Nhân viên Boeing bị cấm chơi Pokemon Go
Giảm năng suất công việc và gây nguy hiểm là lý do để Boeing cấm các nhân viên của mình chơi Pokemon Go.
Hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ vừa ban hành lệnh cấm chơi Pokemon Go tại văn phòng do nhân viên không ngừng chơi tựa game này trong giờ làm việc. Thay vì chú tâm vào nhiệm vụ được giao, nhiều nhân viên lại đổ đi săn Pokemon. Một trường hợp bị thương khi chơi game này tại Boeing đã được ghi nhận.
Pokemon Go đang bị cấm tại một vài nơi vì mang đến nhiều rắc rối. Ảnh: BGR.
Theo BGR, Pokemon Go đã lọt vào danh sách đen của Boeing, cùng với hàng tá các phần mềm bloatware bị cấm khác tại công ty này. Nhiều khả năng các công ty công nghệ cao khác cũng sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn như Boeing nhằm hạn chế rủi ro khi nhân viên bị xao nhãng bởi những linh thú ảo.
Pokemon Go vừa được phát hành cách đây vài tuần và nhanh chóng gây cơn sốt trên toàn cầu. Tuy vậy, chỉ mới một vài nước “phủ sóng” Pokemon và hàng loạt các rắc rối về an ninh, quyền riêng tư hay giao thông đã xuất hiện. Đã có trường hợp bị thương, bị cướp hoặc nguy hiểm đến tính mạng khi chơi Pokemon Go.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Tại sao Google lại bỏ mỏ vàng Pokemon Go?
Mặc dù mới chỉ xuất hiện nhưng Pokemon Go đã nhanh chóng trở thành hiện tượng trong làng game di động. Ít ai biết rằng đáng lý ra Pokemon Go là "con đẻ" của Google.
Video đang HOT
Pokemon Go do Niantic Labs phát triển. Ban đầu, Niantic Labs trực thuộc Google nhưng sau vụ tái cơ cấu năm ngoái để lập ra công ty mẹ Alphabet, Google đã tống Niantic Labs ra đường. Trong lúc bơ vơ không biết bấu víu vào đâu, Niantic Labs đã được Nintendo cứu giúp để rồi giờ đây nổi tiếng với game gây nghiện Pokemon Go. Liệu đó có thực sự là quyết định ngờ ngệch khiến Google giờ đây phải ôm hận?
Thực tế không hoàn toàn vậy. Tuy tiếc rẻ nhưng việc chia tách đã nằm trong lộ trình từ đầu của Google. Sẽ chẳng có ai là người hoàn toàn thua thiệt trong chuyện này, kể cả Google. Gã khổng lồ đã có những tính toán khác và mọi thứ vẫn nằm trong vòng kiểm soát.
Sinh ra để chia tách
Cũng giống nhiều dự án trước đây của Google, Niantic Labs là sản phẩm của John Hanke, một lãnh đạo tài năng. Chính John Hanke là người đứng sau các dự án lớn và tham vọng như Google Maps và Google Earth. Năm 2010, ông được bật đèn xanh thành lập công ty Niantic. Ban đầu, ông và một nhóm nhỏ kỹ sư phụ trách dự án này, sử dụng công nghệ bản đồ của Google làm nền tảng.
John Hanke, "cha đẻ" của Pokemon Go.
Các ứng dụng đầu tiên của Niantic được phát triển cho nền tảng Android, bao gồm Field Trip - một dịch vụ thông báo dựa trên vị trí, và Ingress - game di động nhiều người chơi dựa trên các địa điểm có thật. Về cơ bản, Pokemon Go chính là Ingress đóng gói lại với sự góp mặt của các nhân vật Pokemon.
Ngay từ đầu, Niantic đã là một "đơn vị kinh doanh tự chủ", như một kiểu thử nghiệm của Google trước khi lập ra công ty mẹ Alphabet để cai quản toàn bộ. Lộ trình của Niantic khi đó chỉ có 2 hướng: Sáp nhập với Google hoặc tách ra làm ăn riêng.
Một nguồn tin thân cận với Niantic cho biết, kế hoạch tách riêng Niantic đã có từ đầu, thậm chí trước cả khi quá trình tái cấu trúc Google bắt đầu. Về cơ bản, với thành công của Ingress, Niantic nghiêng hẳn về game hơn là một công ty chung chung như Google.
Pokemon Go bắt nguồn từ game "Ingress".
Tại thời điểm tách Niantic ra, Google nói: "Giờ thì họ đã sẵn sàng tăng trưởng với vai trò là một công ty độc lập. Và điều đó sẽ giúp họ kết hợp sâu sát hơn với các nhà đầu tư và đối tác trong lĩnh vực giải trí".
Ngược với tôn chỉ của Google
Việc Niantic hợp tác với Nintendo để phát triển Pokemon Go nằm ngoài dự đoán của Google. Thực tế, nó đi ngược với tôn chỉ trước đây của Google - đó là trung lập. Google chỉ ưa thích các nền tảng, kiểu như kho ứng dụng và bản đồ, và không muốn được nhìn nhận như một nhà phát triển giống các công ty khác. Trong khi đó, những đối tác tiềm năng như Nintendo thường chỉ muốn hợp tác với những công ty độc lập chứ không phải với một hãng lớn ôm đồm nhiều thứ như Google.
Pokémon Go là sản phẩm hợp tác giữa Niantic Labs và Nintendo.
Có lẽ nhận thấy điều đó nên Google đã có quyết định từ khá sớm. Một năm trước khi Niantic tách riêng ra, Google đã đổ tiền đầu tư cho Magic Leap, một công ty khởi nghiệp (startup) giống như Niantic - cũng làm về game và thực tế tăng cường (AR). Chỉ khác ở chỗ Magic Leap xác định mình là nền tảng chứ không phát triển các game độc lập.
Lợi cho cả hai
Thực tế, quyết định của Google lợi cho cả hai. Nếu vẫn giữ Niantic thì có lẽ đã không có một game kinh điển như Pokemon Go như bây giờ. Còn nếu buông (và thực tế đã buông), thành công có được của Niantic nhờ sự độc lập, tự chủ và linh hoạt vẫn mang lại danh tiếng cho Google.
Hãng vẫn được tiếng là "lò ấp" tạo ra những công ty thành công như Niantic. Và nếu Niantic có thể khiến người dùng quen nhiều hơn với công nghệ AR thì đó sẽ là chiến thắng cho Google. Hiện Google đang dồn nguồn lực thúc đẩy phát triển công cụ bản đồ 3D "Tango", có thể mang lại sức mạnh rất lớn cho người dùng smartphone trong trải nghiệm thực tế ảo.
Google hy vọng dự án Tango sẽ thơm lây nhờ Pokémon Go.
Google cũng có thể kiếm tiền từ thành công của Niantic. Sau vụ chia tách, Google đang để lại số cổ phần 30 triệu USD trong Niantic. Hiện chưa rõ khoản đầu tư có bao gồm lợi nhuận kiếm được từ Pokemon hay không. Nhưng Google không phải công ty non trẻ, hãng đã có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên chắc chắn không thể để vuột mất miếng ngon.
Tuy vậy, nếu thành công chỉ có thể đạt được khi Niantic độc lập khỏi Google thì chẳng lẽ Google cứ phải từ bỏ những "mỏ vàng" mà mình tạo ra? Hãng này, và kể cả công ty mẹ Alphabet và chương trình ươm tạo, đang cố thúc đẩy và giữ các công ty khởi nghiệp cùng chung một mái nhà. Thậm chí, họ còn áp đặt cả văn hóa doanh nghiệp chung cho toàn bộ các công ty nhỏ trực thuộc. Những lãnh đạo công ty con có tài luôn muốn hoạt động độc lập, và khi đã đủ lông đủ cánh thì họ sẽ tìm mọi cách để thoát ra.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Đã có bản Pokemon Go chơi được ngay ở Việt Nam Phiên bản Pokemon Go dùng bản đồ Australia nhưng chơi được ở Việt Nam đang được lan truyền trên Internet. Sau nhiều ngày phát hành, Pokemon Go vẫn chưa chính thức có mặt tại bất kỳ quốc gia châu Á nào, kể cả quê nhà Nhật Bản. Người chơi ở các nước chưa có Pokemon vẫn có thể cài được ứng dụng nhưng...