Nhân viên cũ của Zing Me thành lập mạng xã hội sách đầu tiên ở Việt Nam
Một dịch vụ mạng xã hội chuyên biệt mới tại Việt Nam, hướng đến cộng đồng những người yêu đọc sách.
Thêm một sản phẩm mới tham gia vào thị trường mạng xã hội tại Việt Nam, Reader.vn – mạng xã hội cho những người yêu sách. Lấy sách làm đối tượng trung tâm của mạng xã hội, Reader.vn hướng đến mục tiêu kết nối những người thích đọc sách và chia sẻ. Các tính năng của dịch vụ xoay quanh việc bình luận, trích dẫn, ghi chú, chia sẻ, bán, tạo nhúng tủ sách, kết bạn, trò chuyện…
Được biết, đứng sau dự án là Võ Duy Tuấn – một người hoạt động trong lĩnh vực lập trình web và thiết kế đồ họa. Anh trước đây đã từng có thời gian tham gia phát triển mạng xã hội Zing Me của VNG trong vài trò Interactive Designer (Thiết kế tương tác) cùng nhiều dự án khác.
Theo Võ Duy Tuấn, mạng xã hội sách Reader.vn sẽ chính thức cho đăng ký tài khoản vào sáng ngày mai (17/4/2011). Cùng với việc thu hút người dùng, Reader.vn cũng hướng sự tập trung đến các nhà sách, nhà xuất bản, nhà bán lẻ sách, tiệm sách cũ… để tạo môi trường tương tác đa dạng và phong phú cho cộng đồng những người yêu sách và làm việc liên quan đến sách.
Phát triển theo hướng mạng xã hội chuyên biệt thời gian qua có sự tham gia của khá nhiều mạng xã hội Việt Nam. Mô hình này chưa thực sự thu hút được lượng người dùng đông đảo như dạng phát triển đại trà (không hướng nội dung – Zing Me, Banbe.net, Go.vn, Yume…). Nhưng những người tham gia mạng xã hội chuyên biệt thường được đánh giá rất “trung thành” và tích cực trong các hoạt động của mạng.
Theo PLXH
Mạng xã hội Indonesia sẽ làm mưa gió ở châu Á?
Không chỉ Thung lũng Silicon mới là mảnh đất màu mỡ cho kinh tế sáng tạo, nơi sản sinh ra những gã khổng lồ công nghệ . Nếu Koprol trở thành MXH cho riêng người Châu Á, bản đồ kinh tế sáng tạo trên TG sẽ còn nhiều thay đổi.
Video đang HOT
Diễn đàn "Kinh tế sáng tạo - giải pháp cho Việt Nam bật lên?" giới thiệu mạng xã hội Koprol do ba thanh niên Indonesia lập nên, hiện đang được Yahoo phát triển ra nước ngoài như một phép so sánh cho những Yoo!, Zing me, Yume... của Việt Nam trên con đường cạnh tranh kinh tế sáng tạo.
Không chỉ Thung lũng Silicon...
Sau khi tốt nghiệp ĐH không lâu và cảm thấy công việc đang làm thật tẻ nhạt, ba người đàn ông đã cùng nhau thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet. Đó là một quyết định chóng vánh, nhưng không lâu sau công ty của họ đã được một công ty công nghệ lớn chào mua, mang lại cơ hội giàu có và nổi tiếng cho các nhà sáng lập. Chuyện này cũng là bình thường trong thế giới thay đổi không ngừng của truyền thông xã hội. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là công ty đó không phải được sinh ra tại thung lũng Silicon mà ở một vùng nhỏ bé hơn nhiều- thủ đô Jakarta, Indonesia.
Koprol bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2008 và chưa đầy hai năm sau đã thu hút được 1 triệu thành viên. Đối với nhiều người Indonesia, mạng xã hội này đã trở thành một phần không thể tách rời với cuộc sống sôi động của họ. Những người sử dụng Koprol có thể trở thành bạn bè, đối tác kinh doanh, bạn chung phòng, vv... Và ba nhà sáng lập bỗng chốc trở trên nổi tiếng như những ngôi sao nhạc rock hay trở thành những tấm gương sáng để hàng trăm doanh nhân địa phương đam mê với những ý tưởng công nghệ noi theo.
Theo một số nhà quan sát, tháng 5 năm ngoái, người khổng lồ Yahoo của thung lũng Silicon đã mua lại Koprol với giá vào khoảng 2,5- 4 triệu đôla. (Yahoo không tiết lộ gì về các điều khoản hợp đồng). Cũng như Facebook và Zynga được lấy cảm hứng từ những công ty tiền thân ở châu Á như CyWorld và DeNa; việc mua lại Koprol có thể giúp Yahoo thâm nhập sâu hơn vào các thị trường mới nổi, từ Philippines đến châu Mỹ Latinh.
Koprol: xu thế toàn cầu theo đặc tính dân bản địa
Tuy nhiên, Koprol không tập trung vào những thông tin cá nhân của người sử dụng giống như các mạng xã hội phương tây như Facebook. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến việc người sử dụng đang làm gì, ở đâu và với ai. Do người Indonesia thường đăng nhập trên điện thoại di động nên bất cứ khi nào họ cũng có thể biết được ai đó đang ở quán bar, câu lạc bộ hay cửa hàng nào, kể cả những người họ không hề quen biết. Bạn có thể nói chuyện trực tuyến với họ, có nhiều thông tin hơn về một nhà hàng ăn hay cửa hàng hàng nào đó và lên kế hoạch gặp gỡ bạn bè. Bạn cũng có thể xây dựng một cộng đồng những người có chung lý tưởng, ví dụ như tổ chức các buổi vui chơi cho trẻ em hay quyên góp ủng hộ nạn nhân của thảm họa núi lửa phun trào gần đây ở Indonesia.
Chính khía cạnh tự phát và tính mở với những người sử dụng bạn không quen biết đã giúp Koprol hội nhập nhanh vào một đất nước phát triển nhanh chóng song vẫn nuôi dưỡng những giá trị xã hội truyền thống của một ngôi làng mở rộng. Theo ông Michael Walsh- một nhà chiến lược truyền thông xã hội ở Hongkong, "Cơ bản thì Koprol rất khác biệt so với các mạng xã hội của phương Tây, bởi nó được thiết kế phù hợp với xu hướng xã hội hóa của người Đông Á. Sẽ không ngạc nhiên khi mạng xã hội này có thể mau chóng tạo một ảnh hưởng sâu rộng tại các quốc gia đang phát triển".
Mới đây Koprol đã công bố lãi và hy vọng sẽ sớm có những bước đột phá trong các thị trường ngoại như Thái Lan và Việt Nam khi mang cái tên mới Yahoo Koprol.
Ba nhà sáng lập Koprol vẫn điều hành công ty dù không còn nắm giữ bất kỳ % cổ phần nào. Giám đốc điều hành Fajar Budiprasetyo, 35 tuổi; giám đốc sáng tạo Satya Witoelar, 35 tuổi; và giám đốc kỹ thuật Daniel Armanto, 31 tuổi, đang thu hút sự chú ý tại các cuộc hội thảo và đã có kế hoạch hợp tác với một số nhà đầu tư mạo hiểm trong các động thái tiếp theo.
Thành công này đã vượt quá mong đợi của họ khi mới thành lập Koprol. Khi đó, họ đang quản lý SkyEight- một công ty nhỏ chuyên về phát triển các ứng dụng phần mềm, nhưng rồi họ cảm thấy mệt mỏi. Budiprasetyo và Armanto đã tới Mỹ du học, và cả ba đã có cơ hội tiếp xúc với thế giới công nghệ sôi động nơi đây. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy một điều gì đó hấp dẫn ở quê nhà, ngay tại thủ đô Jakarta- nơi đã trở thành một bệ phóng thành công của hàng chục công ty công nghệ như Tokopedia.
Ảnh: Ba nhà sáng lập Koprol : Satya Witoelar- giám đốc sáng tạo; Fajar Budiprasetyo- giám đốc điều hành; và Daniel Armanto- giám đốc kỹ thuật. (Ảnh: Forbes)
Chưa thỏa mãn với mạng xã hội của người khổng lồ Facebook, các nhà sáng lập Koprol quyết tâm tạo ra một sản phẩm hoàn hảo hơn. Hầu hết người Indonesia không đi quá xa ra khỏi quê hương, đồng thời cũng có tinh thần chia sẻ và gắn kết cộng đồng, bởi vậy tại đây Facebook đã rất phổ biến, chiếm số người sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Tuy nhiên các đối tác nhận thấy nó không đặc biệt phù hợp với phong các của người Indonesia.
Một lý do là, các thiết bị di động chiếm khoảng hơn 70% của các dịch vụ giao thông trên mạng, nhưng Facebook không có bất kỳ dịch vụ hỗ trợ xác định vị trí nào tại thời điểm đó. Ông Rama Mamuaya- nhà sáng lập công ty công nghệ DailySocial, nhận xét: "Người Indonesia rất thích ra ngoài và hay hành động tự phát. Khi chúng tôi muốn tới một cửa hàng, chúng tôi muốn biết sẽ có những ai tới đó".
Koprol hiện đang phát triển rất nhanh, mỗi tuần có thêm hàng nghìn thành viên mới. Tuy nhiên, theo giám đốc kỹ thuật Mamuaya thì công ty chưa thực sự sẵn sàng cho sự phát triển nhanh chóng này. "Máy chủ bị rớt liên tục. Tốc độ hiện nay quá chậm để theo kịp lượng thành viên ngày càng tăng", anh viết trong blog của mình.
Có thể dễ dàng giải quyết vấn đề bằng cách mua thêm những máy chủ mới và tuyển dụng thêm nhân viên, nhưng công ty không tìm ra phương cách để kiếm tiền từ các dịch vụ. SkyEight cũng hỗ trợ một phần nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Mạng XH phong cách của người Indonesia
Cơ hội đến bất ngờ khi Koprol được một giám đốc phát triển kinh doanh của Yahoo chú ý đến. Yahoo- người chậm chân trong các thị trường truyền thống ở Bắc Mỹ và châu Âu, từ lâu đã chú ý đến Đông Á như một thị trường béo bở, nơi họ có thể chiếm được thị phần lớn và có tiềm năng phát triển cao. Yahoo đã không thành công khi có ý định nhắm đến mạng xã hội xác định vị trí FourSquare nên muốn tìm một đối tác khác. "Tôi biết sẽ còn rất nhiều khó khăn, song Koprol có tiềm năng rất lớn", ông Michael Smith nói.
Ông đã tài trợ hàng loạt các sự kiện nhằm giúp mọi người học hỏi, chia sẻ và cũng thu hút được rất nhiều nhân tài. Các nhà sáng lập Koprol cũng nằm trong số đó. Bà Yvonne Chang- giám đốc quản lý của Yahoo khu vực Đông Nam Á cho biết: "Koprol đã tìm được công nghệ mạng xã hội mang lại sự giàu có và tự do theo phong cách của người Indonesia". Đó cũng là một nhân tố quan trọng mà bà luôn chú ý đến khi thâm nhập vào các thị trường mới nổi.
Hiện nay, các khoản tài trợ cho Koprol đã thu về được lợi nhuận đáng kể. Nanisha Effendy- một giám đốc tiếp thị cho biết, các thành viên của Koprol không ngần ngại quyết định tài trợ chiến dịch quảng bá sản phẩm sữa mềm Isotonic của cô "chỉ trong nháy mắt". Họ cũng rất tích cực đối với các dịch vụ từ nước ngoài hay các lễ hội âm nhạc.
Số tiền mà ba nhà sáng lập Budiprasetyo, Witoelar và Armanto kiếm được (mỗi người khoảng 1 triệu đôla) dù rất lớn ở Indonesia nhưng vẫn chưa thể được xem là "hũ vàng" khi so sánh ở thung lũng Silicon. Tuy nhiên, sự nổi tiếng cũng quý giá như tiền bạc, bởi nó sẽ mở ra nhiều cơ hội được tiếp xúc với các bậc thầy về công nghệ, các nhà chiến lược, môi giới hay các nhà đầu tư mạo hiểm trong các hoạt động kinh doanh tiếp theo. Theo Walsh- nhà chiến lược Hồng Kông, thì "họ đang có những lợi thế rất tốt, không chỉ ở châu Á mà còn trên phạm vi thế giới. Họ sẽ có thêm hàng ngàn cơ hội để phát triển; và với ba ngươi đàn ông này, động thái tiếp theo có thể sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang hơn cho họ".
Theo Vef.vn
5 "đại địch" trên toàn thế giới của Facebook - Có Zing Me của Việt Nam Con đẻ của Vinagame được xếp vào danh sách 5 đối thủ lớn nhất "ngáng chân" mạng xã hội Facebook. Hiện tại, Facebook được xếp vị trí mạng xã hội phổ biến nhất tại đa số các quốc gia trên thế giới (khoảng 640 triệu người sử dụng). Trên thực tế, nếu số liệu Alexa có thể tin tưởng được, thì tổng số...