Nhận tiền bảo kê “xe vua”, cựu TTGT nói được nhờ “mua cây quất, cây đào”
Khai về số tiền đã nhận theo cáo buộc của Viện kiểm sát, cựu Thanh tra giao thông Hà Nội nói được các đối tượng biếu, nhờ mua “cây đào, cây quất dịp Tết” hoặc mua “bia, nước ngọt” khi đội đi nghỉ mát.
Sau hơn một ngày xét xử, cuối giờ sáng nay (ngày 12/5), TAND TP Hà Nội bất ngờ hoãn phiên xử vụ án đưa – nhận hối lộ liên quan đến các cựu Thanh tra Sở Giao thông và vận tải (GTVT) Hà Nội.
HĐXX cho rằng, cần xác minh thêm các tài liệu chứng cứ mà không thể thu thập tại phiên tòa nên quyết định hoãn phiên xử. Cấp sơ thẩm cũng chưa ấn định ngày mở lại phiên tòa.
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm.
Trước khi diễn ra phiên xử này, quá trình nghiên cứu hồ sơ, HĐXX từng một lần đưa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án. Việc trả hồ sơ nhằm điều tra, làm rõ một số nội dung trong vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, sau khi xem xét, điều tra bổ sung vụ án, Viện KSND TP Hà Nội đã giữ nguyên nội dung truy tố.
Bộ đôi Cường – Hào lập đường dây bảo kê logo “ xe vua”
Trong vụ án này, ba bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “đưa hối lộ” gồm: Nguyễn Ánh Hào (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội), Lê Văn Cường (nguyên cán bộ Chi cục Quản lý đường bộ I.6 thuộc Cục quản lý đường bộ I – Tổng cục Đường bộ Việt Nam), Phạm Văn Vinh (nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh).
Bốn bị cáo bị xét xử về tội “nhận hối lộ” gồm: Lê Bá Dũng (nguyên cán bộ Đội Thanh tra GTVT quận Hoàng Mai, Hà Nội), Trần Sỹ Cương (nguyên cán bộ Đội Thanh tra cơ động thuộc Thanh tra Sở GTVT Hà Nội), Nguyễn Quốc Cương (nguyên cán bộ Đội TTGTVT quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Hoàng Văn Lân (nguyên cán bộ đội TTGTVT huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Ánh Hào thừa nhận đã thực hiện hành vi như cáo trạng truy tố. Hào khai, anh ta và bị cáo Lê Văn Cường đã nghĩ ra việc đưa tiền cho người của cơ quan chức năng để không bị xử lý xe vi phạm. Sau đó, Hào đưa tiền cho hai cựu TTGT Hà Nội là Hoàng Văn Lân và Nguyễn Quốc Cương nhưng không nhớ số tiền là bao nhiêu.
Video đang HOT
“Khi đưa tiền, bị cáo đến gần cơ quan của Lân, Cương hoặc gặp ngoài đường. Bị cáo còn đưa tiền cho nhiều người khác, thuộc nhiều cơ quan khác nhau” – Hào khai.
Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Văn Cường cũng thừa nhận được bị cáo Hào bàn bạc về việc làm logo “xe vua” và thu tiền của các chủ xe. Tuy nhiên, Cường khai, có tháng bị cáo nhận tiền, có tháng không nhận. Tổng số tiền bị cáo Cường đã nhận là khoảng 180 triệu đồng.
Bị cáo Phạm Văn Vinh khai, trước khi gia nhập đường dây bảo kê logo “xe vua”, Vinh từng đi mua logo công ty khác dán vào xe công ty mình để tránh bị xử lý vì khi xe công ty vi phạm, Vinh đã phải đóng khoảng 35 đến 40 triệu đồng/tháng cho 10 xe. Tuy nhiên, sau khi tham gia đường dây này, Vinh vẫn phải đóng tiền cho Cường và Hào là 35 triệu đồng/tháng.
Bị cáo Vinh cũng thừa nhận đã trực tiếp thu tiền của chủ xe khác (khoảng 40-50 đầu xe), với số tiền từ 2,5 triệu đồng đến 4,5 triệu/tháng/xe. Trước khi thu tiền, Vinh đều hỏi Hào và Cường.
Ngoài ra, Vinh cũng thừa nhận đã đưa tiền cho Lê Bá Dũng, Trần Sỹ Cương khoảng hơn 100 triệu đồng. Lý giải về việc đưa tiền của mình, Vinh khai, do lúc đó bị cáo thiếu hiểu biết pháp luật và vì mong muốn hoạt động kinh doanh, bán hàng được thuận lợi.
Được nhờ mua “cây quất, cây đào”
Trước tòa, bị cáo Lê Bá Dũng khai, Dũng đã nhận tiền do bị cáo Vinh đưa và cho biết, số tiền nhận hối lộ, Dũng đã sử dụng cho mục đích cá nhân. “Bị cáo nhận khoảng 11, 12 lần. Mỗi lần nhận tiền, Vinh đều hẹn bị cáo ra quán nước ngoài cơ quan hoặc trên đường” – bị cáo Dũng khai.
Cũng theo lời khai của bị cáo Dũng, mỗi tháng, Vinh đưa cho anh ta hơn 5 triệu đồng và tổng số tiền Dũng đã nhận từ Vinh là hơn 90 triệu đồng. Lý giải về việc nhận tiền hối lộ, Dũng cho biết, do lo lắng về kinh tế gia đình nên bị cáo nảy sinh mưu lợi cá nhân từ công việc được giao.
Khai báo trước tòa, bị cáo Trần Sỹ Cương cũng thừa nhận đã nhận của Hào và Vinh tổng số hơn 130 triệu đồng và cho rằng, bị cáo nhận tiền để giúp đỡ xe Tuấn Vinh lưu thông trên đường thuận tiện.
“Khi xe của Tuấn Vinh bị giữ lại và lái xe gọi cho bị cáo thì bị cáo nói chuyện với người nào đó trong tổ công tác xin giúp” – bị cáo Trần Sỹ Cương khai.
Bị cáo Nguyễn Quốc Cương thừa nhận có nhận tiền từ bị cáo Hào nhưng không nhớ nhận bao nhiêu lần.
Trước bục khai báo, bị cáo Hoàng Văn Lân cũng thừa nhận có nhận tiền từ Hào. “Lúc đó Hào nói với bị cáo, em ở Công ty Tuấn Vinh, các anh tạo điều kiện cho công ty em thì bị cáo trả lời, xe chú thì chú cứ chạy nhưng vi phạm anh xử lý” – bị cáo Lân phân trần.
Về số tiền 11 triệu đồng đã nhận theo cáo buộc của Viện kiểm sát, bị cáo Lân khai, Hào nói biếu đội cây quất, cây đào nhân dịp Tết Nguyên đán và nhờ bị cáo mua giúp. Ngoài nhờ mua cây quất, cây đào, Hào còn nhờ Lân mua bia, nước ngọt cho đội khi đi nghỉ mát. Bị cáo Lân cho rằng, bị cáo chỉ sử dụng tiền cho tập thể, không tư lợi cá nhân.
Không thể chứng minh CSGT nhận hối lộ của đường dây 'logo xe vua'
Sau gần 2 năm điều tra lại, Bộ Công an cho rằng không có căn cứ xử lý 80 cảnh sát và thanh tra giao thông Bình Dương, Đồng Nai... nhận tiền bảo kê xe quá tải.
Quan điểm này được Bộ Công an nêu trong kết luật điều tra đường dây mua bán "logo xe vua" do Nguyễn Văn Thới, 45 tuổi và Lê Thị Cẩm Vân, 39 tuổi, cầm đầu. Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố Thới, Vân và 7 đồng phạm về tội Đưa hối lộ .
Nguyễn Cảnh Chân, 48 tuổi, bị cáo buộc tội Môi giới hối lộ . Bị can là cán bộ CSGT duy nhất (thuộc Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) bị xử lý hình sự.
Theo cơ quan điều tra, các vấn đề TAND Cấp cao tại TP HCM nêu ra trong bản án phúc thẩm tháng 10/2019 đã được thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ và được nêu trong các kết luận điều tra trước đó. Quá trình điều tra lại không phát sinh tài liệu, chứng cứ mới nên Bộ Công an giữ nguyên quan điểm như trước.
Đối với 62 CSGT và 18 thanh tra giao thông liên quan vụ án, cơ quan điều tra cho rằng, dù các bị can đã khai tên tuổi, chức vụ, nhận dạng và cung cấp số điện thoại nhưng các cán bộ này không thừa nhận đã nhận tiền bảo kê. Ngoài lời khai một phía của các bị can, không có tài liệu, chứng cứ trực tiếp, gián tiếp chứng minh... sai phạm.
"Việc bản án nhận định cơ quan điều tra không tiến hành đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện việc đối chất sơ sài, không trọn vẹn là phiến diện theo chủ quan của cá nhân thẩm phán", kết luận điều tra nêu.
Thới, Thái, Chân trong lần ra tòa năm 2018. Ảnh: Hải Duyên.
Kết quả điều tra xác định, năm 2014, 2015, nhóm Thới lập đường dây bán "logo xe vua" cho các tài xế, chủ xe tải chạy trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM để không bị CSGT kiểm tra, xử phạt khi chở hàng quá tải trọng. Giá mỗi logo được bán 2,5-3 triệu đồng mỗi tháng.
Sau khi "bắt tay" với các CSGT và Thanh tra giao thông, Thới và Trần Quốc Thái (46 tuổi) in logo số 68 và Garage Thành Đô; Vân in logo Xe chở hàng bán cho các chủ xe dán ở kính trước - ký hiệu cho những CSGT đã nhận tiền bảo kê - tránh tuýt còi kiểm tra.
Thới và đồng phạm đã thu được gần 23 tỷ đồng. Trong đó, Thới dùng khoảng 5 tỷ để đưa hối lộ 79 lần (mỗi lần ít nhất 9 triệu và nhiều nhất 150 triệu đồng cho CSGT, thanh tra giao thông); 17,8 tỷ dùng để nộp phạt cho các xe bị xử lý, chi phí thuê người cảnh giới CSGT và hưởng lợi 1,3 tỷ đồng.
Trong đó, Thới hai lần đưa cho Nguyễn Cảnh Chân 1,2 tỷ đồng. Chân đưa cho Võ Thanh Sơn (Đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) hơn 650 triệu đồng và ông Đỗ Hữu Tuyến (Phó phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) 300 triệu đồng, còn lại sử dụng cá nhân. Tuy nhiên, ông Sơn đã chết, ông Tuyến không thừa nhận nên Chân phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền đã nhận của Thới.
Vân bán logo được gần 8 tỷ đồng, đưa hối lộ hết 630 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 1,6 tỷ đồng, số còn lại nộp phạt cho những tài xế bị xử lý.
Hồi tháng 10/2018, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Thới 14 năm tù, Vân 9 năm và Thái 10 năm về tội Đưa hối lộ . Chân nhận 8 năm tù về tội Môi giới hối lộ . Liên quan đến vụ án, 6 bị cáo khác bị phạt từ một năm 6 tháng 23 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) đến 4 năm tù.
Chấp nhận mức án, các bị cáo Thới, Thái và Chân không kháng cáo. Bị cáo Vân và 6 đồng phạm khác xin giảm nhẹ hình phạt.
Hồi tháng 10/2019, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm điều tra xét xử lại vụ án nên không xem xét kháng cáo của của bị cáo.
Thanh tra giao thông Hà Nội xử lý hơn 19 nghìn trường hợp vi phạm Từ đầu năm đến nay đơn vị này đã kiểm tra, lập biên bản xử lý hơn 19 nghìn trường hợp, phạt tiền hơn 51 tỷ đồng, tạm giữ 234 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hơn 1.750 trường hợp. Từ đầu năm đến nay đơn vị này đã kiểm tra, lập biên bản xử lý hơn 19 nghìn...