Nhan sắc “sao y bản chính” của diễn viên lồng tiếng Disney với nhân vật: Hóa ra đây là cách những cái tên huyền thoại được “thổi hồn”?
Disney đã rất thành công trong việc tạo ra các nhân vật tuổi thơ, và họ cũng có nhiều “bí mật” trong quá trình này.
Diễn viên lồng tiếng vẫn thường là những con người thầm lặng, họ chỉ góp giọng nhưng không được “thấy hình”. Trên thực tế, diễn viên lồng tiếng rất ít khi lộ diện trước công chúng, thế nên việc tuyển chọn họ tham gia góp giọng cho mỗi bộ phim chắc chắn không phải dựa vào ngoại hình.
Tuy nhiên, một số bộ phim của Nhà Chuột lại có được những diễn viên lồng tiếng có ngoại hình, thần thái, giống nhân vật của họ đến đáng kinh ngạc. Một phần điều ấy cũng đã giúp cho họ có những màn hóa thân vượt trội, khiến cho nhân vật của mình trở nên sống động hơn. Lướt qua một số nhân vật, mới biết Disney đã “vô tình” tuyển những diễn viên lồng tiếng như một khuôn đúc ra từ các nhân vật.
Kathryn Beaumont và nhân vật Alice
Bộ phim hoạt hình Alice In Wonderland từng làm cho nhiều thế hệ khán giả ấn tượng với ngoại hình xinh xắn và giọng nói ngọt ngào của cô bé Alice. Ít ai biết được rằng, hình ảnh đáng yêu này được xây dựng dựa trên cô bé Kathryn Beaumont.
Năm 10 tuổi, Kathryn từng được mời tham gia lồng tiếng cho Alice. Nhưng vì quá ấn tượng bởi ngoại hình của cô bé, nên Walt Disney đã ngỏ lời mời Kathryn làm người mẫu để vẽ nên Alice. Và thế là công chúng đã có một nhân vật hoàn hảo từ giọng nói cho đến hình ảnh.
Eleanor Audley và nhân vật Lady Tremaine
Nhà Chuột đã thừa nhận rằng Eleanor Audley là hình mẫu để xây dựng nên nhân vật mẹ ghẻ Lady Tremaine nổi tiếng trong bộ phim Cinderella. Nữ diễn viên Angelina Jolie cũng từng nhận xét Eleanor Audley có một chất giọng phi thường.
Cốt cách của bà toát ra sự trang nhã, nhưng cũng không kém phần… phản diện. Thế nên ngoài việc trở thành mẹ kế của Cinderella, thì bà cũng từng đảm nhận vai phù thủy Maleficent live-action đời đầu của Disney.
Rowan Atkinson và nhân vật Zazu
Ít ai biết được rằng Mr. Bean kiệm lời lại chính là chú vẹt Zazu – quân sư lắm lời và tinh nghịch của Mufasa trong bộ phim Vua Sư Tử. Việc góp giọng cho chú chim mỏ sừng đã chứng tỏ được sự hài hước của Mr. Bean không chỉ thể hiện qua cử chỉ, mà cả cách nói của ông cũng rất dễ gây cười người khác.
Ellen Woodbury – giám sát hoạt hình của nhân vật Zazu cho biết giọng nói của Mr. Bean có âm sắc vô cùng phong phú, và việc lắng nghe cách ông ấy đọc khiến Ellen có rất nhiều nguồn cảm hứng làm việc.
Video đang HOT
Irene Bedard và nhân vật Pocahontas
Mặc dù có sự tương đồng đến kì lạ, nhưng Disney cho biết rằng Benard chỉ là một trong những nguồn cảm hứng họ từng tham khảo cho vẻ ngoài của công chúa Pocahontas. Trước đó, Disney cũng đã từng tham khảo qua siêu mẫu da trắng Christy Turlington, siêu mẫu da đen Naomi Campbell và một người mẫu Philippines tên là Dyna Taylor.
Tuy nhiên bù lại, Irene Bedard vừa là diễn viên lồng tiếng, vừa là người mẫu để tham khảo cử chỉ cho nhân vật. Cô được Disney trả 200 USD tại thời điểm ấy để tham khảo cử chỉ.
Zachary Levi và nhân vật Flynn Rider
Một điều thú vị là khi Zachary lồng tiếng cho Flynn Rider, thì người yêu của anh – Mandy Moore cũng là người lồng tiếng cho nhân vật công chúa tóc mây Rapunzel.
Về mặt ngoại hình, nhà sản xuất đã công nhận rằng họ có kết hợp một chút nét diện mạo của Clark Gable và David Beckham, nhưng nét của Zachary Levi dĩ nhiên vẫn chiếm nhiều hơn.
Jane Lynch và nhân vật Sergeant Calhoun
Jane Lynch đã từng mô tả về nhân vật Sergeant Calhoun trong bộ phim Wreck-It Raplph một cách hài hước: “đó là tôi 20 năm về trước, với thân hình cò hương”. Jane Lynch cũng lưu ý rằng vẻ ngoài của nhân vật dường như càng lúc càng giống bà, và trên thực tế thì tất cả nhân vật trong Wreck-It Raplph đều như thế, “các nhân vật ngày càng giống chúng tôi, bởi vì họ đã ghi lại hình ảnh của chúng tôi khi chúng tôi thực hiện lồng tiếng”.
Và bất ngờ lớn nhất của Jane là nhân vật trung sĩ Calhoun có cử động miệng y như cách bà nói chuyện, đây đúng là một màn hóa thân đặc sắc đến từ một nhân vật hoạt hình.
Danny DeVito và nhân vật Philoctetes
Danny DeVito là diễn viên lồng tiếng cho Philoctetes gọi tắt là Phil – một người thầy của Hercules trong bộ phim hoạt hình cùng tên. Sự tương đồng về ngoại hình của ông và Phil khiến khán giả vô cùng thích thú. Tuy Disney chưa bao giờ nói nhân vật Phil được lấy cảm hứng từ DeVito, nhưng người hâm mộ vẫn mong ông có thể nhận vai diễn này, nếu Hercules có bản live-action.
Anika Noni Rose và nhân vật Princess Tiana
Rất hiếm hoi nhưng Anika là người đã ngỏ lời mong nhà sản xuất “thiết kế” nhân vật Tiana giống mình. Cô là lí do mà Tiana trở thành công chúa duy nhất của Disney thuận tay trái và có má lúm đồng tiền.
Quả thật, khi khiến cho nhân vật có những nét diện mạo giống với người lồng tiếng, họ đã có thể hóa thân hết mức, như là đang thể hiện chính bản thân mình. Có lẽ đây là một trong những “bí thuật” khiến cho các nhân vật của Disney luôn có một linh hồn sống động, chân thật hơn là những hình ảnh hoạt hình chuyển động, và trở thành một phần kí ức tuổi thơ khó phai của rất nhiều thế hệ.
9 lỗi sai "siêu to khổng lồ" mà loạt bom tấn Hollywood mắc phải: Harry Potter cực "hớ hênh", Game of Thrones cũng thành trò cười!
Nhiều điểm phi lý, sai lệch đã xuất hiện trong loạt phim đình đám sau đây của Hollywood khiến khán giả phải giật cả mình.
Những bộ phim nổi tiếng trên thế giới chắc hẳn luôn được nhà sản xuất "o bế" kĩ càng trước khi được ra mắt với công chúng. Dù thế, những lỗi logic vẫn xuất hiện và đã bị khán giả "soi" được một cách dễ dàng. Những chi tiết này không ảnh hưởng đến nội dung bộ phim, nhưng thật sự đã trở thành những câu chuyện giải trí thú vị cho người xem.
The Wizard Of Oz (1939)
Tuy đây là phim về phù thủy, nhưng chắc chắn rằng việc độ dài mái tóc của cô bé Dorothy liên tục thay đổi không nằm trong quyền năng của các phù thủy ở đây.
Harry Potter Và Phòng Chứa Bí Mật (2002)
Loạt phim Harry Potter huyền thoại cũng không tránh được sự "hớ hênh" của mình. Trong phân cảnh giáo sư Gilderoy Lockhart mở buổi học đấu tay đôi, nếu để ý kĩ, sẽ thấy hình ảnh một người quay phim đang quỳ giữa các học trò.
Pretty Little Liars (2010 - 2017)
Chương trình truyền hình ăn khách một thời lại bị chỉ ra vấn đề logic hài hước, khi nhân vật Aria (Lucy Hale) đã thực hiện cuộc trò chuyện của mình rất tự nhiên mà không để ý rằng... điện thoại của cô bị để ngược.
Game Of The Thrones (2011 - 2019)
Bộ phim truyền hình giả sử thi nổi tiếng của đài HBO đã có một nhầm lẫn không thể hiểu được. Lấy bối cảnh thời trung cổ, nhưng cảnh quay lại có hẳn một ly cà phê Starbucks sang chảnh trên bàn, trước mặt nhân vật Daenerys. HBO đã giải thích rằng đáng lý vị trí đó phải là của một ly trà thảo mộc, nhưng họ không nói vì sao lại có một ly Starbucks ở đấy.
Once Upon A Time In Hollywood (2019)
Nếu Game Of The Thrones có một ly Starbucks thì Once Upon A Time In Hollywood có hẳn một biển hiệu của Starbucks. Vấn đề là bối cảnh trong bộ phim của đạo diễn Tarantino diễn ra vào năm 1969, còn chuỗi cà phê nổi tiếng kia thì được thành lập vào năm 1971.
Dallas Buyers Club (2013)
Cùng mắc sai lầm về thời gian tương tự. Phân cảnh phía sau của bộ phim này là một tấm áp phích chiếc xe Lamborghini Aventador. Nếu vậy thì phải có ai đó "xuyên không" về tặng cho nhân vật, vì mãi đến năm 2011 loại xe này mới được sản xuất.
Spider Man: Far From Home (2019)
Có thể nhà sản xuất đã quên mất việc nghiên cứu các luật lệ khi quay phim, vì khi thực hiện quay phim ở thành phố Venice (Ý), có một phân cảnh quay đến khu vực hạn chế các phương tiện cơ giới, nhưng anh chàng Người Nhện và các bạn của mình lại di chuyển qua đấy bằng xe buýt.
American Sniper (2014)
Bộ phim này tạo nên một nghịch lý kì lạ, vì đã tái hiện được những cảnh quay về chiến tranh vô cùng chân thật, nhưng đứa bé được nam diễn viên Bradley Cooper bế trong cảnh quay lại là...búp bê. Jason Hall - biên kịch của bộ phim đã giải thích rằng con búp bê kia là sự lựa chọn bất đắc dĩ, vì đứa bé đầu tiên bị ốm và đứa bé thứ hai thì không xuất hiện khi họ thực hiện cảnh quay. Tuy nhiên, dòng tweet giải thích của biên kịch cũng đã nhanh chóng bị xóa.
Gladiator (2000)
Bộ phim này đã nhận được 5 giải Oscar, bao gồm cả giải Kỹ xảo đồ họa đẹp nhất. Nhưng trong một trận quyết chiến ở Đấu trường La Mã, một cỗ xe bị lật và để lộ ra bình đựng khí. Rõ ràng, vật phẩm này không thể tồn tại ở thời La Mã cổ đại.
Sốc óc cảnh bị xóa của Vua Sư Tử: Kẻ phản diện Scar biến thái đỉnh điểm, mưu đồ ấu dâm cháu dâu gây ám ảnh Vì thiếu tính giáo dục mà phân cảnh này bị loại bỏ ngay ra khỏi Vua Sư Tử bản chính thức! Vua Sư Tử (The Lion King) là một trong những tượng đài hoạt hình tiêu biểu của hãng phim Disney, với nội dung gay cấn lấy cảm hứng từ vở kịch Hamlet , phim xoay quanh sư tử Simba và hành trình...