Nhân viên Google phá kỉ lục thế giới về tính số Pi
Google đã công bố thành tích vào đúng ngày Pi, tức ngay thứ Năm gần đây (14 tháng 3 hoặc 3/14).
Emma Haruka Iwao đã tạo nên lịch sử Cô Emma Haruka Iwao – nhân viên Google – đã sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Google để phá kỷ lục thế giới về tính toán số pi, một con số vô hạn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kỹ thuật.
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với một vài chữ số đầu tiên của số pi từ bộ môn hình học (ví dụ 3,14).
Đó là số bạn nhận được khi bạn chia chu vi của một vòng tròn cho đường kính của nó.
Cô Iwao – một nhà phát triển và người ủng hộ Google Cloud đã làm việc 3 năm tại google – mới tính toán thành công số pi tới 31 nghìn tỷ chữ số, vượt qua kỉ lục trước là 9 nghỉn tỷ.
Video đang HOT
Google đã công bố thành tích vào đúng ngày Pi, tức ngay thứ Năm gần đây (14 tháng 3 hoặc 3/14)
Phép tính này đòi hỏi quá trình xử lí dữ liệu phức tạp.
Cô Iwao đã dùng chương trình Y-cruncher trên Google Compute Engine và xử lí 170 terabyte dữ liệu trong 4 tháng.
Để nhấn mạnh quy mô phức tạp này, BBC đã so sánh 1 terabyte có thể chứa đựng 200000 bài hát.
Iwao cho biết đây là lần đầu tiên điện toán đám mây được sử dụng để tính pi và đã phá vỡ kỷ lục.
Một kỹ sư của Yahoo đã từng sử dụng công nghệ này vào năm 2010 để tính toán 2 chữ số thuộc dãy hàng nghìn triệu triệu của pi nhưng không tính được tất cả các số ở giữa.
Iwao trả lời BBC rằng cô ấy vẫn chưa tính toán xong số pi: “Số pi không có điểm dừng, tôi muốn tính ra nhiều số hơn nữa.
Theo Bussiness Insider
Google muốn hỗ trợ các start-up Việt tiến ra toàn cầu
Google vừa công bố chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up) Việt tiến ra toàn cầu.
Google Cloud sẽ là bước đệm giúp các start-up Việt tiến ra toàn cầu - Ảnh: T.Luân
Theo đó, thông tin nói trên đã được Google tiết lộ tại hội thảo Google Cloud for Start-ups tổ chức tại TP.HCM vào hôm 9.3, với sự tham dự của hàng trăm start-up và các nhà phát triển.
Tiến ra toàn cầu (Go Global) là 'từ khóa nóng' của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (start-up) Việt Nam năm 2018 và đặc biệt được nhắc đến nhiều hơn khi ngày càng có nhiều 'sản phẩm Việt' thành công trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, tiến ra toàn cầu là một bước đi đối mặt nhiều thử thách khó khăn lẫn mạo hiểm của start-up, và một trong những trở ngại lớn nhất là khả năng triển khai linh hoạt sản phẩm sang các thị trường mới nhanh chóng và dễ dàng, phục vụ linh hoạt số lượng người dùng mới.
Đây là điểm mấu chốt sẽ được 'đám mây thông minh' Google Cloud tháo gỡ dễ dàng, trở thành cầu nối giúp start-up tiến ra toàn cầu thuận lợi và linh hoạt hơn.
Cụ thể, Google Cloud dành cho Startups là chương trình được thiết kế riêng với mục tiêu giúp các start-up phát triển doanh nghiệp của mình, vận hành dễ dàng và nhanh chóng bằng cách khai thác các ưu thế từ các công nghệ và tài nguyên của Google như 'đám mây thông minh' Google Cloud, các sự kiện cộng đồng, các chuyên gia cố vấn, huấn luyện và sự hỗ trợ kỹ thuật.
Các start-up tại Việt Nam có thể xây dựng, chạy thử và cải tiến sản phẩm của mình trên nền tảng 'đám mây' Google Cloud, qua đó cải tiến các sản phẩm và ứng dụng với công cụ trí tuệ nhân tạo Google Cloud AI, và tối ưu chúng qua việc kết hợp với G Suite.
Tại sự kiện, đại diện Google công bố chương trình đặc biệt dành cho bất kỳ start-up nào tại Việt Nam đạt điều kiện của gói hỗ trợ Google Cloud trị giá tương đương 20.000 - 100.000 USD. Cụ thể, các start-up sáng lập dưới 5 năm tại Việt Nam, chưa gọi vốn vòng series B, đang có sản phẩm phát triển dựa trên công nghệ kỹ thuật số, và mong muốn tiến ra thị trường quốc tế, có thể đăng ký tại website Google Cloud dành cho Developers và Start-up (g.co/cloudstartups).
Theo Thanh Niên
Thay thế bà Greene trong đám mây của Google, đây là những khó khăn tân CEO Google Cloud phải đối mặt Cho dù có một số chiến thắng, nhưng nền tảng đám mây Google Cloud vẫn kém xa các đối thủ dẫn đầu và hình ảnh trong mắt người dùng đã ít nhiều bị sứt mẻ. Theo thông báo của Google đưa ra vào tuần trước, bà Diane Greene sẽ rời khỏi vị trí người đứng đầu mảng kinh doanh đám mây của Google....