Nhận thức ATTT của nhiều người Việt chưa đủ bảo vệ mình trước những mối đe dọa tấn công mạng
Đại diện Cục ATTT, nhận thức về bảo đảm ATTT của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đủ để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, mối đe dọa về ATTT trong thực tiễn.
Nhận thức ATTT của nhiều người Việt chưa đủ bảo vệ mình trước những mối đe dọa tấn công mạng
Theo đánh giá của ông Trần Đăng Khoa, đại diện Cục ATTT, nhận thức về bảo đảm ATTT của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng trong cộng đồng hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đủ để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, mối đe dọa về ATTT trong thực tiễn. Do đó, công tác đảm bảo an toàn chưa được triển khai tương xứng với yêu cầu đặt ra dẫn đến vẫn còn tình trạng bị tấn công mạng, lộ lọt thông tin mà người sử dụng không biết hoặc không thể xử lý được.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu người sử dụng nhận thức đầy đủ và được trang bị các kỹ năng đảm bảo ATTT cơ bản thì có thể tự phòng tránh được tới hơn 80% các nguy cơ mất ATTT khi tham gia vào không gian mạng.
“Tôi cho rằng, vấn đề đáng lo ngại nhất là các cơ quan, doanh nghiệp và người sử dụng ngày càng ứng dụng CNTT và sử dụng các dịch vụ trên Internet nhiều hơn. Đây là một xu thế tất yếu. Nhưng việc không nhận thức đủ hoặc nhận thức được nhưng không triển khai các biện pháp đảm bảo ATTT tương ứng cho mình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng sẽ càng phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ tấn công mạng dẫn đến thiệt hại về uy tín cũng như kinh tế”, ông Khoa cho hay.
Video đang HOT
Một chuyên gia khác là ông Trần Minh Quảng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm An ninh mạng Viettel cũng đồng tình rằng nguyên nhân chính là do người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa thực sự chú ý đến việc đảm bảo an toàn thông tin, phòng tránh lây nhiễm mã độc cho máy tính của mình. Người dùng vẫn còn có nhiều hành vi sử dụng Internet không an toàn như sử dụng các phần mềm lậu, truy cập các trang web không uy tín, hoặc không sử dụng các phần mềm bảo vệ máy tính của mình.
Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm phát tán mã độc nhiều nhất trong nước cũng là điều dễ hiểu bởi Hà Nội và TP.HCM là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, đồng thời cũng là nơi có lượng người dùng Internet thuộc Top nhiều nhất cả nước.
Cũng theo ông này, việc sử dụng các phần mềm lậu, các chương trình “crack” tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn thông tin. Các phần mềm này không được cung cấp bởi các công ty uy tín, và đôi khi được gắn kèm các phần mềm độc hại, cài đặt ngầm vào máy tính người sử dụng. Do đó, người dùng không nên sử dụng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc để có thể bảo vệ một cách tốt nhất máy tính của mình.
Để hạn chế tình trạng này, đại diện Cục ATTT cho biết đơn vị này đang chủ trì tổ chức triển khai đề án 893 về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo ATTT đến năm 2020 với nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức và hướng dẫn kỹ năng bảo đảm ATTT cho người sử dụng trong các cơ quan, tổ chức và cộng đồng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức triển khai đề án này với nhiều hoạt động hơn nữa để nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng”.
Dù vậy, vị này cũng nhấn mạnh: Nhận thức và kỹ năng là vấn đề rất quan trong hoạt động bảo đảm ATTT. Do đó, đây phải là hoạt động liên tục, thường xuyên. Các quốc gia mạnh về ATTT trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,…cũng liên tục triển khai các chương trình nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT cho các cơ quan chính phủ và người sử dụng trong toàn cộng đồng do thực tế luôn xuất hiện những điểm yếu, lỗ hổng và hình thức tấn công mạng mới. Ngoài ra, việc trang bị kiến thức, kỹ năng bảo đảm ATTT cần được ưu tiên thực hiện với giới trẻ khi mới tham gia vào môi trường mạng.
Theo Báo Mới
80% tổ chức chưa có bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin
Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2018 do Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM và Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) tổ chức tại TPHCM ngày 22/11.
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu về sản phẩm công nghệ thông tin tại Ngày hội.
Báo cáo tổng quan về tình hình an toàn thông tin (ATTT) trên thế giới và tại Việt Nam năm 2017-2018, ông Trịnh Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam cho biết, hiện chúng ta đang trong xu thế của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các sản phẩm, dịch vụ thông minh vào nhiều lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTT trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh đang gặp nhiều thách thức lớn trước các cuộc tấn công, xâm nhập của tin tặc với những kiểu mã độc mới, phương thức tấn công mới vô cùng tinh vi. Đòi hỏi người bảo vệ phải xây dựng các biện pháp mới để bảo vệ doanh nghiệp.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, biện pháp kỹ thuật phổ biến nhất để bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin là tường lửa (56%), phần mềm Anti-Virus (50%) và hệ thống ghi log phục vụ giám sát, điều tra (47%). Đặc biệt, số DN triển khai hệ thống quản lý thông tin và sự kiện ATTT chiếm 18% trong tổng số DN được khảo sát.
Đây là một thành phần quan trọng và cho thấy mức đầu tư có tỷ trọng lớn của DN cho hệ thống này. Để bảo vệ hệ thống máy chủ và các ứng dụng, bên cạnh 2 biện pháp phổ biến nhất là tường lửa và chống mã độc, DN đặc biệt quan tâm tới kiểm soát truy cập từ các thiết bị di động và thiết bị ở xa (chiếm 53%) và chống leo thang đặc quyền (48%). Tường lửa mức ứng dụng và sử dụng máy chủ dự phòng chạy song song cùng máy chủ chính cũng được nhiều DN triển khai (41% và 40%)...
Song song với các giải pháp kỹ thuật, yếu tố con người và quy trình đóng vai trò không kém phần quan trọng so với yếu tố kỹ thuật. Thực tế, đã có khá nhiều tổ chức có nhân sự phụ trách ATTT; nhân sự đa phần được đào tạo bài bản hoặc đã trải qua các khóa tập huấn về ATTT.
Tuy nhiên, theo ông Minh, về việc bố trí nhân sự cho ATTT, có tới 80% tổ chức chưa có bộ phận chuyên trách. Việc đầu tư công nghệ, phát triển nhân sự, triển khai chính sách vẫn nhiều thách thức, khi còn tới 39% đơn vị cho rằng "chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức". Chính sách ATTT vẫn thiếu vắng ở đa số các tổ chức tham gia khảo sát (57%). Trong những tổ chức đã có ban hành các chính sách về ATTT, chỉ có ít (21%) tổ chức yên tâm với chính sách của mình, cho rằng chính sách là hữu hiệu và có thể sử dụng trong thời gian tới. Thậm chí, một số chính sách được ban hành nhưng không có hệ thống kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật kiểm tra được nó có thực thi hay không thì đã ẩn chứa ngay từ ban đầu khả năng thất bại...
Trước tình hình trên, đòi hỏi, các cơ quan quản lý nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý giúp cho đảm bảo ATTT tốt hơn, cùng với đó tạo sự thông thoáng giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất tham gia vào thị trường ứng dụng công nghệ thông tin khổng lồ tại Việt Nam và trên thế giới.
Tập trung vào bảo đảm an ninh, an toàn mạng cho các hệ thống hạ tầng trọng yếu của xã hội, đẩy mạnh hơn nữa chính quyền điện tử để tận dụng khả năng của CNTT, của cuộc cách mạng số hóa nhằm xây dựng một môi trường sản xuất, đầu tư và cuộc sống xã hội tiên tiến.
Về phía doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch hoàn thiện hệ thống đảm bảo ATTT theo xu hướng lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, đẩy mạnh sự tham gia trực tiếp của các cấp lãnh đạo, các bộ phận kinh doanh trong chương trình ATTT. Song song đó cần chú trọng kiến trúc tổng thể ATTT, coi hệ thống ATTT là một thể thống nhất với liên kết chặt chẽ giữa các thành phần. Qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của ATTT trong mỗi doanh nghiệp.
Theo Báo Mới
Hàng loạt tài khoản Facebook người nổi tiếng bị hack, hacker đòi chuộc giá nhiều chục triệu đồng Người mẫu Trần Quang Đại mới đây là 'nạn nhân' mới nhất, thế nhưng đáng ngại hơn là giờ thì hacker dường như không còn chỉ quan tâm đến những người nổi tiếng. Thời gian gần đây, tài khoản cá nhân nhiều người nổi tiếng trên Facebook liên tục bị hack, ngay cả khi đã được Facebook tick dấu xanh xác thực, đồng...