Nhân viên TikTok Mỹ bị ‘bỏ rơi’
Một số nhân viên TikTok thừa nhận bị “bỏ lại trong bóng tối” khi không nhận được nhiều thông tin liên quan đến công ty khi bị Mỹ cấm.
Ngoài các cuộc họp song phương hàng tuần với một số thành viên trong ban lãnh đạo, nhân viên TikTok tại Mỹ thừa nhận đã nhận được rất ít thông tin trực tiếp từ TikTok. Thay vào đó, họ chủ yếu theo dõi tình hình trên phương tiện đại chúng hoặc Twitter.
Nhân viên TikTok tại Mỹ đang cảm thấy bất an. Ảnh: Business Insider.
Một nhân viên thừa nhận, cho đến ngày 14/9 – thời điểm công ty mẹ ByteDance phải hoàn tất việc mua bán TikTok với công ty Mỹ, hoặc bị cấm – hãng chỉ gửi đến cho nhân viên một văn bản ngắn, chủ yếu liên quan đến thỏa thuận mua bán với Oracle. Tuy vậy, đây cũng là nội dung công ty gửi đến báo chí.
“Hồi trước, rất nhiều tin nhắn được gửi đến chúng tôi”, một nhân viên TikTok giấu tên cho biết, “nhưng giờ không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi nghĩ, lãnh đạo của chúng tôi đang không kiểm soát được tình hình”.
Phát ngôn viên TikTok cho biết, công ty vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc họp để cung cấp thông tin cho nhân viên. Tuy nhiên, do một số cuộc thảo luận giữa công ty với chính phủ và các doanh nghiệp có yêu cầu bảo mật, nên không thể chia sẻ công khai.
Video đang HOT
Bên cạnh những lo lắng về tương lai TikTok, nhân viên công ty này thừa nhận văn hóa nội bộ của công ty đã thay đổi.
Một số nhân viên gốc Á nói họ “dễ bị tổn thương” trước các cuộc thảo luận công khai xung quanh lệnh cấm của Mỹ, hoặc bị ép có các luận điểm chống Trung Quốc. Một nhân viên thừa nhận ông cảm thấy không thoải mái khi các đồng nghiệp ăn mừng về khả năng công ty có thể tách khỏi Trung Quốc.
“Không có nhiều thông điệp và sự ủng hộ cho chúng tôi, những người gốc Á”, một người thổ lộ.
Theo phát ngôn viên TikTok, “công ty từng tự hào vì có một lực lượng lao động đa dạng và toàn diện. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến lệnh cấm và mua bán với các công ty Mỹ gần đây có thể khiến một số nhân viên, đặc biệt là người gốc Á, cảm thấy bị nhắm mục tiêu”. Người này cho biết công ty sẽ có những chính sách mới để cải thiện vấn đề.
Ngoài ra, không ít nhân viên TikTok cho biết họ ngạc nhiên và hoài nghi về sự hiện diện vào phút chót của Oracle. “Tôi muốn làm việc tại ByteDance vì đó là công ty công nghệ toàn cầu. Tôi chưa biết chi tiết về thương vụ với Oracle, nhưng có vẻ như sau vụ mua bán này, mọi thứ sẽ thay đổi theo điều mà tôi không mong muốn”, một nhân viên TikTok chia sẻ.
Tuy vậy, một số người cho biết họ sẽ sớm thích nghi với môi trường mới do “quá quen với sự thiếu chắc chắn về tình trạng của TikTok ở Mỹ”. Số khác cho rằng các báo cáo mâu thuẫn và những tin đồn trước đó khiến họ “chai lỳ” với mọi thứ đang diễn ra.
Ngày 19/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý cho hãng công nghệ Oracle và chuỗi bán lẻ Walmart mua lại và quản lý hoạt động của TikTok tại Mỹ. Hai bên thành lập công ty mới mang tên TikTok Global. Trong đó, Oracle phụ trách cung cấp dịch vụ đám mây cho TikTok cùng 12,5% cổ phần. Walmart sẽ mua 7,5% cổ phần và CEO Doug McMillon là một trong năm thành viên hội đồng quản trị của công ty mới
Oracle: ByteDance không nắm quyền kiểm soát TikTok Global
Đại diện Oracle khẳng định ByteDance sẽ không nắm giữ 80% cổ phần của công ty mới TikTok Global như những tin đồn trước đó.
Theo kế hoạch được công bố ngày 19/9, Oracle và Walmart sẽ mua lại TikTok tại Mỹ và lập ra một công ty mới là TikTok Global. Trong đó, Oracle nắm 12,5% cổ phần còn Walmart mua 7,5% cổ phần.
Trước thông tin trên, một số trang tin của Mỹ cho rằng ByteDance sẽ vẫn chiếm 80% cổ phần của TikTok Global, đồng nghĩa có quyền kiểm soát toàn bộ công ty.
Tuy nhiên, trong thông cáo gửi tới báo chí ngày 21/9, Oracle giải thích: "Oracle và Walmart sẽ đầu tư vào TikTok Global và cổ phiếu công ty sẽ được phân phối cho các chủ sở hữu, trong đó người Mỹ chiếm đa số. ByteDance sẽ không có quyền sở hữu trong TikTok Global".
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định trên Fox News: "ByteDance sẽ không liên quan gì đến TikTok Global. Công ty mới được kiểm soát bởi Oracle và Walmart. Nếu phát hiện họ không nắm toàn quyền, chúng tôi sẽ không phê duyệt thỏa thuận".
ByteDance và Oracle, Walmart vẫn chưa thống nhất về quyền sở hữu TikTok Global.
Trong khi đó, theo SCMP, trước làn sóng chỉ trích của cộng đồng người sử dụng Trung Quốc vì "quỳ gối" quá nhanh, ngày 21/9, ByteDance cho biết TikTok Global vẫn là công ty con thuộc sở hữu của hãng.
ByteDance đang lên kế hoạch niêm yết TikTok Global "để tăng cường hơn nữa cấu trúc quản trị công ty và tính minh bạch", đồng thời khẳng định ngay cả sau vòng gọi vốn trước IPO, hãng sẽ vẫn giữ lại cổ phần kiểm soát. Thành viên hội đồng quản trị của TikTok Global sẽ gồm nhà sáng lập ByteDance Zhang Yiming, các thành viên hội đồng hiện tại của ByteDance và CEO Walmart Doug McMillon.
Bên cạnh đó, kế hoạch thành lập TikTok Global vẫn còn đang chờ sự chấp thuận từ các nhà chức trách Trung Quốc.
Cuối tháng 8, Trung Quốc cập nhật chính sách kiểm soát xuất khẩu mới, trong đó các công nghệ liên quan đến "đề xuất nội dung cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu" phải được chính phủ nước này thông qua trước khi trao đổi, mua bán.
Trước lo ngại trên, ByteDance khẳng định thỏa thuận với Oracle và Walmart "không liên quan đến việc chuyển giao bất kỳ thuật toán và công nghệ nào", dù Oracle có quyền truy cập mã nguồn của TikTok Mỹ để kiểm tra an ninh. Oracle sẽ phụ trách cung cấp dịch vụ đám mây cho TikTok.
TikTok hiện có hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ. Tuy nhiên, đầu tháng 8, Donald Trump ký sắc lệnh cấm các cá nhân, tổ chức của Mỹ giao dịch với ByteDance do lo ngại về an ninh quốc gia. Ông đặt thời hạn ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ trước ngày 20/9 hoặc đối mặt với bị đóng cửa.
TikTok được định giá bao nhiêu? Chủ sở hữu ByteDance muốn TikTok trở thành một trong những thương vụ công nghệ có giá trị cao nhất thế giới. Ngày 19/9, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ gia hạn một tuần trước khi buộc Google và Apple xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng vào 27/9. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông ủng hộ...