Nhận tiền của người tình không cấu thành tội ‘lạm dụng’
Người đàn ông ngoại quốc gửi tiền cho bạn không có điều kiện kèm theo đã hoàn thành việc thực hiện hợp đồng tặng cho. Bạn không có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận và không phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhận tiền của người tình có là ‘lạm dụng tín nhiệm’?
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, người đàn ông ngoại quốc đã tự nguyện chuyển số tiền 16.000 USD vào tài khoản của bạn mà không yêu cầu điều kiện gì kèm theo và bạn đồng ý nhận số tiền đó. Như vậy, giữa bạn và người đàn ông này đã giao kết và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 465 Bộ luật dân sự.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản này là tiền nên theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự, hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản .
Như vậy, kể từ thời điểm khoản tiền nói trên được chuyển vào tài khoản của bạn, hợp đồng tặng cho tài sản giữa bạn và người đàn ông ngoại quốc có hiệu lực, từ đó phát sinh quyền sở hữu của bạn đối với số tiền 16.000 USD. Do phía người tặng tiền cho bạn không yêu cầu bạn phải đền bù hoặc có điều kiện nào khác kèm theo nên trong trường hợp cụ thể này, bạn không có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận cho bên tặng cho.
Video đang HOT
Điều 140 Bộ luật hình sự quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó và mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Trong trường hợp của bạn, hợp đồng tặng cho có hiệu lực đã làm phát sinh quyền sở hữu của bạn đối với số tiền 16.000 USD, nếu bạn không thực hiện những hành vi phạm tội nêu trên thì trong giao dịch giữa bạn và người đàn ông ngoại quốc không có dấu hiệu cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra, nếu bạn cũng không có”thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác” thì giao dịch giữa bạn và người đàn ông kia cũng không có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.
Nếu người đàn ông kia tố cáo bạn trước cơ quan có thẩm quyền, bạn cần hợp tác để làm rõ sự việc. Trong trường hợp này, bạn có quyền mời luật sư để tư vấn pháp luật cho bạn trong quá trình giải quyết tố cáo. Nếu cơ quan điều tra chứng minh được bạn có một trong các hành vi đã viện dẫn ở trên và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bạn, bạn có quyền mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo VNE
Bốn kỹ sư 'rút ruột' công trình trọng điểm
Hơn 40 thanh cọc ván thép dùng chống sạt lở tại hố móng cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị nhóm kỹ sư tại Công ty Sumitomo Mitsui thông đồng cùng tài xế xe cẩu mang bán trộm lấy hơn 300 triệu đồng.
Ngày 15/7, TAND Hà Nội xét xử Nguyễn Huy Bình (28 tuổi), Phạm Văn Huy (29 tuổi), Đỗ Thanh Phúc (28 tuổi), Đoàn Quang Hưng (26 tuổi) và Nguyễn Huy Định (33 tuổi) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công tố, Bình, Huy, Phúc và Hưng đều là kỹ sư của công ty Sumitomo Mitsui Nhật Bản. Hưng làm tại gói thầu số 2 thuộc dự án đường vành đai 3, những người còn lại làm ở gói thầu số 1 thuộc dự án cầu Nhật Tân.
Quá trình thi công cầu Nhật Tân, Công ty Sumitomo Mitsui thuê Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Xây vận chuyển thanh cọc ván thép dùng để chống sạt lở nền đường xung quanh hố móng trụ cầu. Công ty Việt Xây giao cho Định lái xe ôtô cẩu chở cọc ván thép theo hợp đồng.
Tháng 8/2012, tại dự án cầu Nhật Tân, Phúc và Huy khi kiểm đếm số lượng cọc ván thép thấy thừa 5 cọc thép nên bàn nhau bán trộm số này. Biết Bình được giao nhiệm vụ chuyển 90 cọc ván thép từ gói thầu số 2 dự án đường vành đai 3 về gói thầu số 1 dự án cầu Nhật Tân, Phúc và Huy thương thảo với Bình rằng "trên đường vận chuyển bán 5 cọc thép, Phúc và Huy sẽ bù cho Bình 5 cọc ván thép thừa". Bình đồng ý với kế hoạch này.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Nam Anh
Khoảng 21h ngày 20/8/2012, Bình cùng Định lái ôtô đến bãi cọc ván thép để nhận 29 thanh cọc. Trên đường về, hai người vào cửa hàng thu mua phế liệu, nói dối là hàng công ty thanh lý để bán 5 cọc ván thép lấy gần 50 triệu đồng. Phi vụ thành công, Định được 10 triệu đồng, Huy và Phúc chia nhau 8 triệu đồng, số còn lại Bình chiếm hưởng. Thấy "làm ăn" dễ dàng, 5 người này thực hiện thêm 2 vụ nữa.
VKSND Hà Nội cáo buộc, Bình cùng đồng phạm đã bán tổng cộng 43 thanh cọc ván thép, thu lợi hơn 320 triệu đồng.
Tại phiên tòa, cả 5 bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, Phúc lí nhí: "Chỉ vì một chút nông nổi, bị cáo đã phạm tội khiến công lao nuôi dưỡng của cha mẹ đổ xuống sông xuống biển. Bị cáo mong HĐXX khoan hồng để sớm làm lại cuộc đời".
HĐXX nhận xét các bị cáo đã xâm hại tài sản của doanh nghiệp, Bình phạm tội nhiều lần cần cách ly khỏi xã hội một thời gian. Tòa tuyên phạt Bình 3 năm tù; Định 2 năm 6 tháng tù. Hưng, Phúc, Huy được nhận mức án 12 đến 15 tháng, cho hưởng án treo.
Theo VNE
Mua đất bằng giấy viết tay, ra toà mất trắng Nhà đất là những tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên nhiều người dân vẫn chấp nhận việc mua bán trao tay và phải chịu mất trắng khi bị đối phương kiện ra tòa. Sau nhiều năm dành dụm, vợ chồng anh Minh mua được một mảnh đất ở Mỹ Đình, Hà Nội. Mảnh đất này là của anh Tuấn, con trai...