Nhân viên Nhật Bản làm việc vất vả, bị giới hạn số lần đi vệ sinh
Nữ nhân viên đã đệ đơn kiện vì bị công ty ép làm việc quá sức, đến mức phải điều trị tổn thương tâm lý.
Theo TBS News, trước đây nữ nhân viên 51 tuổi chỉ làm việc với tư cách nhà sản xuất cho TV Tokyo Seisaku (công ty con của đài truyền hình Tokyo). Cô kể năm 2017, do bất đồng với sếp nên bị điều sang bộ phận hành chính tổng hợp.
Với nhiều người, đó có thể chỉ là một hành động cách chức không công bằng. Song điều khiến nhân viên này bức xúc nhất là dù đã chuyển đi, cô vẫn bị yêu cầu giải quyết cả những công việc ở vị trí cũ, sau khi tất bật cả ngày với nhiệm vụ mới.
Cô kể có thời điểm phải làm việc 48 ngày liên tục, không có ngày nghỉ nào.
Nhưng đó chưa phải điều phi lý nhất. Người giám sát còn áp những quy định về hạnh kiểm khó hiểu, như giới hạn số lần cô được phép đứng dậy đi vệ sinh.
Nữ nhân viên bị tổn thương tâm lý khi phải làm việc quá nhiều, bị người giám sát áp những yêu cầu vô lý, quá đáng. Ảnh: Sora News 24.
Nữ nhân viên cho biết cô đã căng thẳng quá mức dẫn tới chứng rối loạn điều chỉnh (adjustment disorder) – một tình trạng tâm lý có khả năng dẫn đến các vấn đề tâm thần nghiêm trọng hơn.
Thực tế, nếu làm việc trong lĩnh vực giải trí, truyền thông đại chúng, đa số người lao động phải chuẩn bị tinh thần cho lịch làm việc kín đặc, không theo giờ hành chính thông thường.
Khi làm việc trong ngành này ở Nhật Bản, áp lực còn tăng gấp đôi, bởi các công ty tại đây thường không cần biết nhân viên có phải tăng ca không mà chỉ quan tâm họ làm được bao nhiêu việc.
Song, dù đây là nghề lắm áp lực, khối lượng công việc cùng những quy định bị áp lên nữ nhân viên 51 tuổi của TV Tokyo Seisaku vẫn khiến nhiều người thấy quá đáng. Câu chuyện gây nên nhiều tranh cãi.
Video đang HOT
Sau khi tìm hiểu, Văn phòng Tiêu chuẩn Lao động Mita (phường Minato, Tokyo) đã chứng nhận tình trạng của nữ nhân viên đủ các tiêu chuẩn để công nhận là tổn thương tâm lý tại nơi làm việc.
Luật sư của người phụ nữ cho biết cô đang kiện TV Tokyo Seisaku vì chưa trả tiền làm thêm giờ. Cùng với đó, cô cũng cân nhắc đòi thêm các khoản bồi thường thiệt hại bởi hành vi quấy rối tại nơi làm việc dưới hình thức giới hạn số lần đi vệ sinh và các quy định không chính đáng khác từ cấp trên.
Phía TV Tokyo Seisaku nói rằng không đồng ý với những tuyên bố và cách giải thích của cựu nhân viên trong câu chuyện trên, nhưng công ty này từ chối bình luận về các chi tiết cụ thể trong khi vụ kiện đang diễn ra.
Bạo lực nơi làm việc ở Nhật Bản
Trước đây, từng có nhiều trường hợp nhân viên ở Nhật bị cấp trên sử dụng bạo lực cả tinh thần lẫn thể xác.
Tháng 6, Yuko Kono và mẹ mình, Kumiko Chujo (quản lý cửa hàng), bị bắt vì cáo buộc lạm dụng thể xác khi cả hai có những hành vi bạo lực để kỷ luật nhân viên dưới quyền, Sora News 24 đưa tin.
Yuko Kono gây bức xúc vì phạt một nhân viên (24 tuổi) đi làm muộn phải xỏ khuyên bằng cách đâm trực tiếp vào mũi người này. Vết xỏ khuyên phải mất khoảng 3 tháng mới lành lại.
Trước đó, vào tháng 4, mẹ con Kono đã bị bắt vì dùng hình phạt bạo lực với nhân viên. Chỉ vì một khách phàn nàn có sợi tóc trong hộp cơm, hai người phụ nữ này đã dùng kéo cắt hết tóc của người làm.
Nhiều vụ việc nhân viên tại Nhật Bản bị cấp trên hành hung khiến dư luận bức xúc. Ảnh: Sora News 24.
Hồi tháng 4, cảnh sát tỉnh Yamagata (Nhật Bản) cho biết ông chủ một công ty xây dựng trên địa bàn đã hành hung cấp dưới vì không tuân thủ yêu cầu làm việc tại nhà giữa dịch Covid-19.
Người đàn ông 46 tuổi bị bắt giữ vì tội gây thương tích với cáo buộc đấm vào mặt và đầu nhân viên (20 tuổi) tại bãi đất trống.
Năm 2016, vụ một quản lý cửa hàng buôn cá ở Nhật đánh đập nhân viên của mình tới chết từng khiến dư luận phẫn nộ. Cuối cùng, hung thủ chỉ phải nhận án treo khi tòa nhận định người này đã hối lỗi và trả tiền cho gia đình nạn nhân.
Hình thức kỷ luật nơi làm việc luôn được xem là vấn đề tế nhị, cần sự xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo sự tôn trọng giữa người làm chủ và nhân viên. Tại Nhật Bản, những biện pháp được sử dụng phổ biến là trừ lương và yêu cầu xin lỗi công khai.
Tuy nhiên, thực tế có không ít người sử dụng lao động đang áp dụng kỷ luật không dựa trên thái độ tôn trọng nhân viên, sẵn sàng sử dụng bạo lực nếu người dưới quyền làm sai.
Biden lập kế hoạch chống Covid-19 bằng 'bình mới rượu Trump'
Joe Biden hứa hẹn về một chiến lược chống Covid-19 tốt hơn nhưng những điều ông vạch ra không khác nhiều so với những gì chính quyền Trump đang làm.
Joe Biden ngày 20/8 chỉ trích cách chính quyền Trump xử lý Covid-19 trong bài phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ. Ông nhấn mạnh hơn 5 triệu người Mỹ nhiễm nCoV, 170.000 người đã tử vong và ông sẽ là người dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng.
Ứng viên tổng thống Joe Biden phát biểu trong Đại hội đảng Dân chủ tại Delaware. Ảnh: Reuters.
Sai lầm lớn nhất của Tổng thống Trump trong Covid-19 là những phát ngôn khoa trương và bất nhất. Ban đầu ông đánh giá thấp đại dịch, sau đó ông đồng ý kêu gọi giãn cách xã hội rồi lại thể hiện sự tự tin quá mức. Ông nhiều lần nói rằng chiến thắng trước Covid-19 đang cận kề và giảm nhẹ độ nghiêm trọng dịch bệnh. Các đảng viên Dân chủ tuần này chỉ trích mạnh việc ông thường xuyên tự ca ngợi bản thân và thiếu đồng cảm với người khác - yếu tố có thể làm mất lòng cử tri lớn tuổi.
Nhưng thực tế, chính sách chống Covid-19 của Trump tốt hơn những gì những người chỉ trích ông nói và Biden cũng không đưa ra ý tưởng tốt hơn, theo đánh giá của ban biên tập WSJ. Biden hứa sẽ "phát triển và triển khai xét nghiệm nhanh cho kết quả tức thì". Thực tế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) tuần qua đã phê duyệt hai phương pháp xét nghiệm nhanh mới có thể nhanh chóng triển khai diện rộng.
Hồi đầu mùa hè, tình trạng thiếu thuốc thử và thiết bị phòng thí nghiệm đã khiến công tác xét nghiệm bị đình trệ trong bối cảnh ca nhiễm tăng mạnh. Nhưng những trục trặc trong chuỗi cung ứng đã dần được giải quyết. Mỹ đang thực hiện khoảng 700.000 xét nghiệm mỗi ngày, tăng từ khoảng 400.000 vào đầu tháng 6 và 100.000 vào cuối tháng ba.
Việc triển khai nhiều xét nghiệm hơn là rất quan trọng để giúp người Mỹ tự tin quay trở lại làm việc và mở lại trường học. Phương pháp xét nghiệm nhanh bằng nước bọt do Đại học Yale phát triển mà FDA đã phê duyệt tuần này sẽ giúp ích. Nó chỉ tốn khoảng 10 USD và khắc phục được vấn đề thiếu thuốc thử.
Ông Biden cũng kêu gọi một nỗ lực quốc gia có sự phối hợp trên toàn quốc, nhằm thu mua, sản xuất, phân phối đồ bảo hộ, kit xét nghiệm, máy móc, vật tư phòng thí nghiệm cùng các vật tư quan trọng khác, bằng cách tận dụng quyền lực theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng. Chính quyền Trump đã làm gần như tất cả những điều này.
Lầu Năm Góc mùa xuân này ký hợp đồng trị giá 259 triệu USD với các ông ty 3M, Honeywell và Owens & Minor để sản xuất hàng chục triệu khẩu trang N95 cho nhân viên y tế. Các công ty Mỹ như GM và New Balance tăng cường nhà máy sản xuất máy thở và đồ bảo hộ. Chính quyền đã sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để phân bổ nhiều kit xét nghiệm và thiết bị bảo hộ hơn cho các điểm nóng.
Biden muốn thuê 100.000 nhân viên liên bang để truy vết tiếp xúc. Các bang đang làm điều này, mặc dù giới chức y tế công cộng cho biết việc truy vết tiếp xúc không có nhiều tác dụng ở Mỹ vì tình trạng lây lan trong cộng đồng đã quá rộng.
Biden hứa hẹn sẽ tăng cường sản xuất quy mô lớn nhiều loại vaccine nhất có thể. Chính quyền Trump và các công ty tư nhân đang nỗ lực làm điều đó. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh mùa xuân này ký hợp đồng trị giá 628 triệu USD với công ty tư nhân Licence BioSolutions để phối hợp với các nhà phát triển vaccine tăng cường năng lực sản xuất.
Chính quyền Trump cũng ký hợp đồng với Johnson & Johnson, Pfizer, BioNTech, Moderna và AstraZeneca để nhận hàng trăm triệu liều ngay khi vaccine của họ được chứng minh an toàn và hiệu quả. Pfizer và BioNTech tuần này cho biết vaccine của họ có thể xin phê duyệt sớm nhất là vào tháng 10.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng đang tài trợ cho các phương pháp điều trị hứa hẹn nhất. Tháng trước, chính quyền Trump đã ký hợp đồng với Regeneron để sản xuất 300.000 liều kháng thể vào cuối mùa hè.
Biden nói rằng ông sẽ cung cấp cho trường học "các nguồn lực cần thiết để mở cửa an toàn và hiệu quả". Nhưng Trump cũng đã nói rằng ông muốn giải ngân thêm cho các trường học nếu họ mở cửa trở lại. Hồi giữa tháng này, Trump thông báo chính phủ liên bang sẽ cung cấp tới 125 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng cho các học khu trên khắp Mỹ.
Điểm khác biệt chính trong chính sách của Biden với Trump là ông sẽ ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang toàn quốc. Trump ban đầu đã coi nhẹ tác dụng của khẩu trang trong việc ngăn virus lây lan và từ chối sử dụng.
Tuy nhiên, vào tháng 7, Trump thừa nhận tác dụng của khẩu trang, cho biết ông đang dần làm quen sẽ sử dung tại nơi đông người hoặc khi đi thang máy. Trump còn đăng ảnh mình đeo khẩu trang lên Twitter và khẳng định đó là hành động yêu nước. Tuy nhiên, ông vẫn không ủng hộ phương án bắt buộc đeo khẩu trang trên toàn quốc. "Tôi muốn mọi người có tự do ở một mức độ nhất định", ông nói.
Thực tế, triển khai đề xuất của Biden không phải là việc đơn giản. Mặc dù chính quyền liên bang không ra quy định, tính đến đầu tháng 8, 33 bang và nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang nhưng họ chật vật trong việc đảm bảo người dân và nhân viên tuân thủ. Hiến pháp không trao cho chính phủ liên bang quyền cưỡng chế đeo khẩu trang hay trừng phạt người vi phạm.
Một loại virus nguy hiểm dễ lây lan và gây chết người là vấn đề nan giải đối với bất kỳ chính quyền nào. Chính quyền Obama - Biden cũng từng bị chỉ trích về cách xử lý virus H1N1, lọa virus ít nguy hiểm hơn nCoV, vào năm 2009. Mặc dù thường nhấn mạnh đảng Dân chủ của mình có tầm nhìn về cách xử lý Covid-19 tốt hơn, Thống đốc New York Andrew Cuomo đã mắc nhiều sai lầm trong đại dịch, bao gồm quyết định đưa bệnh nhân Covid-19 vào các viện dưỡng lão. Bang New York vẫn dẫn đầu cả nước về số người chết vì Covid-19.
Biden đã đúng khi nói rằng sự phục hồi kinh tế của Mỹ phụ thuộc vào việc có kiềm chế được virus hay không. "Nhưng ông cũng đúng khi nói 'không có phép màu nào sắp đến', kể cả kế hoạch chính ông. Và về cơ bản, nó cũng giống chiến lược của Trump, chỉ trừ đi những phát ngôn gây tranh cãi", ban biên tập WSJ viết.
Cứu 20 con chó kẹt giữa nước lũ Lính cứu hoả lội qua dòng nước lũ cao ngang ngực để giải cứu khoảng 20 con chó mắc kẹt tại một bệnh viện thú y tỉnh Tứ Xuyên. Nhân viên thú y và những con chó bị kẹt tại bệnh viện ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, hôm 16/8, sau khi nước lũ dâng tới tầng...