Nhân viên khách sạn lại ‘xanh mặt’ vì dịch
“Mới đi làm lại được 1 tháng thì bùng dịch, tôi phải tiếp tục kiếm công việc tạm thời khác để trang trải cuộc sống”, Thiện nói.
Hôm nay, 5/8, khách sạn nơi anh Thiện làm việc sẽ đóng cửa sau một tháng mở trở lại. Trong 2 tháng cao điểm của dịch Covid-19, anh đã phải nghỉ làm, đi bán và giao hàng cho một tiệm trái cây. Vì làm bán thời gian nên thu nhập của anh chỉ khoảng 2 triệu đồng/ tháng. “Dịch tạm lắng, mới đi làm được một tháng thì đợt dịch thứ hai bùng phát, phải nghỉ. Chắc tôi phải tiếp tục làm tạm việc gì đó để trang trải cuộc sống”, anh Thiện cho hay.
Là nhân viên buồng phòng tại một khách sạn ở TP HCM, trước đây, anh làm 6 ngày/ tuần, mỗi ngày 8 tiếng hoặc hơn nếu đông khách. Trước dịch, thu nhập của anh khoảng 7 triệu đồng/ tháng và thêm phí dịch vụ, trong một tháng đi làm trở lại, anh nhận lương 5 triệu đồng.
Giờ lại nghỉ việc, anh nhớ đồng nghiệp, những căn phòng khách sạn, và những nụ cười của khách khi tạm biệt. Niềm vui của anh là trải được một chiếc giường đẹp cho khách. “Với tình hình hiện tại ngành du lịch sẽ khó khăn, có lẽ giữa năm 2021 mới ổn định. Nghề chọn người chứ mấy khi người chọn được nghề, nên dù có nhiều biến cố, tôi sẽ quay lại ngành khách sạn khi hết dịch”, anh bày tỏ.
Đồng cảnh ngộ, Linh Nhi, sống tại TP Quy Nhơn cũng mất việc khi dịch bùng phát trở lại. Nghỉ việc và nhận 50% lương từ tháng 4, sang tháng 6, Nhi được gọi quay lại khách sạn làm lễ tân. Cuối tháng 7, cô phải nghỉ hẳn vì khách sạn khó khăn. “Giờ tôi chuyển sang làm lễ tân ở studio chụp ảnh, lỡ bén duyên với nghề dịch vụ rồi, có lúc đêm còn ngủ mơ thấy mình đang làm thủ tục check in cho khách”, Nhi cho biết.
Mặc dù ở cùng gia đình, ít áp lực về kinh tế nhưng cô vẫn cảm thấy bồn chồn, lo lắng. “Hồi làm khách sạn, ngày nào cũng đi làm, giờ đột nhiên phải nghỉ một thời gian, thấy không quen. Dù nghề vất vả, nhưng tôi rất nhớ những vị khách vui tính, thân thiện, có người còn tặng quà cho nhân viên, thậm chí còn nhiệt tình mai mối”, Nhi chia sẻ. Cô mong dịch sẽ sớm được kiểm soát vào cuối năm để được quay trở lại làm khách sạn cho đúng chuyên môn. “Làm trái nghề như yêu không đúng người vậy”, cô nói.
May mắn hơn Thiện và Nhi, Hoài Nhân vẫn đang giữ được công việc lễ tân của mình tại khách sạn ở TP Huế, song cô vẫn lo lắng. “Khách sạn mở cửa trở lại, tôi rất vui khi được gặp những gương mặt thân quen. Tuy nhiên, dịch lại bùng phát lần hai. Vì đã có kinh nghiệm nên khách sạn đối phó nhanh hơn, sắp tới nhân viên sẽ đi làm luân phiên, mỗi người nghỉ 2 tuần để chia công cho những người còn lại. Nhưng tương lai e rằng phải đóng cửa lần nữa”, cô cho biết.
Hoài Nhân (thứ ba từ phải sang) cùng các bạn đồng nghiệp. Ảnh: NVCC.
Gần 5 năm làm lễ tân, đây là lần đầu tiên cô rơi vào hoàn cảnh này. Dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 3/2020, khách sạn nơi cô làm việc đóng cửa 1 tháng rưỡi, nhân viên nghỉ không lương. Công việc ở khách sạn là nguồn thu nhập duy nhất của Nhân, nên cô cảm thấy khá khó khăn. Bế tắc, Nhân cố gắng tìm hiểu thêm nhiều chuyên môn khác như marketing, viết lách nhưng vì không có kinh nghiệm nên chưa tìm được việc. Ngoài ra, vì có thời gian nên cô lập một group Facebook về nghề lễ tân – khách sạn để chia sẻ với các bạn trẻ ở Huế quan tâm đến ngành. Cô tâm sự: “Tôi chỉ mong dịch sớm được kiểm soát. Tôi thật sự không muốn bỏ nghề vì đây là điều tôi muốn theo đuổi. Trong thời gian này, tôi sẽ cố tìm thêm những việc khác, trau dồi kỹ năng để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất”.
Còn với Trọng Hiếu, sinh viên ngành du lịch sắp tốt nghiệp ở Nha Trang, ít lo lắng hơn, dù phải đối mặt với 2 đợt dịch. Hoàn thành xong chương trình học ở trường, Hiếu vừa đi làm lễ tân được 1 tháng thì phải nghỉ việc. Ở nhà gần 4 tháng, đến tháng 6/2020, Hiếu bắt đầu làm bellman (nhân viên hỗ trợ hành lý). Đến cuối tháng 7, dịch bùng trở lại, Hiếu chỉ nhận lương cơ bản và không có thêm thu nhập từ phí dịch vụ, cũng không được đóng bảo hiểm như trước.
Trọng Hiếu nhớ những lúc được khách nhờ bế em bé. Ảnh: NVCC.
Hiện giờ, khách sạn nơi Hiếu làm chưa cắt giảm lịch làm việc của nhân viên, tuy nhiên lượng khách giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng 20 – 30 %. “Lúc nghỉ dịch tôi ở nhà chơi game, bán các vật phẩm trong game kiếm tiền, ứng cử việc chuyên ngành khác như huấn luyện viên thể hình, nhưng bị loại vì không có kiến thức chuyên môn, xin làm sale cho công ty đồ uống nhưng cũng bị loại”, Hiếu cho biết.
“Giờ vắng khách nên đứng ở sảnh cũng rất buồn, nhớ nhất những lần khách hỏi thăm, trò chuyện, càng nói nhiều càng biết nhiều và tôi trở nên dạn dĩ hơn. Tuy nhiên, với tình hình này tôi e sẽ sớm thất nghiệp trở lại”, anh nói thêm.
Hiếu cho rằng tình huống khó khăn này là bất khả kháng. “Dịch thì làm ít tiền hơn thôi, nếu phải nghỉ tôi sẽ đi làm ngành khác, miễn sao có thu nhập. Tình hình chung mà, sống hôm nay biết hôm nay, chuyện ngày mai cứ để mai tính”, anh nói. Theo dự đoán của anh, ngành du lịch phải tới đầu hoặc giữa năm 2021 mới có thể ổn định trở lại.
'Điểm sáng' Cầu Vòm Đồn Cả trong hành trình Huế - Hội An - Đà Nẵng: Thơ mộng như tranh vẽ, tha hồ picnic và tắm suối
Huế - Đà Nẵng - Hội An là 3 điểm du lịch tiêu biểu của dải đất miền Trung nắng gió.
Video đang HOT
Hành trình tham quan Huế - Hội An - Đà Nẵng vốn là một hành trình du lịch quen thuộc. Tuy nhiên nhóm bạn của Hồng Nguyên lại tìm thấy những điểm mới trong hành trình quen thuộc ấy, trong đó có Cầu Vòm Đồn Cả. Cô bạn chia sẻ về chuyến đi này: "Do bạn mình sắp đi Nhật 5 năm nên cả đám quyết định làm một chuyến đi thật thú vị để làm kỷ niệm. Bọn mình đi 3 người, mỗi người 3 triệu là đã bao gồm cả vé máy bay, khách sạn, ăn uống, thuê xe, đồ setup, vé tham quan và mua ít quà đặc sản."
Lịch trình 6N5Đ Huế - Hội An - Đà Nẵng của Hồng Nguyên
- Đầu tiên là vé máy bay: Bọn mình đặt trước hơn 1 tháng, Sài Gòn - Huế và Đà Nẵng - Sài Gòn. Vé Vietjet khứ hồi là 960.000/người. Các bạn lưu ý là nhớ cân hành lý trước khi ra sân bay kẻo lố ký thì bị phạt 550.000 lận đó.
- Khách sạn: Mình book 2 đêm ở Huế (240.000/đêm), 1 đêm Hội An (350.000/đêm), 2 đêm Đà Nẵng (200.000/đêm). Do bọn mình đi tham quan nhiều nên đặt khách sạn sạch sẽ thoải mái tiện nghi là được. Ở Huế có hẻm 48 Ngô Quyền rất nhiều khách sạn bình dân, Đà Nẵng mình ở Fuji Sơn Trà, còn Hội An mình ở Blessing Villa, phải nói thêm là khách sạn này siêu siêu dễ thương, có hồ bơi nho nhỏ, phòng ốc sạch đẹp. Mình nghĩ nếu các bạn ở homestay hoặc hostel sẽ còn rẻ hơn nữa ạ. Tổng chi phí khác sạn là 1.230.000 chia cho 3 người.
- Di chuyển: Bọn mình thuê xe máy, các bạn lưu ý nên thuê xe số đi cho dễ. Ở Đà Nẵng nếu đi đèo Hải Vân, đi Sơn Trà đỉnh bàn cờ thì cũng chỉ cho xe số lên thôi. Mỗi xe 100.000/ngày. Liên hệ khách sạn để thuê nhé. Ở Đà Nẵng, các bạn nên đổ đầy bình ở cây xăng luôn kẻo lên đèo hết xăng đổ dọc đường tận 25.000/lít đó.
Bọn mình di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế bằng xe buýt công cộng. Từ Đà Nẵng ra sân bay cũng bằng xe buýt luôn nên rất đỡ tiền taxi, chỉ từ 7.000-15.000/người thôi; nếu đi đông có thể book Grab car cũng rẻ. Còn đi từ Hội An ra đến Đà Nẵng, mình đón xe buýt ở bến xe Lê Hồng Phong giá 20.000/người, xe đi từ Huế đến Hội An 90.000/người đặt trên vexere.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
- Ăn uống: Bọn mình thấy đa số món ăn đều rẻ hết trơn. Tầm 20.000-35.000/phần. Ở Huế, bạn có thể ăn bánh canh cá lóc, trời ơi rất ngon. Ở Hội An và Đà Nẵng,mình thấy món nào cũng ngon hết, Huế ăn cơm gà Bà Buội, Cao lầu, bánh hoa hồng trắng, nước Mót... còn Đà Nẵng thì nhất định phải ăn bánh canh Ruộng, mỳ quảng ếch bếp Trang, chè Liên... tính ra mỗi ngày tốn tầm 100.000 tiền ăn thôi. Ngoài ra, mình nghĩ mỗi bạn nên đem theo nước suối chai lớn, vì thời tiết rất nóng mà nước ở những chỗ du lịch thì mắc nữa.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
- Nơi tham quan: Hên cho tụi mình là đi ngay dịp kích cầu du lịch, nên toàn bộ vé tham quan đều giảm 50% (Đại Nội 100.000, Lăng Khải Định 75.000). Đi thuyền thả đèn 25.000/người. Mình chọn đi thuyền nhỏ không treo đèn lồng chụp ảnh vì sẽ đẹp hơn và rẻ hơn. Bọn mình có đi biển Lăng Cô, Đầm Lập An, và đặc biệt nhất nhất là picnic Cầu Vòm Đồn Cả, đây có lẽ là nơi tụi mình thích nhất trong chuyến đi luôn.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Cảnh vật và đường đến đây rất đẹp. Khi đi nên mang bạt trải, đồ ăn thức uống, đồ tắm và đặc biệt là nhớ đem bao nilong để vứt rác nhé. Đi từ hướng Đà Nẵng đến đèo Hải Vân. Bật google map, zoom kỹ bên tay phải sẽ có đường nhỏ ghi là đường đến Cầu Vòm Đồn Cả, xuống dốc đến cuối đường, khóa cổ xe lại. Đi bộ ra đường ray rẽ phải cứ đi thẳng, khoảng hơn 1.5km nhưng đường đá rất khó đi. Nhớ để ý còi xe lửa để tránh xe. Qua một cây cầu nhỏ, đi tiếp đến cây cầu to, qua cầu nhìn bên tay phải có bậc thang nhỏ leo xuống sẽ đến được đây.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hồng Nguyên.
Hội An thì bọn mình đi loanh quanh phố chụp ảnh, ăn bánh mì, uống nước Mót, tào phớ... cũng không tốn tiền tham quan là bao.
- Với đồ setup chụp ảnh, mình mua ở siêu thị, đem theo để ăn sáng, picnic luôn. Ăn gì mua đó. Cũng rất rẻ tầm 150.000 thôi.
- Mua quà biếu: Bọn mình mua bánh ép khô Thuận An, bánh khô mè bà Liễu, mực rim, tré... toàn quà dân dã nên các bạn không lo về giá, tầm 9.000-60.000.
- Tất cả vé máy bay, khách sạn mình đều book qua ứng dụng Traveloka. Các bạn có thể tham khảo thử.
Những khách sạn dị nhất thế giới Một trong các hoạt động để lôi kéo du khách đến với các khu nghỉ dưỡng chính là tạo ra sự khác biệt, và từ đó, những khách sạn dị nhất, ấn tượng nhất thế giới ra đời. Khách sạn Grand Daddy, Nam Phi Nằm trên một con phố rất nhộn nhịp, Grand Daddy 5 tầng ở Cape Town xuất hiện như một...