính phòng không, bắn tỉa, kéo pháo... khi làm nhiệm vụ. 7554 sẽ lên kệ vào 16/12 tới trên PC.
Game thuần Việt xuất khẩu thành công
Bất chấp tình cảnh "èo uột" của làng game Việt trong năm 2011 khi phải hứng chịu sự oanh tạc liên tiếp của webgame, người ta vẫn tìm thấy một điểm sáng hiếm hoi -sự trưởng thành của game thuần Việt. Bên canh sự tỏa sáng của 7554, rất nhiều dự án trò chơi do người Việt tự sản xuất khác đã và đang được thai nghén và lộ diện ngày một nhiều. Có thể kể ra một loạt cái tên đáng chú ý như như SQUAD, Generation 3 (VTC Game), Project S (VNG), B-Kool! (FPT Online), Âu Lạc Online (Asiasoft), Jay Online (FGame), The King (Musicking)...
Không chịu dừng lại ở thị trường nội địa, các hãng phát hành game Việt đã tìm cách đem sản phẩm của mình để giới thiệu với bạn bè thế giới, tiêu biểu là VNG và VTC Game. Trong khi VTC Game tạm thời chững lại ở giai đoạn đàm phán SQUAD, VNG đã may mắn hơn khi thỏa thuận thành công với đối tác DeNA (Nhật Bản) để phát hành Ủn Ỉn vàKhu Vườn Trên Mây, hai game mạng xã hội do họ tự sản xuất, tại đất nước mặt trời mọc. Mới đây nhất, Jay Onlinecũng tiếp bước hai trò chơi của VNG để trở thành game thuần Việt thứ ba thâm nhập thành công thị trường châu Á.
Ủn Ỉn của VNG là game thuần Việt đầu tiên xuất khẩu thành công ra nước ngoài.
Đây thực sự là một bước chuyển mình lớn lao của nền game Việt khi lần đầu tiên xuất khẩu thành công ra nước ngoài. Theo đánh giá của cộng đồng, sự kiện này còn mang ý nghĩa lớn lao hơn là giúp ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế về một Việt Nam mới với trình độ công nghệ và sáng tạo không thua kém các nước khác trên thế giới.
Vụ thảm sát tiệm vàng của Lê Văn Luyện và hệ lụy với game
Xảy ra vào đêm 23/8, vụ án thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang đã làm dấy lên sự phẫn nộ của toàn bộ người dân Việt Nam bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng của nó. Trong đó, thủ phạm gây án là Lê Văn Luyện đã sát hại dã man hai vợ chồng chủ tiệm vàng cùng bé gái mới 18 tháng tuổi của họ. Con gái lớn 8 tuổi cũng bị tên này chém đứt lìa bàn tay.
Nối tiếp sự phẫn nộ của cộng đồng, nhiều trang tin trên mạng ở Việt Nam liên tục đưa tin phân tích về các động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Luyện. Qua gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp tên sát thủ, một số trang báo đã nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng, trong đó có việc Luyện cướp tiệm vàng "để trả nợ và chơi game" mà cụ thể là Kiếm thế. Vài ngày sau đó, hàng loạt trang khác cũng đồng loạt đăng tải các bài viết quy kết hành động tàn ác của Luyện là do game online.
Tội ác của Lê Văn Luyện bị một bộ phận báo chí quy kết do game online.
Những luồng dư luận có ảnh hưởng tiêu cực đến trò chơi trực tuyến của bộ phận truyền thông này đã gây ra phản ứng trái chiều từ cộng đồng. Người thì ủng hộ, số khác bày tỏ quan điểm trung lập. Tuy nhiên phần đông đều khẳng định, game không phải là nguyên nhân chính của bạo lực. Theo họ, việc một số tờ báo cố tình quy kết tội danh của Luyện cho game online là hoàn toàn phiến diện, không dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn nào.
Dự thảo quản lý game online mới
Cuối tháng 10, Bộ Thông tin Truyền thông bất ngờ công bố bản dự thảo mới về việc quản lý nội dung trực tuyến năm 2012, trong đó có quy định liên quan đến hạn chế giờ chơi và giao dịch vật phẩm ảo. Cụ thể, tổng thời gian mà mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến trong một ngày không quá 3 tiếng, thay vì 5 tiếng như trong quy định của Thông tư số 60 trước đây.
Dự thảo mới của Bộ Thông tin Truyền thông tiếp tục hạn chế giờ chơi game online.
Văn này cũng nêu rõ, vật phẩm ảo được khởi tạo trong trò chơi trực tuyến phải theo đúng nội dung kịch bản được cấp phép và chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi. Nó không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
Hiện, bản dự thảo này vẫn trong quá trình thẩm định và thu thập ý kiến đóng góp từ các cơ quản quản lý, chuyên gia trong ngành và người dân để hoàn thiện.
FIFA Online 2 trở thành bộ môn eSports chính thức đầu tiên ở VN
Kể từ khi làng game "khai sinh lập địa" cho đến tháng 8 năm nay, người ta chưa bao giờ thừa nhận FIFA Online 2 là một môn eSports chính thống, bất chấp đã có rất nhiều giải đấu tầm cỡ của nó được tổ chức. Chỉ đến đầu tháng 9 năm nay, khi mà Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) công bố đứng ra bảo trợ giải thi đấu Giải vô địch Thể thao điện tử Việt Nam (VEC 2011), trò chơi bóng đá này mới thực sự trở thành bộ môn eSports về mặt pháp lý.
FIFA Online 2 đã trở thành game eSport theo đúng nghĩa.
Theo đó, game thủ đứng đầu chế độ 1 chọi 1 và 2 chọi 2 của trò chơi sẽ được phong cấp Kiện tướng. Người đứng thứ hai và thứ ba sẽ được phong cấp VĐV cấp 1. Các VĐV này được tiết lộ sẽ có chế độ ăn ở tập luyện riêng và cả lương tháng. Không những thế, các VĐV được phong cấp Kiện tướng và VĐV cấp 1 sẽ có cơ hội được ưu tiên xét duyệt hoặc tuyển thẳng vào đại học.
Một trong những tấm gương sáng nhất của cộng đồng game thủ nói chúng và FIFA Online 2 nói riêng trong năm nay chính là Tô Trung Hiếu. Anh này đã có vinh dự là game thủ Việt đầu tiên được Thủ tướng tặng bằng khen vì những đóng góp to lớn của mình cho nền thể thao điện tử nước nhà.
Theo Game Thủ
Những Webgame thuần Việt mới được phát hành Generation 3 Vào ngày 17/8 vừa qua, Generation 3 đã chính thức mở cửa Closed Beta tại Việt Nam sau hơn 1 năm vắng bóng. Điều đặc biệt là ở phiên bản mới này, Webgame thuần Việt của VTC gần như đã lột xác hoàn toàn với rất nhiều tính năng mới. Ngay từ lúc đăng nhập vào game, bạn sẽ thực sự...