Nhân viên ngân hàng ngăn chặn vụ lừa đảo gần 600 triệu đồng
Nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ( Agribank) chi nhánh ở Hà Tĩnh đã kịp thời ngăn chặn một khách hàng có ý định rút gần 600 triệu đồng tiền tiết kiệm để gửi cho nhóm lừa đảo.
Ngày 29.7, thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, nhân viên của ngân hàng này vừa ngăn chặn kịp thời một khách hàng có ý định rút gần 600 triệu đồng vì sập bẫy của nhóm giả danh cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà T. (đeo khẩu trang) may mắn được nhân viên ngân hàng cảnh báo về vụ lừa đảo nên không mất oan số tiền gần 600 triệu đồng. Ảnh TÂN KỲ
Trước đó, vào chiều ngày 28.7, khách hàng Hoàng Thị T. (ngụ tại xã Tân Dân, H.Đức Thọ) đến Phòng giao dịch Đức Lạc (thuộc Agribank Chi nhánh H.Đức Thọ) làm thủ tục xin rút gần 600 triệu đồng tiền tiết kiệm dù chưa đến kỳ hạn rút.
Video đang HOT
Giao dịch viên Lê Thị Nga đã trực tiếp làm việc, hỏi han thì được biết bà T. muốn rút toàn bộ số tiền để chuyển cho con trai đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.
Thấy khách hàng có biểu hiện bất thường nên giao dịch viên Lê Thị Nga đã báo cáo sự việc cho lãnh đạo phòng giao dịch để xin ý kiến chỉ đạo.
Sau khi được nhân viên ngân hàng động viên, bà T. mới tiết lộ vào trưa cùng ngày, bà nhận được một cuộc điện thoại của một người lạ xưng là cán bộ Công an H.Đức Thọ. Người này thông báo bà có liên quan đến 1 vụ án ma túy và Cục Cảnh sát phòng chống ma túy (Bộ Công an) đã gửi thông tin liên quan về cho Công an H.Đức Thọ.
Bà T. sau đó liên tục nhận được điện thoại gọi đến từ nhiều số khác nhau đe dọa và yêu cầu bà nếu muốn không bị khởi tố bắt giam thì có bao nhiêu tiền phải rút hết và chuyển vào số tài khoản do những người này cung cấp.
Nhóm người trên còn dặn bà T. trong quá trình rút và chuyển tiền, nếu ngân hàng hoặc người thân có hỏi thì nói là chuyển cho con trai ở Hà Nội.
Sau được nhân viên ngân hàng cảnh báo, bà T. đã nhận ra mình là nạn nhân của vụ lừa đảo, nên dừng việc rút, chuyển tiền. Phòng giao dịch Đức Lạc (thuộc Agribank Chi nhánh H.Đức Thọ) cũng đã báo cáo sự việc cho Công an H.Đức Thọ vào cuộc điều tra.
Giả danh bác sĩ bán sữa cho bệnh nhân
Các đối tượng đã gọi điện thoại cho bệnh nhân điều trị tại viện, giả danh là bác sĩ và yêu cầu họ nhận sữa về bồi bổ sức khỏe nhưng phải trả hàng triệu đồng.
Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên liên tiếp nhận được phản ánh của người bệnh về việc có người giả danh bác sĩ của Khoa Cơ Xương khớp. Các đối tượng đều gọi điện thoại cho bệnh nhân mới được ra viện để bán sữa với chiêu bài "bồi hoàn sức khỏe".
Ngày 8/5, ông Trương Đăng Đ., trú tại phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là bác sĩ của khoa Cơ xương khớp, yêu cầu vào viện để nhận sữa về uống, bồi hoàn sức khỏe sau nhiều ngày điều trị.
Số điện thoại gọi cho ông Đ. thông báo tới nhận sữa. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân này đã vào bệnh viện để nhận sữa. Tuy nhiên, ông đến Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, được thông báo không có chương trình này. Bác sĩ nghi ngờ ông lại bị các đối tượng lừa đảo gọi điện để bán hàng.
Ông Đ. cho biết bản thân được người tên Phan Thanh Tuấn thông báo đang cấp cứu bệnh nhân, hẹn buổi chiều quay lại hoặc mang tới nhà. Khoa Cơ xương khớp xác nhận thêm tại đây không có bác sĩ Phan Thanh Tuấn.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Kim Hải, Trưởng Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, gần đây nhất có người bệnh vừa ra viện cũng nhận được cuộc điện thoại giống ông Đ. và bỏ ra hơn một triệu đồng để mua sữa bột.
Bác sĩ Hải khuyến cáo tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa cơ xương khớp đều được bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn điều trị giải thích rất kỹ. Nếu cần phải tư vấn thêm dinh dưỡng, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp tới bác sĩ điều trị, số điện thoại của khoa, tránh trở thành nạn nhân các hành vi có dấu hiệu lừa đảo.
Chiêu trò dụ dỗ đầu tư chứng khoán để lừa đảo Việc gia tăng hình thức lừa đảo liên quan đến chứng khoán được người dùng tiếp tục phản ánh qua hệ thống tiếp nhận của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: VNCERT/CC Theo VNCERT/CC, ban đầu, đối tượng sẽ tạo...