Nhân viên TQ lại đánh cắp bí mật lớn của Apple
Đây là lần thứ hai nhân viên Apple người Trung Quốc bị bắt vì cố đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái của Apple. Người này có thể chịu án phạt 10 năm tù và bị phạt 250.000 USD.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa cáo buộc một nhân viên Apple người Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp các bí mật thương mại của công ty này. Theo bản cáo trạng chưa được tiết lộ ngày 30/1, nhân viên này đang lưu trữ hơn 2.000 tài liệu liên quan đến dự án xe tự lái của Apple.
Đây là lần thứ hai FBI truy tố một nhân viên Apple về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến dự án xe tự lái.
Bản cáo trạng trên được đưa ra đúng lúc đỉnh điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước đang bị cuốn vào cuộc chiến thương mại, nhiều cơ quan của Mỹ cáo buộc Trung Quốc có nhiều kế hoạch ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty công nghệ Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
Đây là lần thứ hai nhân viên Apple người Trung Quốc bị bắt vì cố đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái của Apple.
Jizhong Chen, nhà phát triển phần cứng có quốc tịch Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ lúc được nhận vào làm ở Apple vào mùa hè năm 2018.
Chen là một trong 5.000 nhân viên của Apple tham gia vào dự án xe tự lái của công ty. Dự án này được biết đến với tên gọi Project Titan, đã hoạt động bí mật trong nhiều năm qua.
Trong lúc cố chụp ảnh nơi Apple triển khai dự án, Chen đã bị đồng nghiệp phát hiện. Nhóm bảo mật toàn cầu của Apple nói với FBI, Chen từng sao lưu dữ liệu từ máy tính làm việc của mình vào ổ cứng và máy tính cá nhân.
“Đội ngũ của Apple cũng tìm thấy Chen có hơn 2.000 tập tin chứa tài liệu bảo mật của Apple, bao gồm hướng dẫn sử dụng, bản tóm tắt và các biểu đồ”, trích nội dung bản cáo trạng.
Ngoài ra, FBI cho biết họ tìm thấy hàng trăm bức ảnh chụp màn hình máy tính chứa các thông tin nhạy cảm của Apple. Trong số đó có nhiều hình ảnh cho thấy chúng được chụp từ máy tính của Chen.
Video đang HOT
Theo bản cáo trạng, những bức ảnh này được chụp vào khoảng tháng 12/2018. Ngoài ra còn có một số ảnh được chụp từ tháng 6/2018, thời điểm Apple thuê Chen.
Trong lúc dự định bay về Trung Quốc, Chen đã bị chính phủ Mỹ bắt. Chen nói với Apple rằng ông dự định thăm người cha đang bệnh của mình ở quê nhà.
Hiện Chen có khả năng phải đối mặt với án tù 10 năm và mức phạt 250.000 USD.
Jizhong Chen, nhà phát triển phần cứng có quốc tịch Trung Quốc lưu trữ hơn 2.000 tài liệu liên quan đến dự án bí mật của Apple.
“Apple bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình rất nghiêm túc. Chúng tôi đang làm việc với cơ quan chức năng về vấn đề này và đang chuyển tất cả các câu hỏi đến FBI”, Tom Neumayr, người phát ngôn của Apple khẳng định.
Trước đó, FBI từng buộc tội Xiaolang Zhang, một công dân Trung Quốc cũng làm việc trong dự án xe tự lái của Apple. Zhang bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại trong thời gian 3 năm làm việc tại Apple. Vào tháng 5/2018, Zhang cũng nói với các giám sát viên của mình rằng ông muốn trở về Trung Quốc để chăm sóc mẹ bệnh nặng.
Trước lúc trở về Trung Quốc, Zhang đã xin nghỉ việc tại Apple để làm việc cho EV Xiaopeng Motors, một startup của Trung Quốc. Đội an ninh của Apple đã yêu cầu Zhang mở máy tính và di động để kiểm tra. Họ phát hiện Zhang đã AirDrop (chuyển) 40 GB dữ liệu nhạy cảm về dự án vào máy tính của vợ. Apple cho rằng có 60% dữ liệu thuộc diện bảo mật cao.
Mỹ từ lâu đã nghi ngờ và cáo buộc chính phủ Trung Quốc khuyến khích hành vi trộm cắp bí mật thương mại nhằm xây dựng các ngành công nghiệp cho riêng mình.
Những cáo buộc liên quan đến hành vi trộm cắp bí mật thương mại của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tháng 10/2018, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã buộc tội 10 công dân Trung Quốc khi cố tấn công vào các công ty hàng không vũ trụ của nước này.
Một tháng sau đó, DOJ tiếp tục cáo buộc một công ty công hữu của Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của Micron Technologies của Mỹ. Tháng 12/2018, DOJ buộc tội thêm hai công dân Trung Quốc tấn công 45 công ty và cơ quan chính phủ của Mỹ trong 12 năm ròng rã.
Gần đây nhất, Canada đã bắt giữ bà, Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu của Mỹ. Lý do chính của vụ bắt giữ là việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc bà Mạnh và Huawei đang cố lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại của T-Mobile.
Theo The Verge
Bộ Tư pháp Mỹ 'tố' Huawei ép nhân viên đánh cắp bí mật thương mại
Trong bản cáo trạng được Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 28/1, các công tố viên Mỹ đã chỉ ra một loạt 'chiêu trò' của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei nhằm đánh cắp bí mật thương mại từ nước ngoài.
Bộ Tư pháp Mỹ 'tố' Huawei ép nhân viên đánh cắp bí mật thương mại.
Theo đó, các công tố viên Mỹ cho biết Huawei có chính sách đặc biệt dành cho các nhân viên lấy được thông tin giá trị từ các đối thủ cạnh tranh.
Các nhân viên Huawei sẽ đăng tải những bí mật kinh doanh mà họ lấy được từ đối thủ lên một trang web nội bộ. Nếu là thông tin cực kỳ nhạy cảm, họ sẽ gửi thư điện tử mã hóa tới một hòm thư đặc biệt.
Sau đó, một nhóm nhân viên được cho là sẽ có nhiệm vụ rà soát các thông tin được gửi lên và tặng tiền thưởng hàng tháng cho những tin tức có giá trị. Mỗi năm 2 lần, 3 khu vực chiếm đoạt được nhiều thông tin nhất sẽ được thưởng, một cáo trạng viết.
Bên cạnh đó, Huawei còn bị cáo buộc gây áp lực cho các nhân viên làm việc tại nước ngoài thực hiện hành vi gian lận kinh doanh.
Báo cáo từ phía các công tố viên thuật lại sự việc xảy ra hệ thống thử nghiệm điện thoại Tappy của T-Mobile. Do Huawei là một trong những nhà cung cấp của hãng viễn thông Mỹ, các kỹ sư của họ được phép truy cập vào hệ thống của T-Mobile.
Cáo trạng của tòa án Mỹ chỉ ra hàng loạt những thư điện tử do các nhân viên Huawei Trung Quốc gửi sang cho đồng nghiệp ở Mỹ với nội dung thúc giục chuyển các thông tin kỹ thuật nhạy cảm trong dự án của T-Mobile về.
Các nhân viên Huawei của Mỹ đã làm theo yêu cầu từ phía công ty ở Trung Quốc. Họ cũng nói rằng T-Mobile dường như đã nghi ngờ và cài đặt camera ở phòng đặt hệ thống Tappy. Phía công ty Mỹ nghi ngờ Huawei đã cử kỹ sư tới Mỹ để thăm dò về thông tin liên quan tới hệ thống T-Mobile.
T-Mobile đã cáo buộc Huawei đánh cắp một công nghệ của họ tên là "Tappy".
Sự việc bùng phát sau khi một nhân viên Huawei tại Mỹ đã lấy đi một bộ phận của Tappy và mô tả, chụp ảnh lại rồi gửi về Trung Quốc. T-Mobile sau đó đã thu lại thẻ ra vào của người trên và không cho phép nhân viên Huawei được tiếp cận Tappy nếu không có sự giám sát.
Trước đó, T-Mobile từng cáo buộc Huawei đánh cắp một công nghệ của họ tên là "Tappy", công nghệ mô phỏng ngón tay người được dùng để kiểm tra smartphone. Huawei nói hai bên đã giải quyết xong tranh chấp vào năm 2017.
Trong bản cáo trạng gồm 13 điều khác, Bộ Tư pháp Mỹ nói Huawei đã lừa dối một ngân hàng quốc tế và cơ quan chức năng Mỹ về quan hệ giữa tập đoàn với các công ty con, Skycom Tech và Huawei Device USA, để tiến hành hoạt động kinh doanh tại Iran.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray nói các vụ việc "cho thấy những hành vi táo bạo và ngoan cố của Huawei trong việc lợi dụng các công ty và thiết chế tài chính Mỹ, đe dọa thị trường tự do và công bằng toàn cầu".
Hai bản cáo trạng đã làm gia tăng sức ép của Mỹ lên Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington vẫn chưa tìm thấy lối ra trong cuộc chiến thương mại và căng thẳng trong nhiều lĩnh vực khác.
Theo Reuters
Thông điệp Mỹ trong vụ Huawei: 'Đừng tin 5G của Trung Quốc' Hãng tin Bloomberg cho rằng bằng cáo trạng mới nhất chống lại Huawei, Mỹ gửi thông điệp rõ ràng đến nhiều lãnh đạo thế giới đang cân nhắc dùng thiết bị của hãng này cho thế hệ mạng không dây kế tiếp. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi - Ảnh: Bloomberg Cáo trạng chống lại Huawei Technologies được Mỹ công bố đầu...