Nhân viên y tế đi chống dịch Covid-19: Nhìn bảng lương rất xót
Nhân viên y tế đi chống dịch không may bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly tại nhà 14 ngày sau thời gian chống dịch thì sẽ được tính công ra sao?
Nếu nhân viên y tế chống dịch không may bị nhiễm bệnh thì chỉ xem như nghỉ bệnh và được nhận 75% lương bảo hiểm xã hội. Ảnh KHÁNH TRẦN
PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi các bệnh viện thu dung điều trị Covid-19, các bệnh viện dã chiến cấp TP và quận, huyện, trong đó đề nghị đảm bảo các chế độ cho nhân viên y tế, tình nguyện viên khi tham gia công tác phòng chống dịch (phương tiện phòng hộ đầy đủ và đạt chuẩn, bữa ăn, nơi nghỉ ngơi sau khi làm việc…), hưởng phụ cấp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.
Nhân viên y tế đang chịu một số điểm bất hợp lý ở Bệnh viện dã chiến TP.HCM
Những khoản mà nhân viên y tế chống dịch được nhận
Tại các bệnh viện, nhân viên y tế được cử tham gia chống dịch, điều trị tại các bệnh viện Covid-19 thì được hưởng toàn bộ lương cơ bản, phụ cấp như nhân viên ở bệnh viện, tùy vào điều kiện của bệnh viện. Nhưng thực tế vài tháng qua, nhiều bệnh viện “gồng mình” để chi thu nhập tăng thêm vì hoạt động khám, chữa bệnh chỉ tập trung vào Covid-19.
Ngoài ra, theo công văn 6401 của Bộ Y tế ngày 7.8 hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19, cán bộ y tế chống dịch còn được hưởng chế độ ở các mức sau:
300.000 đồng/ngày nếu đi giám sát, điều tra, xác minh dịch, trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc Covid-19, nghi mắc Covid-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm Covid-19 tại cơ sở y tế; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc Covid-19.
200.000 đồng/ngày đối với người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước. Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm Covid-19.
150.000 đồng/ngày đối với người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú). Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế. Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc Covid-19…
Riêng TP.HCM, nhân viên y tế được hưởng thêm chính sách đặc thù hỗ trợ 1 lần nhằm động viên lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch (tính từ ngày ngày 26.5.2021) cụ thể:
Lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/người, gồm: các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện điều trị Covid-19 và các cơ sở cách ly tập trung; kíp cấp cứu 115, lực lượng tham gia vận chuyển F0.
Lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp với mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người, gồm: những người tham gia, quản lý, điều hành, điều phối trực tiếp hoạt động phòng chống dịch; lấy mẫu xét nghiệm, tiêm ngừa vắc xin, kiểm tra y tế thường xuyên tại địa bàn dân cư, các chốt, trạm kiểm soát, khu vực phong tỏa; lực lượng tuyến đầu không thuộc chuyên môn thực tế thực hiện công việc gián tiếp tại các bệnh viện điều trị Covid-19 và các cơ sở cách ly tập trung…
Về điều kiện nhận hỗ trợ, TP.HCM chi trả chế độ trên cho người đang thực hiện công tác phòng, chống dịch có thời gian thực hiện công việc tối thiểu 22 ngày từ ngày 26.5 đến thời điểm chi trả và một người chỉ được hưởng 1 lần. Một nhân viên y tế tham gia nhiều công việc thì được hưởng chính sách hỗ trợ với mức cao nhất khi thời gian làm việc ở mức cao nhất từ 11 ngày trở lên. Chứng từ làm căn cứ chi trả là quyết định thành lập hoặc văn bản giao thực hiện nhiệm vụ bệnh viện điều trị Covid-19…
Để nhận được các khoản hỗ trợ từ ngân sách trên (ngoài lương, phụ cấp của bệnh viện), các bệnh viện lập danh sách nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 gửi về Sở Y tế, các bệnh viện ứng trước chi trả cho nhân viên, sau đó ngân sách sẽ chuyển về cho các bệnh viện. Hiện nay, còn một số đơn vị chưa tạm ứng chi trả cho nhân viên y tế vì… quỹ bệnh viện đã cạn.
Ngoài ra, tùy từng địa phương sẽ còn có những chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế chống dịch tùy theo điều kiện đặc thù khác.
Còn những khoảng trống
Một nhân viên y tế đi chống dịch, không may bị nhiễm thì trong thời gian nhiễm có được tính công chống dịch? Một nhân viên y tế kết thúc thời gian chống dịch, về cách ly 14 ngày có được chấm công chống dịch? Đó là những băn khoăn của nhân viên y tế khi tham gia chống dịch, vì phía sau họ còn cả gia đình cần lo toan ăn uống, sinh hoạt phí hàng ngày, học tập của con…
Đó cũng là những khoảng trống đang tồn tại mà các cơ quan chức năng cần có hướng giải quyết để nhân viên y tế yên tâm chống dịch vì cuộc chiến này vẫn chưa biết thời gian kết thúc.
“Nhiều tháng nay chúng tôi “gồng” đảm bảo thu nhập tăng thêm cho anh em, nhưng tháng 8 vừa qua phải giảm xuống còn trung bình 40%, các tháng tới chưa biết tính sao, tùy tình hình”, lãnh đạo một bệnh viện nói và cho biết thêm, tại bệnh viện, nhân viên y tế kết thúc thời gian chống dịch cách ly vẫn được tính lương cơ bản và phụ cấp.
“Một nhân viên y tế chống dịch không may nhiễm bệnh thì công đoàn bệnh viện hỗ trợ 3 triệu đồng, một quỹ bảo hiểm hỗ trợ 10 triệu đồng, đó cũng là một sự sẻ chia với nhân viên”, vị này nói và cho biết thêm rằng, hiện bệnh viện chưa thể ứng trước để hỗ trợ cho nhân viên y tế chống dịch mà phải gửi danh sách lên Sở Y tế đề nghị chi xuống.
Lãnh đạo một Trung tâm y tế quận, huyện chia sẻ: “Một cán bộ y tế làm lâu năm thì có mức lương tương đới, cộng thêm tiền phụ cấp chống dịch thì còn đỡ, còn người mới ra trường thì lương rất thấp, nhất là các nhân viên cao đẳng, trung cấp”.
“Hằng tháng ký bảng lương trong đó cộng hết các khoản của các em nhìn rất xót, chỉ 5 – 6 triệu đồng. Các tháng trước thì có làm dịch vụ có thu nhập tăng thêm, còn bây giờ phải lấy quỹ ra để phụ cấp cho các em 1 tháng 800.000 đồng, lương và công việc chưa tương xứng”, vị này nói. Cũng theo vị này, nếu nhân viên y tế chống dịch không may bị nhiễm bệnh thì xem như nghỉ bệnh và chỉ được nhận 75% lương bảo hiểm xã hội.
Trước đó, theo kiểm tra, đánh giá của Bộ phận thường được đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng chống dịch Covid-19, tại các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM, một bác sĩ, điều dưỡng quản lý, điều trị khoảng từ 140 – 150 bệnh nhân. Ca trực kéo dài từ 8 – 10 giờ, thậm chí 12 giờ trong điều kiện mặc đồ bảo hộ. Theo đánh giá, việc chăm lo đời sống nhân viên y tế còn nhiều bất cập như phát cơm hộp, khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp với lực lượng hỗ trợ đến từ miền bắc vào nên ảnh hưởng sức khỏe chống dịch. Trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 trong quá trình công tác được điều chuyển tới khu vực người bệnh, suất ăn được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn người bệnh 80.000 đồng/ngày (thay vì 120.000 đồng/ngày). Điều này ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh…
Bệnh nhân Covid-19 xuất viện sau 40 ngày nguy kịch
Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, quê ở Nậm Pồ, Điện Biên, mắc Covid-19 khi đang mang thai 35 tuần, suy hô hấp nặng, phải mổ bắt con sớm để tập trung cứu mẹ, hôm nay hồi phục và ra viện.
Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là ca nguy kịch, đòi hỏi yêu cầu chuyên môn rất cao và các chuyên khoa phối hợp chặt chẽ. Toàn bộ thầy thuốc, đặc biệt là bác sĩ trực tiếp điều trị, phải luôn sát sao, kiên trì theo dõi, đánh giá và điều trị người bệnh.
Người phụ nữ cho biết vợ chồng chị kết hôn 11 năm, mới mang thai sau hai lần thụ tinh nhân tạo. Ngày 13/5, chị xét nghiệm dương tính nCoV, khi đó thai nhi được 34 tuần tuổi. Ngày 19/5, chị sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ tiên lượng mẹ và con đều nguy kịch do mẹ rối loạn đông máu, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, có dấu hiệu tiền sản giật, thai 35 tuần. Các bác sĩ phối hợp tất cả chuyên khoa để cứu sống mẹ và con. Ba ngày đầu tiên, bệnh nhân được điều trị tích cực song bị suy hô hấp nặng dần, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy. Vì vậy, chị được phẫu thuật bắt con ngày 21/5, bé gái nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh. Sau đó, chị tiếp tục được điều trị hồi sức tích cực.
Ngày 22/5, bệnh tiến triển nặng hơn, chị xuất hiện toan chuyển hóa (nhiễm acid máu). Tiến sĩ Phú quyết định áp dụng các biện pháp gồm thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokine, kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì thuốc chống đông máu theo mục tiêu điều trị, theo dõi đánh giá thường xuyên. Trong 8 ngày thở máy, nữ bệnh nhân được lọc máu 6 lần liên tục, tuy nhiên bệnh không khả quan, chức năng phổi suy giảm nặng, ăn qua ống xông không tiêu. Bệnh nhân tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch, chăm sóc tích cực, tập phục hồi chức năng, chăm sóc sản khoa.
Bệnh của chị khả quan hơn sau 13 ngày thở máy liên tục và 3 lần lọc máu tiếp theo, kết hợp các biện pháp điều trị khác. Đến 13/6, chị được bỏ máy thở, chuyển biến vượt trội như tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt, có thể tập vận động tại giường.
Ngày 26/6, chị hoàn toàn ổn định, được xuất viện. Bé gái đã được chăm sóc tại bệnh viện một thời gian sau sinh và xuất viện hồi đầu tháng 6.
Cũng trong ngày 26/6, có 6 bệnh nhân Covid-19 khác được xuất viện và bệnh nhân 60 tuổi, nhiều bệnh nền, được chuyển khỏi khoa Hồi sức tích cực. Như vậy, đã có 17 người bệnh Covid-19 nguy kịch điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hồi phục trong đợt dịch lần thứ tư.
Nhân viên y tế bệnh viện hỏi tình trạng sức khỏe của nữ bệnh nhân trước khi xuất viện, ngày 26/6 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: Thanh Sơn.
5 quận, huyện ở TP.HCM có nhiều ca mắc COVID-19 phải lấy 500.000 mẫu/ngày trong 5 ngày Mỗi ngày, 5 quận huyện có nhiều ca mắc COVID-19 gồm quận 8, Tân Phú, Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh phải thực hiện lấy mẫu với chỉ tiêu 500.000 mẫu. Việc lấy mẫu bắt đầu từ hôm nay (26-6) và kết thúc vào ngày 30-6. Người dân điền phiếu sàng lọc COVID-19 theo sự hướng dẫn nhân viên y tế - Ảnh:...