Nhân viên giao hàng đưa mẹ già mất trí nhớ đi làm cùng mỗi ngày
7 năm qua, ngày nào người đàn ông Trung Quốc cũng chở mẹ 92 tuổi bằng xe đạp và nắm tay bà đi giao hàng để không bị lạc.
Cai Yujun, 52 tuổi, là nhân viên chuyển phát nhanh ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Người đàn ông này trở thành tấm gương hiếu thảo được ca ngợi khắp Trung Quốc, sau khi câu chuyện ông hàng ngày đưa mẹ đi làm cùng để tiện trông nom, chăm sóc, được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ông Cai chở mẹ đi giao hàng cùng mình khắp mọi ngõ ngách ở Thành Đô. Ảnh:The Cover.
Mẹ của ông Cai, bà Yang Suxiu, bị bệnh Alzheimer từ 7 năm trước. Không yên tâm để mẹ ở nhà một mình, ông Cai quyết định chở mẹ theo khi đi làm mỗi ngày.
Để làm được điều này, ông Cai phải sửa chiếc xe để đảm bảo cho mẹ được thoải mái. Ông Cai lắp thêm ở phía sau xe đạp điện một tấm ván bằng gỗ. Cai cũng thêm hai tấm gỗ làm chỗ để chân cho bà Yang và dùng sợi dây thừng làm dây an toàn.
“Mẹ tôi đã dành cả cuộc đời cho gia đình. Chăm sóc mẹ giờ là trách nhiệm của tôi, dù có khó khăn thế nào đi nữa”, CGTN dẫn lời của ông Cai chia sẻ.
Video đang HOT
Chiếc xe đạp điện cũ được ông Cai ‘gia cố’ để chở được cả mẹ lẫn hàng hóa. Ảnh:The Cover.
20 năm trước, Cai cùng gia đình chuyển đến Thành Đô kiếm sống. Ông và vợ được nhận vào làm nhân viên giao hàng cho một cửa hàng máy tính ở địa phương, trong khi bà Yang ở nhà một mình.
“Lúc đó, mẹ tôi còn minh mẫn lắm, bà ấy thường ở nhà hoặc ra ngoài đi dạo”, Cai nhớ lại.
Nhưng mọi thứ thay đổi khi bà Yang có dấu hiệu rối loạn nhận thức và sa sút trí nhớ. Chẳng mấy chốc, bà Yang mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Điều này khiến Cai lo lắng và quyết định đưa mẹ đi theo. Ông thường một tay giữ đồ, một tay nắm tay mẹ khi đi giao hàng để bà không bị lạc. Tuy đã chuẩn bị sẵn cho nhiều tình huống, Cai không tránh khỏi các sự cố, đặc biệt khi giao hàng đến các văn phòng.
Mọi lúc mọi nơi, ông Cai đều nắm tay mẹ để bàkhông bị lạc. Ảnh:The Cover.
“Khi chúng tôi đến các tòa nhà công sở, nhân viên bảo vệ thường chặn mẹ tôi lại. Tôi hỏi họ rằng có thể chăm sóc mẹ tôi không, yêu cầu họ chịu trách nhiệm về bất kỳ tai nạn nào xảy ra với bà ấy nếu tôi để bà ấy lại?”, Cai nói.
Cuối cùng, các nhân viên bảo vệ đành để Cai đưa mẹ vào.
Đồng nghiệp của Cai ủng hộ hành động hiếu thảo của ông. Họ thường giúp ông Cai bằng cách chăm sóc bà Yang mỗi khi ông không thể đưa mẹ đi cùng.
Tùng Anh
Theo Ngoisao.net
Không chịu cấp dưỡng nuôi con chung vì... vợ cũ có chồng mới
Theo tòa, lời trình bày của người chồng cũ là nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, không có căn cứ để chấp nhận.
Nộp đơn yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng nuôi con ra TAND huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chị Hân (ngụ xã An Điền) trình bày chị và anh Tú thỏa thuận ly hôn vào tháng 7/2017.
Khi ly hôn, hai người đồng ý thống nhất là chị trực tiếp nuôi con chung sinh năm 2016, anh Tú không phải cấp dưỡng nuôi con. Dù vậy, giữa chị và anh có thỏa thuận riêng là anh sẽ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 700.000 đồng cho đến khi cháu bé trưởng thành.
Sau đó, anh Tú không đến thăm con nhưng có bốn lần gửi cho chị được tổng cộng 3,1 triệu đồng để chị nuôi con. Rồi không hiểu vì sao anh không chịu gửi tiền cho chị nữa.
Hiện nay chị đang gặp khó khăn, trong khi anh Tú là thợ điện, thu nhập mỗi tháng 4-5 triệu đồng, đủ khả năng cấp dưỡng. Vì vậy chị yêu cầu tòa buộc anh phải tiếp tục cấp dưỡng để hỗ trợ chị nuôi con chung.
Tại phiên xử của TAND huyện Thạnh Phú mới đây, anh Tú khai rằng khi ly hôn, chị Hân nuôi con và không yêu cầu cấp dưỡng. Giữa anh và chị không hề có thỏa thuận riêng nào về việc anh phải cấp dưỡng nuôi con như chị trình bày. Tuy nhiên, vì thương con nên anh cũng có bốn lần đưa tiền cho chị Hân để lo cho con.
Theo anh Tú, sau đó do chị Hân có chồng mới nên anh không đồng ý cấp dưỡng nữa bởi anh không biết được khi anh cấp dưỡng thì chị có dùng số tiền đó để lo cho con hay dùng vào việc gì khác. Mặt khác, nghề thợ điện của anh thu nhập cũng không ổn định. Nay nếu chị không đủ khả năng nuôi con chung thì giao con lại cho anh nuôi. Cũng theo anh Tú, việc anh không tới lui thăm con là do cha của chị Hân ngăn cản, xua đuổi...
TAND huyện Thạnh Phú nhận định dù anh đã ly hôn nhưng cả hai vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tại phiên tòa, anh Tú thừa nhận dù chị Hân đã có gia đình khác nhưng chị vẫn chăm lo nuôi con, chưa vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc con. Tính đến nay, con chung của anh chị chỉ mới 26 tháng tuổi nên việc anh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là chưa phù hợp. Lời trình bày của anh Tú là nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, không có căn cứ để chấp nhận.
Cuối cùng, tòa quyết định buộc anh Tú cấp dưỡng mỗi tháng 700.000 đồng cho đến khi con chung của anh chị đủ 18 tuổi để đảm bảo quyền lợi của cháu và để chị Hân có điều kiện nuôi dưỡng cháu.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Thu Giang (PLO)
Nhập viện vì dùng dây cáp điện chữa ngứa bộ phận sinh dục Người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi dùng dây cáp điện thoại luồn vào niệu đạo, tới bàng quang thì đoạn dây bị rối. Ông ta sau đó phải đến bệnh viện ở Đại Liên. Các bác sĩ dùng tia laser để cắt phần dây rối mới có thể kéo sợi dây ra ngoài. Đoạn dây cáp điện thoại bác sĩ lấy ra...