Nhận nhiều tin vui, giới đầu tư lại hồ hởi gom hàng
Sau phiên điều chỉnh đầu tuần, phố Wall lại quay lại đà tăng trong phiên ngày thứ Ba (1/12).
Chứng khoán Mỹ phiên ngày thứ Ba hướng sự chú ý tới những nỗ lực phục hồi các cuộc đàm phán về gói viện trợ kinh tế mới trên Đồi Capitol sau khi một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng lên tiếng đề xuất một gói viện trợ có quy mô 908 tỷ USD.
Tại phiên điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell tỏ ra hoan nghênh nỗ lực này.
Bên cạnh đó, theo các nguồn tin mà truyền thông Mỹ có được, ông Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã lên kế hoạch thảo luận về triển vọng của gói viện trợ này vào chiều thứ Ba.
Tuy nhiên, đà hưng phấn trên thị trường giảm bớt sau khi Lãnh đạo phe Cộng hoà chiếm đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất thu hẹp quy mô gói viện trợ tài chính, trong đó có một số điều khoản không có khả năng nhận được sự ủng hộ từ phía Đảng Dân chủ.
Mặt khác, bước sang tháng cuối cùng của năm, các nhà đầu tư vẫn tập trung vào những tiến bộ trong quá trình đưa vắc-xin Covid-19 vào sử dụng rộng rãi nhằm giúp thế giới thoát khỏi đại dịch.
Pfizer và BioNTech hôm qua thông báo, hai hãng này đang tìm kiếm sự chấp thuận khẩn cấp đối vắc-xin của họ từ cơ quan quản lý châu Âu. Đối thủ Moderna cũng đã nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp tại lục địa già.
Trên mặt trận bán lẻ, Cyber Monday (30/11) đã đạt doanh thu 10,8 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm ngoái và lập kỷ lục là ngày bán hàng trực tuyến lớn nhất trong lịch sử Mỹ, theo dữ liệu từ Adobe Analytics.
Video đang HOT
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, chỉ số PMI sản xuất tháng 11 giảm xuống còn 57,5 điểm so với mức 59,3 điểm của tháng 10, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết. Chỉ số phụ về việc làm của ISM tháng 11 giảm xuống mức 48,4 điểm so với mức 52,3 điểm trong tháng 10 cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại trên thị trường lao động.
Thị trường cũng đón nhận những dữ liệu kinh tế khởi sắc từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc. Kết quả khảo sát tư nhân được công bố sáng hôm 1/12 cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc trong tháng 11 đạt 54,9 điểm, cao nhất trong thập kỷ qua.
Trước đó, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 30/11 công bố chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực chế tạo của nước này trong tháng 11 đạt 52,1 điểm, mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Nhiều tin tích cực giúp S&P 500 và Nasdaq tiếp tục tạo đỉnh trong phiên đêm qua.
Kết thúc phiên 1/12, chỉ số Dow Jones tăng 185,28 điểm ( 0,63%), lên 29.823,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,82 điểm ( 1,13%), lên 3.662,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 156,37 điểm ( 1,28%), lên 12.255,11 điểm.
Chứng khoán châu Âu khởi đầu tháng 12 với một phiên giao dịch tích cực, sau khi ghi nhận mức tăng kỷ lục trong tháng 11 nhờ tâm lý lạc quan xung quanh những tiến bộ của vắc-xin, dấy lên kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh trong năm tới.
Ngoài ra, dữ liệu đáng mừng từ Trung Quốc cũng tạo thêm đà hưng phấn với các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 1/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 118,54 điểm ( 1,89%), lên 6.384,73 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 91,14 điểm ( 0,69%), lên 13.382,30 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 63,09 điểm ( 1,14%), lên 5.581,64 điểm.
Chứng khoán châu Á phiên hôm qua cũng đóng cửa trong sắc xanh. Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trong bối cảnh các chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ bật trở lại và tâm lý giới đầu tư ngày một tin tưởng đợt vắc-xin Covid-19 lớn sẽ được phân phối trước thời điểm cuối năm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh nhờ động lực từ dữ liệu sản xuất tốt hơn dự kiến cho thấy sự phục hồi tiếp tục của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Kết thúc phiên 1/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 353,92 điểm ( 1,34%), lên 26.787,54 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 60,18 điểm ( 1,77%), lên 3.451,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 226,19 điểm ( 0,86%), lên 26.567,68 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 42,91 điểm ( 1,66%), lên 2.634,25 điểm.
Giá vàng phục hồi khá tốt trong phiên giao dịch mở đầu tháng 12 nhờ động lực từ việc đồng USD yếu đi. Ngoài ra, thị trường kim loại trú ẩn an toàn hấp dẫn trước thông tin Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ và EU trong năm 2021.
Kết thúc phiên 1/12, giá vàng giao ngay tăng 39,00 USD ( 2,2%), lên 1.815,20 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 ngay tăng 38,00 USD ( 2,13%), lên 1.818,90 USD/ounce.
Giá dầu giảm phiên thứ hai liên tiếp sau khi OPEC và các đồng minh khiến thị trường trong tình trạng lấp lửng bằng cách hoãn tới thứ Năm (3/12) cuộc họp chính thức để quyết định xem có nâng sản lượng vào tháng 1/2020 hay không.
Kết thúc phiên 1/12, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,79 USD (-1,7%), xuống 44,45 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,46 USD (-1,0%), xuống 47,42 USD/thùng.
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: USD quay đầu giảm sâu
Tỷ giá USD ngày 25/11 diễn biến theo xu hướng giảm sâu, tiếp tục đối diện tương lai u ám.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,16 điểm, giảm 0,35% so với 92,51 điểm trước đó.
Hôm qua, USD có dấu hiệu tăng nhẹ trong bối cảnh quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ hiện đang bỏ ngỏ và gói kích thích tiếp tục bị lùi lại. Tuy nhiên, xu hướng này không được kéo dài lâu do những tác động khó khăn từ diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Mỹ.
USD lại quay đầu giảm.
Việc ban bố các lệnh hạn chế trên khắp nước Mỹ đã làm dấy lên suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quốc gia này có thể phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, đặc biệt là khi chưa có thỏa thuận kích thích tài chính nào được đưa ra.
Động thái bất ngờ vào tuần trước của Bộ Tài chính Mỹ nhằm chấm dứt một số chương trình cho vay khẩn cấp càng củng cố cho quan điểm trên.
Hiện thị trường đang hướng đến kết quả cuộc họp chính sách cuối cùng của Ngân hàng trung ương Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư (25/11). Biên bản cuộc họp được kỳ vọng sẽ xác nhận những thảo luận của các nhà hoạt động chính sách của Fed về việc bổ sung kế hoạch mua tài sản của ngân hàng.
Tại thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 24/11, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến quanh mức: 23.070 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.
Các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.070 đồng/USD và 23.250 đồng/USD (mua - bán).
Ngân hàng ACB giao dịch USD ở mức: 23.070 đồng/USD và 23.230 đồng/USD.
Phiên giao dịch 24/11 cũng ghi nhận tỷ giá Euro đứng ở mức: 26.996 đồng (mua) và 28.089 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.382 đồng (mua) và 31.335 đồng (bán). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.481 đồng và bán ra ở mức 3.590 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: USD tăng nhẹ, duy trì sắc xanh hiếm có Tỷ giá ngoại tệ ngày 24/11 diễn biến theo xu hướng USD tăng nhẹ, duy trì sắc xanh trước bối cảnh các thông tin mới về vaccine COVID-19 liên tục xuất hiện. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,52...