Nhân viên NATO tại Đức lấy cắp dữ liệu mật
Một công dân Đức đã bị buộc tội lấy cắp các dữ liệu mật tại một trung tâm chỉ huy không quân của NATO ở Đức, vốn cũng là nơi ông này đang làm việc, theo tin tức từ AP đăng tải ngày 8.8.
Một máy bay quân sự của NATO tại căn cứ không quân Ramstein, nơi xảy ra vụ lấy cắp dữ liệu mật – Ảnh: AFP
Nghị phạm 60 tuổi này đã bị bắt vào hôm 6.8 với cáo buộc lấy cắp thông tin bí mật quốc gia để cung cấp cho một nguồn chưa xác định, phát ngôn viên Markus Koehler của bên công tố viên chính phủ Đức cho biết trong một báo cáo.
Nhân viên NATO này được cho là đã lấy dữ liệu mật rồi chuyển vào máy tính cá nhân.
Báo cáo nói trên không cho biết dữ liệu mật bị đánh cắp sẽ được cung cấp cho ai, liệu đã bị rò rỉ hay chưa, hoặc thời điểm nghi phạm lấy cắp.
Video đang HOT
NATO có khoảng 500 người làm việc tại các trung tâm chỉ huy ở căn cứ không quân Ramstein (Mỹ), vốn tọa lạc tại bang Rhineland-Palatinate, miền tây nước Đức.
Khoảng từ 10 – 20% trong số các nhân viên này là công dân Đức.
Theo Thanh Niên
WikiLeaks công bố gần 2,5 triệu tài liệu mật về Syria
WikiLeaks tin rằng các email này sẽ giúp làm sáng tỏ các hoạt động bên trong của chính quyền Syria, cũng như các động thái của Phương Tây.
Ngày 5/7, WikiLeaks lại gây sốc khi tuyên bố bắt đầu phát hành gần 2,5 triệu email liên quan đến tình hình Syria. Theo lời ông chủ trang web này - Julian Assange - nội dung của các email này không chỉ "khiến cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad xấu hổ, mà còn làm cho những người chống chính quyền của nước này, kể cả các đối thủ quốc tế phải lúng túng".
"Việc công bố các tài liệu này không chỉ đơn thuần là để chỉ trích nhóm này hay nhóm khác, mà qua đó chúng ta có thể biết được mối quan tâm, hành động và suy nghĩ của họ. Chỉ có thông qua sự hiểu biết về cuộc xung đột tại Syria, chúng ta mới có thể hy vọng giải quyết được vấn đề đó", đại diện của trang web này trích dẫn lời của ông Julian Assange - người hiện đang tạm trú trong Tòa đại sứ Ecuador tại London, nơi ông đang chờ để được cấp quy chế tị nạn chính trị tại Ecuador.
Với tên gọi "Các tập tin Syria", những email này được viết trong khoảng thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng 3/2012. WikiLeaks tin rằng việc công bố các email này sẽ giúp "làm sáng tỏ các hoạt động bên trong chính phủ và nền kinh tế Syria, nhưng nó cũng cho thấy các công ty và giới chức phương Tây nói một đằng và làm một nẻo như thế nào".
Nhưng tài liệu này sẽ được phát hành trong vòng hai tháng tới và xuất bản trong quan hệ đối tác giữa trang web này với các tờ báo trên khắp thế giới, trong đó có Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Lebanon và Đức.
Trong những email vừa được WikiLeaks công bố, nhiều email có nội dung đề cập nhiều tới mối quan hệ giữa Tập đoàn công nghiệp khổng lồ Finmeccanica, có 30% thuộc sở hữu của chính phủ Italy, với chính phủ Syria.
Mặc dù trên thực tế, chính phủ Italy đã nhiều lần lên án Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhưng theo tiết lộ của WikiLeaks, một trong những công ty con của Finmeccanica là Elsag SELEX đã cung cấp cho Syria hệ thống liên lạc TETRA trị giá 50 triệu USD vào tháng 5/2011 - cùng với thời điểm Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm vận, trong đó cấm xuất khẩu vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng để chống lại người dân Syria. Hiện các thiết bị này đang được cảnh sát và quân đội Syria sử dụng dùng để chống lại việc mạng truyền thông liên lạc bị chặn.
Mặc dù hợp đồng này được ký kết từ năm 2008, nhưng theo nội dung các email được công bố, các kỹ sư người Italy đã đến Syria để hướng dẫn cách sử dụng hệ thống này trong tháng 2/2012. Hệ thống này đã được cài đặt trên các xe quân sự và máy bay trực thăng của Syria.
Cũng theo tiết lộ của WikiLeaks, chính quyền Syria sau đó đã yêu cầu được cung cấp công nghệ mã hóa cho hệ thống liên lạc trên, nhưng Finmeccanica cho biết sẽ phải tham khảo vấn đề này với chính phủ Italy.
Một phát ngôn viên của Tập đoàn Finmeccanica nói với tờ Daily Telegraph rằng, tập đoàn này đang kiểm chứng các email và sẽ đưa ra một tuyên bố chính thức.
WikiLeaks cho biết, chính xác có 2.434.899 email bị rò rỉ, liên quan đến 678.752 người gửi và 1.082.447 người nhận khác nhau. Số lượng này gấp khoảng 8 lần số lượng tài liệu của vụ "Cablegate" (vụ WikiLeaks công bố các tài liệu bí mật trao đổi giữa các Đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới với Bộ Ngoại giao tại Washington năm 2010) vốn gây ra sự lúng túng cho chính quyền Mỹ và làm sáng tỏ về cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.
Những email được công bố lần này có nội dung liên quan tới các nhà chính trị thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa... của Syria.
Các email này được viết bằng một số ngôn ngữ khác nhau gồm 400.000 bức thư viết bằng tiếng Arab và 68.000 bức thư viết bằng tiếng Nga. Nhưng có khoảng 42.000 bức thư nhiễm virus và trojan./.
Theo VOV
Nhiều thế lực khác nhau đang trỗi dậy ở Vatican Nhân vật số hai của Tòa thánh Vatican, người được xem là mục tiêu của một vụ đấu đá tranh giành quyền lực trong Tòa thánh, Ngoại trưởng Vatican Tarcisio Bertone đã lên tiếng hôm 18/6 rằng có những thế lực khác nhau đang trỗi dậy tại Nhà thờ. Ngoại trưởng Tòa thánh Vatican Tarcisio Bertone. (Nguồn: Internet) Trong một động thái thể...