Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Thời gian gần đây, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo hướng hữu cơ, trên địa bàn tỉnh được phát triển và nhân rộng.
Hầu hết các mô hình đều khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Mô hình sản xuất cây rau má theo tiêu chuẩn hữu cơ của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương).
Sản xuất NNHC là hình thức sản xuất có quy trình chặt chẽ, bảo đảm hệ sinh thái, loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các hóa chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng hoặc vật nuôi. Với quy chuẩn sản xuất nghiêm ngặt này, trên địa bàn tỉnh không nhiều đơn vị triển khai thực hiện được quy trình sản xuất NNHC. Mô hình sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ của Công ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36, xã Đông Tiến (Đông Sơn), có diện tích 3,2 ha, trồng các loại rau, củ, quả cung cấp cho thị trường. Mỗi luống cây trồng đều được gắn bảng thông tin về quá trình sinh trưởng, như: ngày xuống giống, ngày bón phân, ngày dự kiến thu hoạch… Ông Nguyễn Xuân Thiên, giám đốc công ty, cho biết: Sản xuất cây trồng theo phương pháp hữu cơ khá kỳ công. Bởi, quy trình luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt “6 không” (không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không kích thích sinh trưởng, không thuốc diệt cỏ, không giống biến đổi gien, không chất bảo quản). Với quy trình đó, sản phẩm hữu cơ không chỉ an toàn cho cả người sử dụng và người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Để gia tăng hiệu quả của cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, công ty đã đầu tư nhà màng, nhà lưới để hạn chế tác động của thời tiết, côn trùng. Việc sản xuất trong nhà lưới đã chống được côn trùng, sâu bệnh tới 65%. Trong trường hợp cây trồng bị nhiễm bệnh, sẽ dùng các loại thảo mộc như tỏi, gừng đem giã và trộn với rượu rồi phun cho cây, hoặc khoanh vùng để tiêu hủy…, giá trị sản xuất của cây trồng ứng dụng phương pháp hữu cơ cao hơn 15% so với sản xuất theo hướng vô cơ.
Thời gian gần đây, một số HTX nông nghiệp và người dân tại các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Nông Cống, Cẩm Thủy và TP Thanh Hóa, đang triển khai mô hình sản xuất rau má theo tiêu chuẩn hữu cơ liên kết với Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương). Được biết, hiện tại công ty đang liên kết cung cấp giống cây rau má, chuyển giao công nghệ sản xuất, chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ, với tổng diện tích gần 40 ha. Điều đáng lưu ý chính là toàn bộ sản lượng rau má đều được công ty thu mua, chế biến, tinh chế thành những sản phẩm thương mại. Theo tính toán của người dân, 1 ha sản xuất rau má theo tiêu chuẩn hữu cơ, đạt khoảng 30 – 35 tấn/năm, doanh thu có thể đạt tới 450 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt 50% doanh thu.
Ông Trần Văn Tân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp an toàn và hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Trở ngại đầu tiên khi phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh chính là thói quen sử dụng hóa chất trong sản xuất của nông dân. Ngoài ra, việc sản xuất NNHC trong quá trình canh tác, các khâu như nước, giống, vật tư nông nghiệp sử dụng phải được tổ chức uy tín công nhận. Đồng thời, chi phí cho sản xuất NNHC cao gấp 5 – 6 lần so với các phương pháp sản xuất thông thường, sản lượng không cao, nhưng giá cả lại chưa tương xứng… nên người sản xuất chưa mặn mà phát triển và nhân rộng.
Để khuyến khích phát triển, nhân rộng diện tích sản xuất NNHC, ngày 27-9-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 11921/UBND-NN về việc triển khai thực hiện các nghị định của Chính phủ, như: Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 về NNHC và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7-9-2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo cơ hội cho các đơn vị sản xuất khi chuyển xu hướng sang sản xuất NNHC. Bên cạnh đó, các ngành có liên quan của tỉnh đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp thay đổi thói quen sản xuất, lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
Bộ Công Thương kiến nghị giảm phí lưu container hàng hóa cho doanh nghiệp
Ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh có văn bản gửi các bên liên quan xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển.
Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng. Ảnh: Đức Nghĩa/TTXVN phát.
Theo đó, hiện nay, 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, là những địa phương có sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phòng chống dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm thời cắt giảm quy mô sản xuất, dẫn đến ùn ứ container nhập khẩu, thời gian lưu kho, lưu bãi tăng lên và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, với tinh thần cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục và duy trì sản xuất để hoàn thành "mục tiêu kép" do Chính phủ đề ra, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, các đơn vị quản lý, khai thác cảng biển, các doanh nghiệp vận tải biển và Trung tâm logistics trên toàn quốc xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển và các Trung tâm logistics cho các doanh nghiệp bị buộc phải cắt giảm sản xuất do tác động của dịch COVID-19.
Đồng thời, nâng cao năng lực giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng, năng lực khai thác của bãi cảng và phối hợp giữa các bên điều tiết lượng hàng nhập về cảng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu vấn đề "sống còn" và gỡ khó cho doanh nghiệp "Vấn đề sống còn của doanh nghiệp là duy trì cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, nhưng đồng thời phải duy trì và đảm bảo được cung ứng về lực lượng lao động" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói. Vấn đề trên được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ...