Nhân vật “đen đủi” tạo ra tuyệt thế võ công, không có cơ hội trả thù
Hoàng Thường là cao thủ trong truyện của Kim Dung. Ông sáng tạo ra Cửu âm chân kinh, nhưng tiếc rằng kẻ thù của ông đã qua đời nên không có cơ hội báo thù.
Với 15 bộ tiểu thuyết, có nhà văn Kim Dung ghi dấu trong lòng bạn đọc nhiều thập niên khi xây dựng một thế giới võ hiệp đa sắc màu. Nhìn chung, các bậc đại cao thủ trong truyện Kim Dung phân chia thành hai phe: Chính hoặc tà. Với chính phái, đó là những đại hiệp xả thân vì dân, cứu vớt kẻ yếu, còn tà phái là những nhân vật mưu mô, thâm hiểm với trí tuệ trác tuyệt. Ngoài ra, còn có những cao thủ chỉ xuất hiện qua lời kể của nhân vật khác, tiêu biểu như Hoàng Thường.
Theo lời kể của Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung , Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông).
Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh giáo.
Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông.
Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.
Video đang HOT
Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được nên viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển là quyển thượng và quyển hạ.
Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian. Đây là bộ tuyệt kỹ ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm.
Chính vì sự lợi hại của Cửu âm chân kinh nên trong giang hồ luôn xảy ra những cuộc chém giết để tranh giành ác liệt để sở hữu bí kíp tuyệt đỉnh n
Kiếm hiệp Kim Dung: Nguyên nhân sâu xa khiến Mộ Dung Bác bày mưu sát hại gia đình Tiêu Phong
Mộ Dung Bác là cha của Mộ Dung Phục. Ông chia sẻ ảo tưởng phục quốc với con trai và là kẻ dàn xếp vụ mai phục tại Nhạn Môn quan dẫn đến cái chết của vợ Tiêu Viễn Sơn.
Trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung , Mộ Dung Bác là một cao thủ của võ lâm Trung Nguyên, nhưng nguồn gốc không phải người Hán, ông ta là người Tiên Ty thuộc dòng tộc nước Đại Yên ngày xưa. Sau bị nhà Bắc Nguỵ diệt, con cháu họ Mộ Dung tản cư đi khắp nơi nhưng vẫn truyền đời dặn con cháu hoài bão ý niệm trung hưng phục quốc.
Mộ Dung Bắc luôn mang trong mình di chí của gia tộc, nếm mật nằm gai chờ cơ hội phục quốc (khôi phục nước Yên). Muốn đạt được mục tiêu này, chỉ khi xảy ra chiến tranh giữa Tống và Liêu thì ông ta mới có cơ hội làm "ngư ông đắc lợi", dấy quân khởi nghĩa.
Mộ Dung Bác là một cao thủ trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ.
Trong khi đó Tiêu Viễn Sơn (cha của Tiêu Phong) vốn là thủ lĩnh đội cận vệ hoàng gia của người Khiết an (nước Liêu). Ông cũng là người trong dòng tộc của hoàng hậu nước Liêu. Dù họ Tiêu không có chức vụ gì to lớn trong triều nhưng bởi võ công siêu quần mà cả hoàng đế và hoàng hậu nước Liêu đều nể trọng ông.
Tiếng nói của ông rất có trọng lượng vì có mối quan hệ tốt với hoàng đế và hoàng hậu. Ông ta cũng là người đề xướng hòa hảo giữa Tống và Liêu, nhiều lần can gián vua nước Liêu không đem quân sang xâm lược Đại Tống. Điều này khác biệt so với đại đa số người Khiết Đan vốn coi người Hán là kẻ thù.
Tiêu Viễn Sơn là cái gai trong con mắt Mộ Dung Bác.
Chính vì thế, việc Tiêu Viễn Sơn liên tục can ngăn Liêu đánh Tống là cái gai, buộc phải loại bỏ trong con mắt Mộ Dung Bác. Bởi vậy, khi biết Tiêu Viễn Sơn sẽ cùng vợ và con nhỏ (Tiêu Phong) vào Trung Nguyên để thăm ân sư (có bản nói là về thăm bố vợ). Mộ Dung Bác đã phao một tin đồn rằng có một đoàn các cao thủ Khiết Đan sang tấn công chùa Thiếu Lâm, nhằm cướp các bảo điển kinh thư về Đại Liêu. Thực chất, đoàn người ấy chỉ là đại gia đình Tiêu Viễn Sơn.
Và từ tin đồn đó, đã gây hiểu nhầm, khiến cho chùa Thiếu Lâm đã tập hợp một nhóm gồm những cao thủ hàng đầu các bang phái của Trung Nguyên lúc đó do Huyền Từ phương trượng chỉ huy. Cả nhóm của Huyền Từ quyết định ra ải Nhạn Môn quan mai phục chặn đánh, không cho đoàn người Khiết Đan đặt chân vào Đại Tông.
Cuối cùng trận chiến tại Nhạn Môn quan đã tạo ra thảm cảnh, vợ chết, con ly tán, thuộc hạ cũng bị giết sạch... đối với Tiêu Viễn Sơn. Cũng từ biến cố này, là cội nguồn của mọi ân oán, khúc mắc trong võ lâm thời Tiêu Phong.
Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn được nhà sư quét rác cảm hóa. (Cảnh trong phim Thiên long bát bộ).
Sau trận chiến tại Nhạn Môn quan, Mộ Dung Bác giả chết và trốn vào chùa Thiếu Lâm trong nhiều năm, bí mật học các bí kíp võ công trong thư viện của chùa. Ông được nhà sư quét rác cứu sống và quyết định từ bỏ tham vọng phục quốc và trở thành học trò của nhà sư.
Mộ Dung Bác nổi tiếng với các tuyệt kỹ võ công như Đẩu chuyển tinh di có bản dịch là Đấu chuyển tinh di tuy nhiên chưa đạt tới mức thượng thừa, ngoài ra ông còn biết tuyệt kỹ Nhiên mộc đao của Thiếu Lâm.
Video: Vô Danh thần tăng đánh chết Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn.
Kiếm hiệp Kim Dung: Kẻ khiến Quách Tĩnh tan cửa nát nhà, mồ côi cha từ nhỏ phải sống lưu lạc ở Mông Cổ lợi hại tới đâu? Quách Tĩnh là nhân vật chính trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, chàng còn xuất hiện thêm trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp. Quách Tĩnh là con của Quách Khiếu Thiên và Lý Bình. Trong phần đầu tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, Quách Khiếu Thiên và vợ Lý...