Nhân viên bị vắt kiệt sức, các CEO Mỹ có thu nhập cao phi lý
Nhiều CEO Mỹ được trả lương thưởng cao dù công ty hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, các nhân viên mới bị vắt kiệt sức, sa sút về tinh thần và thể lực.
Theo CNN, cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 đã phơi bày tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Tuần này, Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders đề xuất đánh thuế những công ty trả quá nhiều tiền cho các lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, cổ đông của Starbucks cũng bỏ phiếu phản đối mức lương của CEO Kevin Johnson. Theo CNN, một số cho rằng ông được trả lương quá cao.
Ông Kevin Johnson được thưởng 1,86 triệu USD trong năm tài chính 2020. Bên cạnh đó là khoản “thưởng giữ chân” lớn, giúp tăng động lực cho ông đảm đương vị trí CEO đến hết năm 2022.
Cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 đã phơi bày tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters.
Thưởng quá cao
Các cổ đông thường không ngần ngại chi khoản thưởng lớn cho CEO, miễn là phù hợp với hiệu quả hoạt động của công ty. Trong những thập kỷ qua, các khoản thưởng đã bùng nổ, theo Viện Chính sách Kinh tế Mỹ. Tính từ năm 1978 đến năm 2018, mức lương thưởng cho CEO leo dốc 1.000%.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 buộc hàng loạt tập đoàn phải đánh giá lại.
Hai công ty tư vấn Institutional Shareholder Services và Glass Lewis đều khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu phản đối Starbucks. Hãng Glass Lewis khẳng định “Starbucks trả lương CEO ngang ngửa với những công ty khác dù hoạt động kém hơn”.
Theo phân tích từ Diligent, khoảng 25% công ty thuộc chỉ số Russell 3000 của Mỹ đã điều chỉnh lương thưởng đối với các giám đốc điều hành sau đại dịch.
Tuy nhiên, phần lớn điều chỉnh được thực hiện đối với lương cơ bản của giám đốc điều hành, theo chủ tịch Lisa Edwards của Diligent. Trong khi đó, lương cơ bản thường chỉ chiếm một phần nhỏ so với các khoản thưởng theo cổ phiếu và những tài sản có thể sinh lời khác.
Ông Kevin Johnson, CEO của Starbucks. Ảnh: Reuters.
Theo dữ liệu của Equilar, 134 công ty Mỹ niêm yết trên các sàn giao dịch lớn đã tăng lương cho CEO trong năm tài chính 2020. Trong khi đó, 81 công ty cắt giảm và 58 công ty giữ nguyên.
Video đang HOT
Theo bà Lisa Edwards, sau cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19, các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực gắn lương thưởng với những mục tiêu đa dạng hoặc mục tiêu môi trường. “Dịch Covid-19 tạo ra những thay đổi. Cùng với đó là nhận thức về các vấn đề xã hội và công bằng được nâng cao. Doanh nghiệp đang tìm cách điều chỉnh theo những gì người tiêu dùng muốn thấy”, bà nói thêm.
Ông Sanders – Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ – cũng đang tìm cách áp thuế cho các doanh nghiệp trả lương CEO cao gấp 50 lần (hoặc hơn) mức lương trung bình của nhân viên.
Người dân Mỹ đang yêu cầu các tập đoàn lớn phải trả phần thuế công bằng và đối xử với nhân viên bằng sự tử tế và tôn trọng mà họ xứng đáng có được
- Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders
“Khi bất bình đẳng giàu nghèo và thu nhập trở nên nghiêm trọng, người dân Mỹ đang yêu cầu các tập đoàn lớn phải trả phần thuế công bằng và đối xử với nhân viên bằng sự tử tế và tôn trọng mà họ xứng đáng có được”, ông khẳng định trong một tuyên bố.
UBS cũng âm thầm cấm các cố vấn tài chính của công ty chào bán cổ phiếu SPAC cho những khách hàng lớn.
SPAC là những công ty mua lại có mục đích đặc biệt. Thông qua thu mua hoặc sáp nhập, SPAC có thể đưa doanh nghiệp ra đại chúng mà không cần thông qua quy trình IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) truyền thống. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các SPAC đã huy động được 80 tỷ USD, tăng 2.000% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo quyết định của UBS, các cố vấn của công ty không được phép khuyến nghị những khách hàng giàu có mua hoặc bán SPAC cụ thể trên thị trường mở. Một khi các pháp nhân đã IPO, cố vấn mới có thể chào bán cổ phiếu.
“Đó là sự vô nhân đạo”
Một cuộc khảo sát nội bộ hồi tháng 2 với 13 chuyên viên phân tích đầu tư của Goldman Sachs cũng cho thấy bức tranh vô cùng u ám về môi trường làm việc tại ngân hàng khổng lồ này.
Hơn 10 chuyên viên phân tích mới của Goldman Sachs than thở rằng họ phải làm việc trung bình 95 giờ/tuần, chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm và bị lạm dụng ở nơi làm việc. Đa số thừa nhận sức khỏe tinh thần của họ tệ đi đáng kể sau khi vào làm việc tại ngân hàng.
“Có thời điểm tôi không ăn uống, tắm rửa hay làm gì khác ngoài làm việc từ sáng sớm cho đến nửa đêm”, một chuyên viên tiết lộ. Theo thang điểm 1-10, các nhân viên đánh giá điểm sức khỏe tinh thần chỉ 2,8 và sức khỏe thể chất 2,1.
Các nhân viên Goldman Sachs than thở về tình trạng kiệt quệ sức lực, tinh thần sa sút sau khi vào làm việc ở ngân hàng. Ảnh: Getty Images.
Trả lời báo chí, đại diện Goldman Sachs cho biết đang từng bước giải quyết các khiếu nại của nhân viên. Người này thừa nhận “biết nhân viên rất bận rộn vì hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ và doanh số đạt mức kỷ lục”.
Theo thống kê của Wall Street Oasis, lương năm đầu của chuyên viên phân tích đầu tư tại Goldman Sachs – bao gồm lương cơ bản và thưởng – vào khoảng 123.500 USD.
Lãnh đạo các ngân hàng quan niệm rằng nhân viên trẻ thường chấp nhận “cày” dữ dội để giành cơ hội thăng tiến, lên những vị trí có mức lương hàng triệu USD/năm sau này.
Theo CNN, rất ít người bước vào thế giới ngân hàng khốc liệt tại Phố Wall với mong muốn đi làm vào 9h sáng và về nhà lúc 5h. Tuy nhiên, nhiều chuyên viên mới chỉ cần công ty của họ giới hạn thời gian làm việc mỗi tuần xuống 80 giờ.
“Điều này vượt quá mức ‘làm việc chăm chỉ’. Đó là sự vô nhân đạo”, một nhân viên bức xúc.
Vì sao những quyết định của FED tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu?
Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong 2 ngày 16 và 17/3 vừa qua đã đưa ra một tín hiệu "nóng" đối với kinh tế toàn cầu, với việc tăng lợi suất trái phiếu chính phủ, giữ nguyên lãi xuất gần bằng không, khiến giới nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư và dư luận đặc biệt quan tâm.
Từ tín hiệu tăng lãi suất...
Mặc dù trong cuộc họp ngày 16 và 17/3 vừa qua, FED công bố vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức 0 - 0,25% đến năm 2023. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, FED có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào năm 2022 bởi nhiều lý do, trong đó có triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19.
Chuyên gia Mark Cabana, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất ngắn hạn tại Mỹ, Bank of America cho biết: "Chúng tôi nghĩ họ ám chỉ tăng lãi suất vào cuối năm 2023". Nhưng "Chúng tôi cho rằng, họ sẽ có chút lạc quan hơn nhưng vẫn rất thận trọng. Họ khó giữ quan điểm nới lỏng như trước bởi trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện".
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington D.C. (Ảnh: Coastal Wealth Management)
Rick Rieder, Giám đốc điều hành của BlackRock về thu nhập cố định toàn cầu, cũng nhận định, FED đã "cầm lái ổn định" các chương trình nới lỏng nhưng giờ đây, họ cần phát tín hiệu có thay đổi cả về chính sách mua tài sản và lãi suất hay không. "Quan điểm của tôi là FED có thể giảm quy mô mua trái phiếu từ tháng 9 hoặc tháng 12 năm nay". Hiện thời Fed đang mua 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD tài sản thế chấp mỗi tháng.
Vì thế, Rieder cho rằng, FED không dự báo tăng lãi suất cho đến sau năm 2023 nhưng điều này khả năng cao sẽ thay đổi sau cuộc họp lần này, bởi kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021 với tốc độ nhanh nhất so với thập kỷ trước đó, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng trong bối cảnh chính phủ Mỹ triển khai gói hỗ trợ khổng lồ 1.900 tỷ USD cùng với chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 vượt dự kiến.
Chuyên gia kinh tế Roberto Perli, tại Cornerstone Marco cũng nhận định: "FOMC sẽ không xác thực kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất sớm hơn, nhanh hơn và tái khẳng định giữ lập trường rất nới lỏng trong tương lai gần" là sự thận trọng cần thiết của một tổ chức tài chính quốc gia số 1 thế giới và có vị thế toàn cầu.
Đến kiên định mục tiêu...
FED đã từng kiên định giữ lãi suất cận 0 suốt năm qua và cam kết duy trì cho đến khi kinh tế Mỹ tối đa hóa việc làm, lạm phát chạm 2% và trên đà vượt mục tiêu này vào thời điểm nào đó. Hồi cuối năm ngoái FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021. Tuy nhiên, con số này được điều chỉnh lên mức 6% thậm chí cao hơn. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984.
Vì thế, James Knightley, kinh tế gia tại ING tin rằng: "FED sẽ ngày càng khó trấn an lo ngại lãi suất tăng". Tuy nhiên, đây không hẳn là điều xấu nếu vào tháng 6 tới đa số quan chức FED chọn tăng lãi suất vào năm 2023. "Bình thường hóa lãi suất sớm hơn sẽ là điều thành công đối với FED".
Rick Rieder, Giám đốc điều hành của BlackRock về thu nhập cố định toàn cầu cho biết, sẽ "thú vị để xem" và là một thách thức đối với FED khi có khả năng bắt đầu thay đổi về chính sách của mình.
Tuy nhiên, FED cũng đưa ra dự báo mới nhất của các quan chức về nền kinh tế và lãi suất. Điều đó cho thấy rằng hầu hết các quan chức FED sẽ sẵn sàng tăng phạm vi lãi suất mục tiêu của quỹ được hỗ trợ từ 0 vào năm 2023 và một số thành viên thậm chí có thể sẵn sàng tăng lãi suất vào năm 2022, nếu việc làm và lạm phát đạt mục tiêu dự kiến.
Về phản ứng của các thị trường. Theo đó, cổ phiếu Nhật Bản, các chỉ số Nikkei 225 tăng 1,4%; Kospi của Hàn Quốc tăng 1,17%; ASX 200 của Australia dao động giữa tăng và giảm. Tuy nhiên, các chỉ số phụ về năng lượng và vật liệu đã phục hồi lần lượt là 0,59% và 0,45%. Trong khi chứng khoán Mỹ tăng đẩy chỉ số Dow Jones lên mức trên 33.000 trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm so với mức cao trước đó.
Phản ứng trước những động thái của FED, Thống đốc Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) Andrew Bailey dự kiến sẽ đưa ra thông báo chính sách vào ngày 18/3. Theo đó, Anh sẽ duy trì lãi suất cho vay ở mức 0,1%, bởi theo kế hoạch, BoE sẽ đưa ra động thái chính sách mới vào nửa cuối năm nay, hoặc sớm nhất cũng là tháng 5, sau khi chính phủ Anh công bố triển vọng kinh tế mới.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bnar (BoJ) cũng đi tiên phong trong việc kiểm soát đường cong lợi suất, được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay trong cuộc họp chính sách sắp diễn ra. Tuy nhiên, BoJ có thể sẽ đưa ra thông tin rõ ràng hơn về biên độ dao động của lãi suất dài hạn sau cuộc họp vào ngày 19/3.
Và vị thế toàn cầu của FED
Ngày nay, đồng USD đã khẳng định vị thế toàn cầu, bởi nó đứng số 1 trong "rổ tiền" có khả năng thanh toán quốc tế. Các chính sách của FED không chỉ tác động trực tiếp lên nền kinh tế Mỹ mà còn tác động mạnh trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, mọi động thái, chính sách của FED đều được cả thế giới theo dõi, chờ đợi.
Bản chất của FED là một Ngân hàng Trung ương độc lập có toàn quyền đưa ra các chính sách tiền tệ và thi hành các chính sách đó mà không phải chịu bất kỳ sự quản lý nào của chính phủ Mỹ, họ chỉ dựa trên Đạo luật dự trữ Liên bang đã được Quốc hội Mỹ thông qua.
Được biết, trong Đạo luật dự trữ Liên bang, Quốc hội Mỹ đã thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ, bao gồm: (1) Tăng tối đa việc làm; (2) Giữ giá cả ổn định; (3) Và điều chỉnh lãi suất.
Với cấu trúc của FED gồm 4 cấp như: Hội đồng thống đốc, Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), 12 Ngân hàng đóng vai trò là trụ sở của FED phân bổ ở nhiều thành phố, và Các ngân hàng thành viên, nên những động thái, chính sách của FED có vị thế độc lập tương đối không phụ thuộc vào việc thay đổi tổng thống hoặc các cơ quan điều hành của chính phủ Mỹ.
Như vậy, trong bối cảnh cuộc đại suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra, những động thái chính sách của FED có vai trò như "hàn thử biểu" kinh tế toàn cầu, nhất là việc tăng lãi suất, giảm mua trái phiếu chính phủ và tài sản thế chấp hàng tháng của tổ chức này, khiến giới nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư và dư luận quốc tế quan tâm là có cơ sở.
Cựu quan chức Mỹ cảnh báo Đài Loan 'sẽ gặp nguy hiểm từ năm 2022 trở đi' Các chuyên gia cảnh báo rằng Đài Loan có thể sẽ là "điểm nóng" nhất ở châu Á - Thái Bình Dương có thể dẫn đến chiến tranh quy mô lớn. Các tiêm kích của Đài Loan trong một cuộc diễn tập tại Đài Đông . Ảnh REUTERS Tờ Nikkei Asia ngày 3.3 đưa tin các thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo...