Nhân lực ngành Trí tuệ nhân tạo đang rất thiếu ở Việt Nam và trên thế giới
Theo các chuyên gia, ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đang rất thiếu những nhân sự tài năng kể cả ở trình độ sơ cấp và cao cấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tiềm năng lớn để đào tạo thế hệ nhân tài AI tương lai.
Nhận định trên đã được các chuyên gia về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự chia sẻ trong trong ngày hội trí tuệ nhân tạo (AI) chủ đề “AI NOW: ACADEMIC & CAREER” mới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Naver tổ chức trực tuyến.
Đào tạo nhân lực AI đang là nhu cầu cấp thiết
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT cho biết, hội thảo “AI NOW: ACADEMIC & CAREER” là một phần trong hoạt động hợp tác giữa Naver và Học viện nhằm góp phần thúc đẩy phát triển AI vào đời sống và công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam, đồng thời tạo nên cảm hứng học tập, nghiên cứu cho các học sinh, sinh viên cùng các chuyên gia quan tâm đến AI.
Phó Giám đốc PTIT Trần Quang Anh phát biểu khai mạc sự kiện “AI NOW: ACADEMIC & CAREER”.
Trao đổi tại tọa đàm “Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao” tại sự kiện “AI NOW: ACADEMIC & CAREER”, ông Trần Trung Hiếu, Founder – CEO nền tảng công nghệ tuyển dụng TopCV cho biết, trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng nhân sự AI tại Việt Nam là rất lớn nhưng nguồn cung thì rất thiếu. Tại Việt Nam, nguồn cung nhân sự AI mới đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước, chưa kể thị trường nước ngoài còn rất nhiều cơ hội.
“Vì vậy, việc đào tạo AI đang thực sự vô cùng cấp thiết. Các IT Dev kinh nghiệm càng dễ có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn”, ông Trần Trung Hiếu nêu quan điểm.
Video đang HOT
Các chuyên gia đến từ FUNiX xSeries, TopCV và CoHost AI trao đổi tại tọa đàm “Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Nói về việc phát triển đào tạo AI tương lai, ông Nguyễn Hải Nam – Giám đốc FUNiX xSeries, nguyên Trưởng nhóm R&D công ty Asilla Japan cho rằng: Cần siết chặt sự liên kết giữa các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo AI.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hải Nam cũng khuyến nghị việc mở rộng đối tượng đạo tạo kỹ sư AI, không chỉ thu hẹp ở các cử nhân toán, lập trình. Quan trọng nhất là phải cá nhân hóa nội dung học tập và sự trải nghiệm trong học tập của học viên muốn theo đuổi AI.
Thúc đẩy ứng dụng AI trong đời sống
Các chuyên gia thống nhất nhận định, những năm gần đây, ngành AI đã và đang được Chính phủ Việt Nam chú trọng và kêu gọi đầu tư mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhất là khi công nghệ AI được xem là một trong những yếu tố cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số ở Việt Nam.
Với sự mở cửa và hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc trong đó có tập đoàn Naver đã tin tưởng, quyết định đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và nghiên cứu AI tại Việt Nam.
Bà Chae Seon Ju, Tổng Giám đốc điều hành Naver khẳng định rằng, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này rất quan tâm đến thị trường đào tạo và nghiên cứu AI Việt Nam. “Việc chúng tôi lựa chọn Việt Nam là một điểm đến quan trọng thuộc dự án “Vành đai Nghiên cứu và Phát triển AI toàn cầu” cũng bởi tiềm năng về công nghệ AI tại Việt Nam được đánh giá rất cao”, Bà Chae Seon Ju cho hay.
Theo chia sẻ trước đó của đại diện Naver tại Việt Nam, tập đoàn này tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Naver AI Labs, trong đó có một phần phát triển các hợp tác đào tạo, nghiên cứu AI tại đất nước hơn 90 triệu dân và xây dựng Trung tâm lập trình của tập đoàn ở TP.HCM.
Từ nay cho đến năm 2023, Trung tâm sẽ tuyển dụng trên 300 nhân sự công nghệ AI thực hiện các dự án, dịch vụ của Naver. Dự kiến, các nhân sự cao cấp được đào tạo tại 2 phòng nghiên cứu AI hợp tác giữa Naver và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ làm việc tại Trung tâm lập trình của Naver ở TP.HCM.
Các chuyên gia trao đổi về ứng dụng AI trong cuộc sống và vận hành doanh nghiệp.
Tại tọa đàm “Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao”, đại diện tập đoàn Naver, ông Ha Jung Woo, Giám đốc Naver AI LAB đã giới thiệu về các dự án nghiên cứu AI chủ lực và thành quả trong năm 2021 cũng như tầm nhìn về hướng phát triển AI trong tương lai của tập đoàn này.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện “AI NOW: ACADEMIC & CAREER”, các chuyên gia đã thảo luận về ứng dụng AI trong cuộc sống và vận hành doanh nghiệp, tập trung vào 3 chủ đề chính gồm: Ứng dụng AI vào vận hành nhà cho thuê (home-sharing), kinh doanh lưu trú đa nền tảng tại Việt Nam; Học tập hiệu quả cùng trợ lý ảo – Ứng dụng của AI trong lĩnh vực giáo dục; AI trông lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
AI được "thả rông", điều gì sẽ xảy ra với con người?
"Netflix biết bạn muốn xem gì, Amazon biết bạn sẽ bỏ tiền vào đâu. Sau 10 hoặc 20, 30 năm nữa, các thuật toán như vậy có thể cho biết bạn học đại học nào, làm việc ở đâu", Yuval Harari cho biết.
Yuval Harari - một nhà triết học và đồng thời là tác giả sách "best seller" đang kêu gọi quy định toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) để dữ liệu của con người không thể bị đánh cắp bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Ông chỉ ra rằng Thung lũng Silicon ở Mỹ và Trung Quốc dường như đều đang trong một cuộc chạy đua để phát triển công nghệ bằng cách sử dụng các thuật toán nhằm thu thập, phân tích dữ liệu cá nhân của con người.
Theo lập luận của Yuval Harari, các ứng dụng như Instagram và WhatsApp đã bán được hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư không phải vì chúng tạo ra doanh thu, mà vì chúng cho phép chủ sở hữu kiểm soát nguồn dữ liệu khổng lồ. Ông thậm chí so sánh việc thu thập dữ liệu với khái niệm "Bức màn sắt" thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là các dữ liệu thời nay có thể cho phép thao túng thị trường tài chính toàn cầu, Yuval Harari cho biết.
Yuval Harari cảnh báo nguy cơ AI và thu thập dữ liệu nằm ngoài kiểm soát.
Trả lời đài CBS trong một buổi phỏng vấn truyền hình, tác giả sách "best seller" gợi ý rằng phạm vi tiếp cận của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cho phép dữ liệu con người nằm trong tay của một số ít "ông lớn".
"Đại dịch đã hậu thuẫn các tập đoàn thu thập dữ liệu y tế của chúng ta. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về "dữ liệu sinh trắc học", chẳng hạn như hình ảnh khuôn mặt, dấu vân tay, hoặc thậm chí là DNA", Yuval Harari nói.
Qua đó, ông tin rằng tổ chức chính phủ và tập đoàn nào kiểm soát nhiều dữ liệu nhất sẽ "kiểm soát thế giới" trong những năm tới. "Netflix biết bạn muốn xem gì, Amazon biết bạn sẽ bỏ tiền vào đâu. Sau 10 hoặc 20, 30 năm nữa, các thuật toán như vậy có thể cho biết bạn học đại học nào, làm việc ở đâu, kết hôn với ai, và thậm chí bỏ phiếu cho ai".
Viễn cảnh này càng trở nên đáng sợ, nếu như dữ liệu cá nhân của một ai đó bị rơi vào tay những tổ chức với mục đích xấu, hay thậm chí bị bán lên "chợ đen".
Theo Yuval Harari, các quốc gia cần nhanh chóng làm việc cùng nhau để ngăn chặn điều này bằng cách điều chỉnh AI và thu thập dữ liệu ở mức phù hợp hơn.
Công nghệ số có thể mang lại cho Việt Nam 74 tỷ USD vào năm 2030 Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của năm 2020. Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam Đây là thông tin được đại diện Google đưa ra tại hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam"chiều 18/10. Sự...