Nhân rộng cây cà phê Tây Bắc thông qua phát triển cộng đồng
Sơn La là một trong những tỉnh nghèo, nơi đồng bào dân tộc Thái chiếm phần lớn cộng đồng dân tộc sản xuất cà phê ở địa phương.
Trường Đại học Tây Bắc đã và đang hợp tác với tỉnh hỗ trợ nông dân nhân rộng diện tích cà phê bền vững, bằng cách hỗ trợ bà con tham gia chuỗi cung ứng ngành hàng đặc sản này.
Phát huy thế mạnh cây cà phê
Trên những nương, vườn trước đây ở Sơn La chủ yếu trồng sắn hoặc ngô, giờ đây đã được phủ màu xanh bát ngát của cây cà phê, một cuộc sống ấm no đang hiện hữu trong từng nếp nhà.
Cà phê giống mới thuần chủng Arabica trồng tại Sơn La sai quả, có hương vị thơm ngon. Ảnh: TTXVN.
Năm 2020, diện tích cà phê tỉnh Sơn La đạt 17.804 ha, sản lượng ước đạt 25.581 tấn (cà phê nhân). Diện tích trồng cà phê chủ yếu tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Yên Châu và TP Sơn La.
Từ khi chuyển đổi sang trồng cà phê, bà con dân bản ai cũng phấn khởi. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, cây cà phê còn phủ xanh đất trống đồi trọc, không còn thấy cảnh từng quả đồi trơ trọi sau mỗi vụ thu hoạch ngô.
Có mặt tại mảnh đất Sơn La từ những năm 1945, sau hơn 70 năm, cây cà phê Arabica đã trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều vùng núi cao của tỉnh miền núi Tây Bắc này. Với diện tích trồng lớn, Sơn La được mệnh danh là thủ phủ của cây cà phê Arabica của cả nước, cho sản lượng trên 30 nghìn tấn cà phê nhân mỗi năm.
Có mùi thơm như hoa quả, vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, cà phê Arabica của Sơn La hiện đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và trở thành một trong các sản phẩm chủ lực của Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm ( OCOP) của địa phương đem lại giá trị kinh tế cao, từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên bản đồ cà phê thế giới.
Sở dĩ, “ cà phê Sơn La” có được đặc thù và danh tiếng như vậy một phần là nhờ thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực địa lý thích hợp với giống cà phê Arabica. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm cao trên 10 độ C. Đặc biệt, vào ban đêm có sương, nên hầu hết cà phê trồng ở đây không phải tưới tiêu, sương xuống giữ được độ ẩm cho đất.
Video đang HOT
Ông Vương Văn Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Sơn La, cho biết: Sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý (năm 2017), bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu cà phê Sơn La đã phát huy được giá trị, mở rộng vùng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, tỉnh đã và đang khuyến khích và hướng dẫn các hộ dân phát huy nội lực, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê.
Kết nối người nông dân vào chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, theo bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, mặc dù có lợi thế về chất lượng, năng suất, nhưng hoạt động sản xuất, chế biến cà phê Sơn La vẫn còn tồn tại, hạn chế như: chưa hình thành nhiều tổ chức liên kết trong sản xuất, diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo chiếm tỷ lệ khá lớn, chất lượng giống chưa đảm bảo; năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế…
Thay vì chỉ sơ chế đơn thuần, người dân sẽ được hướng dẫn để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản phẩm, nâng cao lợi ích kinh tế, từ đó phát triển cộng đồng bền vững. Ảnh: TTXVN.
Từ thực trạng trên, giải pháp tối ưu để từng bước gia tăng giá trị cho cà phê cũng như đem lại sự bền vững cho sản phẩm này cần tính đến khả năng liên kết trong sản xuất cà phê, đưa người nông dân vào chuỗi cung ứng sản phẩm.
Chia sẻ về vùng cà phê nguyên liệu của gia đình, chị Cà Thị Biên – bản Tong Chinh, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn cho biết, ở bản mỗi gia đình đều có ruộng cà phê rộng vài ha nhờ chuyển đổi từ ngô, khoai. Tuy nhiên, thu nhập không đều do chưa biết thương thảo về giá bán, mặc cho thương lái quyết định giá thu mua.
Nhằm hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La một cách bền vững trong chuỗi cung ứng với các công ty liên quan khác, Tổ chức Cứu trợ, Phát triển Quốc tế (FIDR) – một tổ chức phi chính phủ quốc tế từ Nhật Bản, đã triển khai Dự án “Phát triển Cộng đồng cho các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La, Việt Nam”. Với sự hợp tác của Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon và các công ty trong chuỗi cung ứng cà phê, dự án được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La không chỉ có đầu ra cho sản phẩm mà còn tác động tích cực đến đời sống của người dân trồng cà phê.
Cụ thể, dự án sẽ được triển khai trong vòng 2 năm từ 2021 – 2023 cho khoảng 4,000 hộ thuộc 6 xã của thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu và huyện Mai Sơn. Các hoạt động chính của dự án bao gồm hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ nâng cao công nghệ và kỹ năng nông nghiệp, giải pháp thị trường thúc đẩy nông nghiệp đầu vào thấp. Cà phê Sơn La đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và ra thế giới thông qua các công ty trong chuỗi cung ứng cà phê.
TS. Vũ Quang Giảng, Trưởng Khoa Nông Lâm (Đại học Tây Bắc) chia sẻ, cà phê Sơn La đã phát triển ổn định về diện tích, tuy nhiên trình độ canh tác cà phê của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Sơn La chưa đồng đều ở các vùng.
“Vấn đề cốt lõi phát triển cà phê ở Sơn La là làm thế nào nâng cao kỹ năng sản xuất cà phê Sơn La theo hướng an toàn sản phẩm, môi trường; kết nối chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sinh kế cho cộng đồng người dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La. Đó là cam kết chúng tôi sẽ thực hiện bằng việc cả cán bộ có trình độ, am hiểu về cộng đồng, về cây cà phê về địa phương để thực hiện dự án”, TS. Vũ Quang Giảng đánh giá.
Cùng chị Cà Thị Biên, anh Tòng Văn Xum, hội viên nông dân bản Nong Lọ, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La cũng sẽ là những nông dân tham gia vào dự án “Phát triển Cộng đồng cho các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La, Việt Nam”. Anh Xum cho biết, tháng 4 vừa rồi, các cán bộ Nhật Bản và Trường Đại học Tây Bắc đã về thăm bà con ở bản. “Điều chúng tôi vui mừng nhất là với việc tham gia chuỗi liên kết này, bên cạnh cây trồng chủ lực của địa phương là cà phê, các đặc sản của bản như mận hậu, xoài, mơ cũng có thể được giới thiệu rộng khắp. Được hướng dẫn cách thương lượng giá cả, hoặc làm sao trồng cà phê với chi phí thấp nhất, chúng tôi có thể giảm bớt nợ nần, từ đó có thể thoát nghèo được”, anh Tòng Văn Xum chia sẻ.
Cây cà phê Sơn La đang dần khẳng định vị trí là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân trong tỉnh. Đồng thời, những nỗ lực của ngành nông nghiệp và địa phương đang tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Sơn La.
Với định hướng đến năm 2030 của tỉnh Sơn La là phát triển cà phê theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh bằng giống cà phê mới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường, đến năm 2030, tỉnh giữ ổn định diện tích 16.000 ha, gồm phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt khoảng 13.500 ha.
Giá cà phê hôm nay 6/9: Robusta tăng hơn 40 USD/tuần và đặc điểm mới của thị trường tiêu thụ
Theo Báo cáo tóm tắt tháng 8/2021 của Ngành Cà phê Brazil, thu hoạch toàn cầu trong niên vụ 2021/2022 ước đạt 164,8 triệu bao cà phê các loại, trong đó robusta chiếm 47% và arabica chiếm 53%.
Đây là sự dịch chuyển đáng kể so với tỷ lệ xấp xỉ 1:3 trong giai đoạn năm 2000.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 4/9). (Nguồn: The-best-wishes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 6/9
Tính chung cả tuần vừa qua, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm, khiến kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 41 USD (khoảng 2,03 %), lên 2.059 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica dù có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm liên tiếp, thì kỳ hạn giao ngay tháng 12 vẫn tăng 0,80 Cent, (tức tăng 0,42 %), lên 193 cent/lb.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch tuần trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 3 USD (0,15%), giao dịch tại 2.059 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 4 USD (0,2%),lên 2.025 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục là một phiên điều chỉnh sau phiên đầu tuần tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 1,35 Cent (0,69%), giao dịch tại 193 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 1,35 Cent (0,69%), xuống 195,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Thị trường hàng hóa thế giới đang dõi theo suy đoán phiên họp của Fed trong tuần này sẽ bàn về giải pháp giảm bớt kích thích kinh tế và nâng lãi suất USD do lạm phát Mỹ đang vượt mức mục tiêu cần phải làm dịu bớt, khiến chỉ số USDX giảm nhẹ, các tiền tệ mới nổi trở nên có giá trị hơn đã giúp kéo giảm giá cả nhiều loại hàng hóa nông sản.
Dự báo thời tiết ở Brazil sẽ còn khô hạn kéo dài đã đẩy giá cà phê arabica tăng vọt phiên đầu tuần. Tuy nhiên thông tin thời tiết tại vành đai cà phê miền Nam bắt đầu xuất hiện những cơn mưa rào rải rác đã làm giá dịu lại liên tiếp ngay sau đó, giúp giá cà phê thế giới bớt nóng nhưng chưa thể xóa tan mối lo sản lượng toàn cầu sụt giảm trong niên vụ 2021/2022...
Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với những cơn mưa đầu mùa, theo họ, mưa vẫn chưa giúp nâng cao độ ẩm mặt đất hiện đang ở dưới ngưỡng tối thiểu là 10% nhưng cũng có phần nào giúp cây cà phê giảm bớt căng thẳng. Theo dự báo, mùa mưa mùa Xuân trên vành đai cà phê Brazil chỉ sẽ bắt đầu sau ngày 15/9.
Trái lại, giá cà phê robusta tiếp nối đà tăng liên tiếp trong nửa tháng qua do lo ngại dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát tại các quốc gia sản xuất robusta khu vực Đông Nam Á khiến xuất khẩu bị đình trệ vì các biện pháp giãn cách xã hội. Trong khi giá cước vận tải biển vẫn đang ở mức cao ngất, nên phần lớn các nhà xuất khẩu không mặn mà giao hàng vào lúc này.
Thứ Hai ngày 6/9, thị trường New York nghỉ lễ Labor Day của Mỹ, đóng cửa cả ngày không giao dịch. Thị trường London mở cửa, giao dịch bình thường.
Giá cà phê trong nước tuần qua vẫn rất trầm lắng, tăng nhẹ theo giá robusta trên sàn London. Giá cao chỉ nhờ chốt bán hàng ký gửi, hàng thực tay trao tay đôi khi dưới giá tham khảo nhiều. Tình hình hiện nay, lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các vùng có kho cảng cà phê quanh TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận kéo dài cho đến giữa tháng 9/2021, thì chắc phải tới hết tháng 9/2021 thị trường cà phê nội địa mới bắt đầu trở lại bình thường.
Sương giá ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê Brazil Những người trồng cà phê Brazil có khả năng phải đối mặt với một vụ mùa kém khả quan, do tác động của đợt hạn hán khắc nghiệt hồi đầu năm và giờ đây là tình trạng sương giá gây hư hại cây trồng. Cà phê vối (robusta) ở Espirito Santo, Brazil. Ảnh: reuters Quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế...