Nhân duyên vợ chồng: Không “nợ” không kết đôi
Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những cặp vợ chồng thường hay phiền lòng về nhau nhưng có những cặp vợ chồng lại vui vẻ bên nhau suốt ngày, vì.
Phật gia cho rằng, ở kiếp này, người với người gặp nhau là do duyên nợ từ kiếp trước,vợ chồng và con cái gặp nhau cũng là như vậy. Hãy cùng đọc câu chuyện được ghi lại trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của tác giả Kỷ Hiểu Lam dưới đây, để hiểu hơn về điều này!
Xưa ở đất Thương Châu có hai vợ chồng vị quan lại trẻ tuổi nhưng sống không hòa thuận, hạnh phúc. Sau một thời gian không hòa thuận kéo dài, người vợ trong lòng buồn chán và sinh ra tâm bệnh. Hơn nữa, tính tình của người vợ lại kỳ quái, ngang bướng khiến cho tình cảm vợ chồngngày càng chuyển biến xấu hơn.
Một hôm, có một vị ni cô đức hạnh cao thượng đi qua Thương Châu. Người vợ kia liền đến gặp bái kiến vị ni cô. Người vợ hỏi:”Thưa ni cô! Xin hỏi bà, mối quan hệ giữa vợ và chồng là có nhân quả không? Vì sao cuộc sống vợ chồng tôi lại không được êm ấm, hòa thuận?”
Nhân duyên vợ chồng là số trời định
Vị ni cô từ tốn rồi chậm rãi nói:”Tôi không phải quan lại dưới âm phủ, nên không thể nào tra xét sổ sách để biết nhân quả giữa hai vợ chồng thí chủ! Tôi lại càng không phải Bồ Tát, nên không thể nhìn được nhân quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai của thí chủ. Nhưng mà đối với đạo lý nhân quả duyên phận, thì tôi ít nhiều có hiểu rõ, có thể giải thích được cho thí chủ”.
Nói rồi, vị ni cô lý giải cho người vợ kia rằng:
“Nhân duyên vợ chồng không có một đôi nào là vô duyên vô cớ mà kết hợp. Một số đôi vợ chồng là do ân tình từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau, cho nên cuộc sống cũng vui vẻ tốt đẹp. Một số khác lại là vì oán giận từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau nên cuộc sống của họ cũng phiền não, khổ đau, oán giận.
Video đang HOT
Cũng có những đôi vợ chồng là vì cả ân và oán mà kết hợp, khi đó họ sẽ có cơ hội để hoàn trả ân oán cho nhau. Mối quan hệ giữa vợ chồng trên thế gian này cơ bản là như vậy.
Như lời thí chủ kể, thì mối quan hệ giữa vợ chồng thí chủ hẳn là vì oán giận từ kiếp trước nên kiếp này gặp nhau. Đây là ông trời đã định sẵn, không phải theo ý muốn của con người.
Mặc dù nói: “Thiên định thắng nhân”, nhưng con người cũng có thể làm cải biến được. Cho nên, bên nhà Phật mới khuyên con người ta sám hối, ăn năn hối lỗi, tu sửa bản thân. Chỉ cần người làm vợ là thí chủ cố gắng từ bỏ tâm hiếu thắng,chế ngự sự cao ngạo, mọi việc phải lấy nhẫn nhịn làm trọng, không tranh giành với chồng thì tự nhiên mâu thuẫn sẽ giảm dần.
Trong gia đình, cố gắng làm tốt bổn phận của mình, hiểu thảo với cha mẹ đôi bên, hòa thuận với anh chị em, khoan dung với mọi người, chỉ để ý bản thân làm như nào thành người tốt, không so đo suy nghĩ người ta có tốt với mình hay không, nếu thí chủ làm được như vậy thì chắc chắn tình cảm haivợ chồngthí chủ sẽ được cải biến.
Nếu như thí chủ đi truy hỏi nguyên nhân trong tiền kiếp thì cho dù có truy hỏi được rõ ràng, tỉ mỉ thì cũng có lợi ích gì đâu?”
Người vợ sau khi nghe xong lời khuyên của vị ni cô, liền không để tâm trách móc, tìm lỗi ở ai nữa mà cố gắng hành theo những lời khuyên của ni cô. Quả nhiên, một thời gian sau, tình cảm giữa hai vợ chồng họ đã có cải biến tốt lên.
Những năm về sau, những người lớn ở địa phương thường hay lấy câu chuyện này để dạy bảo, khuyên nhủ con gái trong nhà. Họ thường nói:”Những lời nói của vị ni cô quả thực là thần chú giúp giải oán giận giữa vợ chồng. Một người nếu có thể kiên trì thực hiện theo, chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Còn như không có kết quả tốt, thì nhất định là bởi vì còn chưa thực sự kiên trì.”
Vì sao có một số phụ nữ thường phàn nàn về người chồng của mình?
Người phụ nữ từ thời khắc được gả làm vợ của một người đàn ông thì sẽ đem toàn tâm thân giao phó cho người đàn ông này. Sau khi kết hôn, họ một mực yêu thương gia đình và chăm sóc chồng con. Nhưng có những người cả đời không nhận được một câu động viên khích lệ của người chồng. Thậm chí có người còn bị chồng không quan tâm, coi trọng. Thế là họ sinh ra bực bội, than vãn và phàn nàn về người chồng của mình.
Là do kiếp này “trả nợ” cho kiếp trước ta mới đến được với nhau
Nhưng xét về nhân quả thì đây là do kiếp trước người vợ đã thiếu nợ người chồng ở kiếp này của mình. Người vợ đã bao giờ từng nghĩ: “Tại sao mình không lấy người này, người kia mà lại lấy chồng mình bây giờ?” Đó là bởi vì người vợ thiếu nợ người chồng nên kiếp này được gả cho người chồng hiện tại để trả nợ. Nếu như không thiếu nợ thì sẽ không đến, không có duyên thì sẽ không tụ.
Người phụ nữ được gả cho người đàn ông nào thì đều là mệnh của mình. Người mà hôm nay mình gặp đều là đã có trong mệnh rồi, đều là nhân gieo trồng từ kiếp trước nên ngày hôm nay mới nhận được quả như vậy. Đàn ông cũng vậy, không nợ sẽ không đến.
Cho nên, trong gia đình,vợ chồng đừng nên trách mắng nhau bởi vì như vậy, nợ kiếp trước chưa giải quyết xong lại tăng thêm nợ ở kiếp này, tức là “nghiệp cũ chưa hết lại thêm nghiệp mới.” Hãy đối xử tử tế với nhau để hóa giải nợ kiếp trước. Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.
Duyên tận duyên tán, tất cả sẽ phân ly. Đừng oán trách người chồng hay người vợ của mình mà hãy trả giá, bỏ công sức ra nhiều hơn, lặng lẽ giúp đỡ người kia nhiều hơn ngay bây giờ, bạn chắc chắn sẽ nhận được quả ngọt. Phàn nàn người khác cũng chỉ là tự làm hại mình mà thôi.
Theo Khỏe & Đẹp
Cố chấp giữ thói quen sau, chắc chắn bạn không có tiền đồ
Cổ nhân dạy, người hay kiếm cớ, thoái thác sai lầm của bản thân, đổ lỗi lên người khác, trời định sẽ là kẻ thất bại, không bao giờ làm nên nghiệp lớn.
Người hay kiếm cớ
Lịch sử kể lại, thời nhà Minh có một nhà chính trị, triết gia vô cùng lỗi lạc tên là Vương Dương Minh. Bằng hữu của ông là một người hay giận giữ, thích trách cứ người khác. Vương Dương Minh thường nhắc nhở bạn mình rằng: "Cần phải tự nhìn lại bản thân, nếu chỉ biết trách cứ, đổ lỗi lên người khác, sẽ không thể nhìn thấy khuyết điểm của chính mình. Nếu biết tự vấn mình, sẽ nhìn thấy khuyết điểm của bản thân. Như vậy, làm gì có thời gian mà đi trách móc người khác?" Người bạn ấy nghe xong cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Cổ nhân dạy, người hay kiếm cớ, thoái thác sai lầm của bản thân, đổ lỗi lên người khác, trời định sẽ là kẻ thất bại, không bao giờ làm nên nghiệp lớn. Bởi khuyết điểm của bản thân không bao giờ được nhìn nhận và sửa chữa. Thậm chí còn chuốc oán với người khác, khó tìm được tri âm tri kỷ đích thực, vậy lấy tư cách gì để hãnh diện với đời?
Sống phải luôn biết tự cảnh tỉnh bản thân
Đạo làm người, trước tiên phải luôn tự cảnh tỉnh bản thân, không ngừng tu dưỡng đạo đức và trí tuệ, nghiêm khắc với những tội lỗi mình phải phải. Thường xuyên oán trách, kiếm cớ thoái thác, tất ý chí không bền, sẽ chẳng bao giờ tiến bộ, thậm chí ngày càng thụt lùi.
Bậc quân tử dám sai, dám nhận, dám sửa mới có thể tiến bộ, mạnh mẽ. Dù gươm giáo, đạn mạc khắc nghiệt cỡ nào, vẫn hiên ngang đứng vững, rạng danh với đời. Một lần thất bại là một lần đứng dậy. Hãy xem đó là cơ hội để chúng ta trưởng thành và cứng cáp hơn.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Vợ bán chồng cho tiểu tam lấy tiền mua quần áo Tết cho con Sau khi cầm được tiền bán chồng, cô Edna Mukwana vui vẻ đi mua quần áo mới cho con cái. Cô hy vọng, năm mới mặc đồ mới, mấy mẹ con sẽ gặp may mắn. Bạn sẽ làm gì khi bắt quả tang nửa kia của mình đang "ăn vụng"? Có lẽ rất nhiều người sẽ hùng hổ đánh ghen hoặc ấm ức,...