Nhân viên y tế chống dịch thu nhập vài triệu đồng một tháng
Một nữ nhân viên y tế hai năm qua do Covid-19 bệnh viện hoạt động kém, lương giảm, nhiều khoản bị cắt, thu nhập của chị chỉ 4-5 triệu đồng một tháng. Nay dịch bùng phát, việc nhiều hơn song phụ cấp giảm 1/3.
Nữ nhân viên này, 32 tuổi, làm việc tại một trạm y tế, tham gia chống dịch từ khi Covid-19 bùng phát tại TP HCM. Chị chia sẻ “chịu nhiều áp lực trong những tháng chống dịch vừa qua của thành phố”.
“Nhiều người không hiểu, thấy dịch bùng phát, công việc nhiều, nghĩ nhân viên y tế được tăng lương, nhưng thực ra chúng tôi không làm vì lương”, chị nói. Ngoài chuyện các khoản thu nhập bị cắt, lương giảm như trên, riêng phụ cấp, nếu trước đây “một tháng chị nhận 800.000 đồng, giờ 3 tháng mới được 800.000″.
Với mức lương trên, bản thân chị không quá khổ hay khó khăn vì còn kinh tế hỗ trợ từ gia đình. “Song, với nhiều người khác thì thật sự khó khăn”, chị nói. “Mình đến các khu trọ, nhìn những F0 nhiễm bệnh, khó khăn thiếu thốn, nhưng họ cũng vô tư lắm, thấy rất tội, nên bản thân thấy mình vẫn còn may mắn và cố gắng hỗ trợ người dân trong khả năng của mình”.
Không chỉ thu nhập giảm, nhân viên y tế tại trạm y tế còn chịu áp lực vì khối lượng công việc nhiều. Lượng người dân tại một phường cần theo dõi rất đông, số lượng nhân viên y tế tại trạm thì rất ít, nên công việc của những người như chị quay cuồng, từ tiêm chủng vaccine, đến cách ly F1 tại nhà, theo dõi F0, phát thuốc, khám bệnh, cấp cứu tại nhà, cấp cứu lưu động, chuyển bệnh nhân, số điện thoại hotline reo liên tục…
Bên cạnh áp lực công việc, nhiều nhân viên y tế cũng gặp áp lực từ người dân. Dịch bệnh bùng phát, y tế thiếu thốn, nhiều người không hiểu và cảm thông, nhiều người nóng nảy, la hét nhân viên y tế… Trong khi đó, để có thời gian đi làm, chị phải gửi hai con cho hàng xóm trông giúp.
Chia sẻ với VnExpress , một cán bộ y tế công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết thông thường, nguồn thu của bệnh viện nằm ở các hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động dịch vụ của bệnh viện. Tuy nhiên từ khi Covid-19 xuất hiện, bệnh viện đóng cửa với bệnh nhân khác để tiếp nhận điều trị điều trị bệnh nhân Covid-19, nên gần như không còn nguồn thu. Cán bộ nhân viên hưởng lương cơ bản theo chế độ nhà nước cộng với tiền trợ cấp tham gia chống dịch.
Theo chế độ, y bác sĩ trong thời gian tham gia chống dịch được trợ cấp 300.000 đồng một ngày. Các y bác sĩ sẽ làm việc luân phiên. Ví dụ, một người tham gia điều trị 14 ngày, nhận trợ cấp đủ 14 ngày, sau đó được luân chuyển ra cách ly tại bệnh viện 14 ngày, rồi về nhà nghỉ 7 ngày. Như vậy, 21 ngày không tham gia chống dịch, y bác sĩ sẽ không được hưởng trợ cấp gì.
“Nói chung, nhân viên y tế tham gia chống dịch tại bệnh viện nhiều tháng nay thu nhập giảm, nhiều người chỉ vài triệu đồng”, người này cho hay.
Video đang HOT
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bắt đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 từ đầu năm 2020. Theo người này, gần hai năm chống dịch, lượng công việc vất vả, song các bác sĩ tại đây đã cảm thấy quen khi vừa điều trị, vừa ăn ngủ trong bệnh viện dài ngày. Công sức bỏ ra khó để đong đếm bằng tiền. “Có những người 120 ngày chưa về nhà. Ở bệnh viện còn được bệnh viện nuôi, yên tâm điều trị bệnh nhân”, người này nói.
Bệnh viện hiện có tổng cộng khoảng 400 y bác sĩ tham gia điều trị bệnh nhân. Bên cạnh việc không có nguồn thu, bệnh viện cũng phải chi trả nhiều chi phí khác, như chi phí xét nghiệm hàng tuần cho cán bộ nhân viên, chi phí tự mua kit xét nghiệm, tiền ăn uống cho nhân viên y tế. Thu nhập giảm nhưng mọi người vẫn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên y tế điều trị cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 – TP HCM (TP Thủ Đức), ngày 19/7. Ảnh: Thành Nguyễn
Theo Hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ nhân viên y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19 , Bộ Y tế, những người được hưởng phụ cấp gồm: học sinh, sinh viên, học viên đại học, cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe, tình nguyện tham gia chống dịch tại các tỉnh, thành; người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tình nguyện tham gia chống dịch.
Mức phụ cấp 300.000 đồng/người/ngày áp dụng với người đi giám sát, điều tra, truy vết dịch; trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Người vận chuyển bệnh nhân, bệnh phẩm; giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà… được phụ cấp 200.000 đồng/người/ngày.
Ngoài ra, tình nguyện viên được hưởng phụ cấp 120.000 đồng/người/ngày gồm tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Tất cả tình nguyện viên được xét nghiệm sàng lọc trước khi đi chống dịch, do ngân sách nhà nước chi trả. Người hưởng nhiều mức phụ cấp sẽ được tính theo mức cao nhất.
Tại họp báo chiều 7/9, liên quan đến việc chi hỗ trợ cho lực lượng y tế tuyến đầu, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, Hội đồng nhân dân TP HCM khóa 10 đã thông qua mức chi hỗ trợ một lần cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19, gồm lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp; lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp; Tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng; lực lượng tình nguyện viên được thành phố huy động tham gia phòng, chống dịch; lực lượng tình nguyện viên được Bộ Y tế huy động tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, chi viện cho TP HCM.
Hiện nay, qua thống kê, một số bệnh viện đã thực hiện chi trả cho lực lượng tuyến đầu, như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bình Dân và một số đơn vị khác đang lập danh sách. Trong tuần này, lực lượng tuyến đầu sẽ được nhận được gói hỗ trợ này.
Đối với các đơn vị Trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng Hàm Mặt và một số bệnh viện tham gia lồng ghép công tác phòng chống dịch cũng được chi trả thông qua danh sách tổng hợp của Bệnh viện Ung Bướu.
Theo các bác sĩ, chế độ hỗ trợ giúp nhân viên y tế đỡ vất vả phần nào, yên tâm thực hiện chống dịch, song công sức của các y bác sĩ không thể đong đếm bằng tiền.
Một bác sĩ giấu tên tại Bệnh viện Dã chiến số 2 TP HCM, chia sẻ, bệnh viện hiện có 1.700 bệnh nhân, cứ 5 bác sĩ điều trị khoảng 200-250 bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ nhận định lượng bệnh nhân có xu hướng giảm nhưng nhiều bệnh nhân có bệnh nền nên diễn tiến nặng hơn. Các bác sĩ vẫn chia ca làm việc, song ngoài ca trực, nhân viên y tế vẫn phải làm những công việc khác, nên gần như không được nghỉ ngơi.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn trong công văn gửi lãnh đạo TP HCM ngày 7/9 cũng ghi nhận trung bình một bác sĩ, điều dưỡng đang chăm sóc 140-150 bệnh nhân Covid-19, trong khi suất ăn 120.000 đồng một ngày, áp lực công việc nhiều, nhân sự thiếu, nguy cơ lây nhiễm thường trực…
Một bác sĩ bộc bạch: “Với công sức của các y bác sĩ bỏ ra như vậy, thực sự không thể đong đếm bằng tiền. Chúng tôi chống dịch vì thành phố nói riêng và đất nước nói chung, cứu được người nào hay người đó. Khi một người mắc Covid-19, nhiều chi phí phát sinh như chi phí điều trị, chi phí mai táng, những tổn thất về mặt tinh thần, nhiều người mất việc, không có thu nhập… không thể đong đếm”.
“Tâm lý chung ai cũng mệt mỏi. Nhưng trong tình hình như vậy, tất cả mọi người đều động viên nhau cố gắng. Số lượng bệnh càng ngày càng đông, cũng có những nhân viên y tế đến một lúc nào đó họ không thể chịu nổi, có một số ít muốn bỏ cuộc. Nhưng, đó chỉ là cảm giác nhất thời thôi, còn về lâu dài tất cả chúng tôi đều mong cống hiến cho đất nước”.
Còn người nữ nhân viên trạm y tế chia sẻ: “Mình còn bám trụ công việc là vì người dân, vì cộng đồng trong lúc cả xã hội đang khó khăn, vì trách nhiệm với nghề nghiệp”.
Bệnh nhân Covid-19 xuất viện sau 40 ngày nguy kịch
Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, quê ở Nậm Pồ, Điện Biên, mắc Covid-19 khi đang mang thai 35 tuần, suy hô hấp nặng, phải mổ bắt con sớm để tập trung cứu mẹ, hôm nay hồi phục và ra viện.
Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là ca nguy kịch, đòi hỏi yêu cầu chuyên môn rất cao và các chuyên khoa phối hợp chặt chẽ. Toàn bộ thầy thuốc, đặc biệt là bác sĩ trực tiếp điều trị, phải luôn sát sao, kiên trì theo dõi, đánh giá và điều trị người bệnh.
Người phụ nữ cho biết vợ chồng chị kết hôn 11 năm, mới mang thai sau hai lần thụ tinh nhân tạo. Ngày 13/5, chị xét nghiệm dương tính nCoV, khi đó thai nhi được 34 tuần tuổi. Ngày 19/5, chị sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ tiên lượng mẹ và con đều nguy kịch do mẹ rối loạn đông máu, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, có dấu hiệu tiền sản giật, thai 35 tuần. Các bác sĩ phối hợp tất cả chuyên khoa để cứu sống mẹ và con. Ba ngày đầu tiên, bệnh nhân được điều trị tích cực song bị suy hô hấp nặng dần, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy. Vì vậy, chị được phẫu thuật bắt con ngày 21/5, bé gái nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh. Sau đó, chị tiếp tục được điều trị hồi sức tích cực.
Ngày 22/5, bệnh tiến triển nặng hơn, chị xuất hiện toan chuyển hóa (nhiễm acid máu). Tiến sĩ Phú quyết định áp dụng các biện pháp gồm thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokine, kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì thuốc chống đông máu theo mục tiêu điều trị, theo dõi đánh giá thường xuyên. Trong 8 ngày thở máy, nữ bệnh nhân được lọc máu 6 lần liên tục, tuy nhiên bệnh không khả quan, chức năng phổi suy giảm nặng, ăn qua ống xông không tiêu. Bệnh nhân tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch, chăm sóc tích cực, tập phục hồi chức năng, chăm sóc sản khoa.
Bệnh của chị khả quan hơn sau 13 ngày thở máy liên tục và 3 lần lọc máu tiếp theo, kết hợp các biện pháp điều trị khác. Đến 13/6, chị được bỏ máy thở, chuyển biến vượt trội như tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt, có thể tập vận động tại giường.
Ngày 26/6, chị hoàn toàn ổn định, được xuất viện. Bé gái đã được chăm sóc tại bệnh viện một thời gian sau sinh và xuất viện hồi đầu tháng 6.
Cũng trong ngày 26/6, có 6 bệnh nhân Covid-19 khác được xuất viện và bệnh nhân 60 tuổi, nhiều bệnh nền, được chuyển khỏi khoa Hồi sức tích cực. Như vậy, đã có 17 người bệnh Covid-19 nguy kịch điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hồi phục trong đợt dịch lần thứ tư.
Nhân viên y tế bệnh viện hỏi tình trạng sức khỏe của nữ bệnh nhân trước khi xuất viện, ngày 26/6 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: Thanh Sơn.
5 quận, huyện ở TP.HCM có nhiều ca mắc COVID-19 phải lấy 500.000 mẫu/ngày trong 5 ngày Mỗi ngày, 5 quận huyện có nhiều ca mắc COVID-19 gồm quận 8, Tân Phú, Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh phải thực hiện lấy mẫu với chỉ tiêu 500.000 mẫu. Việc lấy mẫu bắt đầu từ hôm nay (26-6) và kết thúc vào ngày 30-6. Người dân điền phiếu sàng lọc COVID-19 theo sự hướng dẫn nhân viên y tế - Ảnh:...