Nhân viên Facebook thỏa mãn hơn nhân viên Google, Apple
Trong xếp hạng 50 nhà tuyển dụng tốt nhất của năm 2012 tới có 13 công ty CNTT, trong đó có 3 công ty hàng đầu là Facebook, Google và Apple.
Tại một văn phòng của Facebook ở Mỹ.
Website Glassdoor vừa công bố danh sách thường niên lần thứ tư, ghi nhận các nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới. Danh sách này được lập dựa trên nhận xét của nhân viên từ các công ty trong năm 2011.
Bảng xếp hạng bao gồm 50 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, theo thứ tự số điểm thấp dần, có một số công ty CNTT như Facebook, Google, Apple, Raskspace (các công ty về các dịch vụ hosting) và các công ty khác: Salesforce.com, Citrix Systems, Qualcomm, SAP America, NetApp, Intel, Groupon, Intuit và Nvidia.
Tất cả những công ty này đều được đánh giá là Satisfied (hài lòng, thỏa mãn), duy chỉ có một mình Facebook là đạt mức Very Satisfied (tức là “rất hài lòng”).
Lưu ý là, trong nhóm 10 công ty tuyển dụng tốt nhất đầu tiên, chỉ có 3 công ty CNTT là Facebook (4,3 điểm); Google (4,0 điểm) và Apple (3,9 điểm). Còn như Intel cũng chỉ xếp hạng 32!
Ngoài Facebook, Google và Apple, trong nhóm 10 công ty tuyển dụng tốt nhất có 3 hãng tư vấn là Bain & Company, McKinsey & Company và Salom Consulting, Tổ chức khoa học phi thương mại MITRE, Công ty CareeBuilder (cung cấp dịch vụ nhân sự), REI (bán trang phục và thiết bị thể thao) và Trader Joe”s (bán hàng thực phẩm).
Trong cuộc khảo sát của Glassdoor, các nhà nghiên cứu cũng xem xét quan hệ của nhân viên với lãnh đạo công ty mà họ làm việc. Với nhân viên các công ty CNTT, người có mức tín nhiệm cao nhất là Giám đốc điều hành NetApp, ông Tom Georgens, với kết quả bình chọn đạt 100%. Người đứng thứ hai là Tim Cook, Giám đốc điều hành mới nhậm chức không lâu của Apple đạt 96%.
Xếp hạng 10 nhà tuyển dụng tốt nhất năm 2012 trong lĩnh vực CNTT (nguồn Glassdoor.com):
Vị trí
Nhà tuyển dụng
Điểm
Người đứng đầu
Điểm
1
4,3
Mark Zuckerberg
89%
2
Video đang HOT
4,0
Larry Page
92%
3
Apple
3,9
Tim Cook
96%
4
Rackspace
3,9
Lanham Napier
84%
5
Salesforce.com
3,9
Mark Benioff
88%
6
Citrix Systems
3,8
Mark Templeton
92%
7
Qualcomm
3,8
Paul Jacobs
89%
8
SAP America
3,8
Bill MacDermott
85%
9
NetApp
3,7
Tom Jordgens
100%
10
Intel
3,6
Paul Otellini
93%
Đứng vị trí thứ ba về sự tín nhiệm là ông Paul Otellini, CEO của Intel với số điểm 93%. Vị trí thứ tư được chia nhau giữa Mark Templeton từ Citrix Systems và Larry Page của Google. 92% nhân viên của họ tán thành cung cách điều hành công ty của họ. Còn nhà sáng lập và đứng đầu Facebook Mark Zuckerberg không rõ vì sao chưa tìm được sự trung thành tuyệt đối của một bộ phận nhân viên. Năm nay, Zuckerberg chỉ đạt được mức tín nhiệm của 89% nhân viên so với 96% của năm ngoái. Người đứng đầu Qualcomm, Paul Jacobs đạt số điểm tương đương của Zuckerberg.
Nên nhắc thêm rằng Giám đốc điều hành Groupon Andrew Mason chỉ đạt được điểm tín nhiệm khá thấp = 78% và bản thân Công ty của ông thì chỉ xếp hạng 40 trong số các nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới năm 2012.
Theo ICTnew
Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề
Một khảo sát mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN vừa tổ chức cho thấy sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề.
Học chỉ cần có bằng đại học
Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.
Từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH & NV - ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp của/cho SV ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời "đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề" gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.
TS. Trịnh Văn Tùn cho hay: "Ở đây chúng tôi mới chỉ đánh giá được ở góc độ tinh thần, tâm thế của SV và đặc biệt là sự khiếm khuyết thông tin về các nghề gắn với ngành đào tạo. Do vậy, mức độ mù mờ trong định hướng nghề của SV là rất cao. Họ nghĩ đến việc làm nhưng không biết làm việc gì cụ thể để phát huy kiến thức và kĩnăng học được từ ngành học. Như vậy, mối liên hệ được kì vọng là chặt chẽ giữa bên cung lao động và cầu lao động chưa đạt được".
Cũng theo kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong nghiên cứu của TS Tùn, cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ SV ngay từ khi lựa chọn ngành học và trong quá trình học, đã không có một sự định hướng cụ thể và "cũng không được ai khuyên" về các nghề gắn với ngành học của mình. Việc SV tiếp cận và theo học chuyên môn hiện tại của mình đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu nhiên, từ một kinh nghiệm gia đình, bè bạn hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu "có bằng đại học".
Sinh viên cần trang bị nhiều kỹ năng mới có khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.
Doanh nghiệp thờ ơ với SV mới ra trường
Phân tích về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, bà Vũ Thu Hà, giám đốc công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, cho biết: "Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa... Điều đáng nói là trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp phải đó là SV, kể cả những SV có bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều SV còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực và khả năng của mình cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn nữa hay không".
Các chuyên gia cho biết một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy... và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Bà Hà cho rằng: "Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với SV mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại SV tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc. Bù lại, họ tập trung tuyển chọn những cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc để bắt tay ngay vào công việc của họ yêu cầu. Điều này trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các SV khi mới tốt nghiệp ra trường".
Bà Hà đề nghị: "Cần phải thay đổi hệ thống, phương pháp, nội dung giáo dục ngay tại các cơ sở đào tạo. Theo chúng tôi, hiện tại, các chương trình đào tạo tại các trường đại học mang tính hàn lâm, rập khuôn một chiều, ít gợi mở tính sáng tạo cho người học, quá trình giáo dục thiếu chủ động vì thế chúng cũng tạo ra nguồn nhân lực thụ động, với kiến thức cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị tuyểndụng. Về phía nhà trường, nên đưa chương trình đào tạo kỹ năng vào chương trình chính thức".
Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho SV tốt nghiệp ra trường, TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, Trường ĐH KH XH&NV, cho rằng một trong những biện pháp mang tính khả thi cao nhằm giúp các SV nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đó là trang bị ngay cho họ những kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân...) trước khi các em tốt nghiệp ra trường. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bịthêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
TS Hà kiến nghị: "Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc... Chương trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm. Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp tác động này một cách nghiêm túc và khoa học để từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
SV học cách tạo phong cách để gây ấn tượng Nhiều bạn trẻ có năng lực, có hình thức ổn... nhưng vẫn trầy trật không tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ vì thiếu phong cách. Tuy nhiên, phong cách lại là thứ có thể "thêm muối" nếu bạn biết cách. Hàng trăm SV các trường ĐH tại TPHCM đã có thêm nhiều phương pháp để chống "mờ nhạt" qua ngày...