Nhận được tin dượng nhập viện, tôi tức tốc mang 50 triệu đồng đến đóng viện phí, nhưng khi nghe cuộc đối thoại bên trong cánh cửa, tôi bật khóc
Mẹ tôi vẫn khóc, dượng thì cuống quýt xin lỗi và an ủi. Tôi đứng sau cánh cửa, nghe được mà cũng bật khóc theo.
2 ngày trước, khi đang ngồi làm việc thì tôi nhận được điện thoại của mẹ, giọng run run báo tin dượng tôi nhập viện, bảo tôi có tiền thì mang tới đóng giúp viện phí. Tôi vội vã an ủi mẹ bình tĩnh lại rồi lập tức xin nghỉ phép, ra ngay ngân hàng rút 50 triệu, sau đó bắt xe, lao tới bệnh viện.
Dượng tôi, hay còn gọi là ông Hùng, là một người thợ mộc nổi tiếng trong làng không chỉ bởi tay nghề khéo léo mà còn vì sự chính trực của mình. Tôi nhớ hồi nhỏ, dân làng thường khen: “Đồ gỗ nhà ông Hùng dùng ba đời không hỏng”. Mỗi khi nghe vậy, dượng chỉ cười hiền lành, xua tay: “Đâu có đâu có, làm tốt là chuyện nên làm, mình không thể lừa gạt người ta được”.
Tôi còn nhớ, khi bố ruột tôi qua đời, dượng đã đến nhà hỗ trợ gia đình tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ông không chỉ lo liệu tang sự cho bố tôi mà còn thường xuyên ghé qua sửa sang nhà cửa, dọn dẹp sân vườn. Sau rồi, dượng hỏi cưới mẹ tôi, ông bà nội tôi không ngăn cản, ông bà ngoại ủng hộ, thế là mẹ theo về ở với dượng.
Hồi nhỏ, tôi được dượng chăm sóc rất tốt, giờ nghĩ lại, mắt tôi liền cay cay. Tôi nhớ lần tôi bị viêm ruột thừa cấp tính, cả nhà náo loạn, đêm đó mưa như trút nước, đường làng lầy lội không thể đi xe, dượng đã cõng tôi vượt qua đoạn đường lầy rồi vừa đi vừa bắt xe dọc đường đến bệnh viện. Gặp ai đi qua, dượng cũng gào lên: “Cho tôi đi nhờ xe lên bệnh viện, cứu con tôi với, con tôi bệnh nặng sắp chết”. Tôi nằm trên lưng dượng, bụng đau muốn ngất nhưng nghe được lời đó vẫn ứa nước mắt. Nếu để qua đêm, chắc tôi chẳng còn trên đời này nữa. Tôi còn nhớ, hồi đó, dượng phải bán rẻ rất nhiều đồ gỗ để đủ tiền đóng viện phí cho tôi.
Sau này, dượng và mẹ có thêm một em bé, nhưng dượng vẫn đối xử với tôi rất tốt. Lo cho tôi không khác gì con ruột, thậm chí còn hơn cả em trai tôi. Tôi biết ơn dượng rất nhiều.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Khi đến bệnh viện, tôi gặp mẹ nói chuyện xong thì cầm giấy tờ của dượng đi đóng viện phí. Khi quay trở lại phòng bệnh, tôi nghe được tiếng dượng và mẹ nói chuyện bên trong. Dượng bảo: “Tiền viện phí sau này bà nhớ mà trả lại thằng Kiên, nó đang giai đoạn lập nghiệp, tiền nong đâu có nhiều”.
Mẹ tôi nói: “Dù sao nó cũng đi làm rồi, còn hơn thằng Minh đang là sinh viên, lấy đâu ra tiền”. Minh là em trai tôi, con ruột của dượng.
Dượng hỏi lại: “Tiền tiết kiệm của nhà mình không còn đồng nào à?”.
Mẹ vừa thút thít khóc vừa trả lời: “Lần trước ông nhập viện, lo hết cho ông rồi. Những năm qua, làm được đồng nào thì ông lo hết cho 2 đứa con trai, lấy đâu ra nhiều tiền tiết kiệm. 2 lần ông đi viện, tiêu hết cả trăm triệu, nhà giờ chẳng còn gì”.
Dượng thở dài: “Thôi bà đừng khóc, đợi tôi khỏe lại, tôi sẽ cố gắng làm nhiều hơn để kiếm tiền cho bà dưỡng già”.
Mẹ tôi vẫn khóc, dượng thì cuống quýt xin lỗi và an ủi. Tôi đứng sau cánh cửa, nghe được mà cũng bật khóc theo. Hóa ra cuộc sống của dượng và mẹ tôi khó khăn hơn tôi tưởng rất nhiều. Vậy mà lần nào tôi về thăm nhà, hai người luôn thể hiện đầy đủ, làm nhiều món ăn ngon, lại gói ghém nhiều đồ cho tôi mang theo. Tôi hỏi mẹ có tiền không thì mẹ đều nói công việc của dượng tốt, kiếm được đủ tiền chi tiêu.
Bệnh của dượng cũng do lao lực và hít nhiều bụi gỗ mà thành, phải chữa trị lâu dài nên vô cùng tốn kém.
Tôi lặng lẽ quay ra ngồi xuống ghế chờ bên ngoài. Tôi chưa thành đạt, chưa có nhiều tiền để lo cho dượng và mẹ. Tôi vẫn ở phòng trọ, còn chẳng dám yêu đương vì sợ không gánh nổi tình phí. Làm được bao nhiêu thì cố gắng tiết kiệm để phòng những lúc cần gấp như thế này! Tôi chỉ sợ mình chưa thành công, chưa kiếm được nhiều tiền để báo đáp ơn nghĩa của dượng thì ông đã đi rồi.
Cho nên tôi quyết định sẽ ở bên cạnh chăm sóc dượng thời gian này, để dù không có tiền thì vẫn có tình, để dượng biết tôi có trách nhiệm và thương ông như là bố đẻ của mình!
Để chồng mang con riêng về nhà nuôi, 1 năm sau tôi 'đau thấu tim' khi biết thân phận thật sự của đứa trẻ
Mẹ chồng em thấy cảnh đó thì cũng hiểu ra mọi chuyện, bà lên cơn đau tim phải nhập viện. Cuối cùng, sự thật về đứa con riêng chồng em mang về cũng hé lộ.
Em quen chồng từ thời còn đi học, tính anh thật thà hiền lành ai cũng công nhận. Khi chồng lấy em thì luôn yêu thương vợ con. Tan làm về, ai đi đâu mặc ai, chồng em cứ 6 giờ tối là có mặt ở nhà. Có tiệc tùng với đồng nghiệp thì anh cũng dẫn em theo. Đến khi có hai con thì chồng em cưng con như trứng, chỉ thích ở nhà chơi với con. Thiệt sự một người chồng như thế làm sao em nghĩ sẽ ngoại tình?
Em tỉnh lại trong bệnh viện vì quá sốc, chồng em ở kế bên cũng khóc theo. Nhưng dù em hỏi thế nào thì anh ấy cũng lắc đầu không nói. Anh ấy chỉ xin em chấp nhận đứa trẻ, để anh nuôi nó. Anh ấy còn quỳ gối luôn miệng xin lỗi em. Em như người mất hồn ôm con gái lớn ra ở riêng 3 tháng. Em nói với chồng em muốn suy nghĩ.
Em không muốn ly hôn, em luôn tâm niệm phải cho con mình mái ấm đủ cha đủ mẹ. Em là trẻ mồ côi từ nhỏ, em sống thiếu thốn tình cảm rất vất vả. Vì thế em từng hứa với lòng là phải lấy người tử tế để cho con một mái ấm nguyên vẹn cả đời. Chuyện đã thế này, em không thể cứ ly hôn để con mình mất cha. Huống hồ, em thương chồng mình lắm. Nói em lụy chồng cũng đúng, vì em đã coi anh ấy là người thân duy nhất trên đời.
Từ ngày em ra ở riêng, bố chồng của em thường gọi hỏi thăm. Ông nói lỗi là của con trai ông nhưng ông xin em hãy tha thứ. Ông cam đoan sau này hai đứa con của em sẽ được thừa hưởng tài sản của ông nhiều hơn. Ông còn xin lỗi em nhiều lần. Bố chồng em là người ít nói, đây là lần đầu tiên em thấy ông nói nhiều như vậy. Nhưng điều làm em đau lòng nhất là khi nghe con trai út của mình gọi hỏi bao giờ mẹ về.
Cuối cùng em cũng trở về nhà, cắn răng chấp nhận nuôi đứa con riêng của chồng. Nhưng sao thì nỗi đau trong lòng em vẫn âm ỉ mỗi ngày. Cứ nhìn thấy gương mặt đứa trẻ giống hệt chồng là em lại muốn khóc. Em biết trẻ nhỏ không có tội, nhưng không có người vợ nào dễ dàng chấp nhận điều này.
Chồng em ngày càng yêu thương em hơn. Anh đưa đón em và con mỗi ngày. Thậm chí, anh còn bỏ những chuyến công tác quan trọng để ở nhà với em và con nhiều hơn. Có lần chồng em buộc phải đi ăn nhậu với khách hàng. Đêm đó anh say bí tỉ về nằm ôm em khóc mãi. Anh ấy lè nhè nói xin lỗi em, cảm ơn em, nói thương em rất nhiều. Anh ấy còn nói không có lừa dối em. Em cứ nằm im mà thấy lòng khổ sở.
Một năm sau đó, em cũng đã quen với sự tồn tại của đứa con riêng của chồng. Đúng hôm cả gia đình em về ăn sinh nhật của mẹ chồng thì chuyện bất ngờ xảy đến. Một người phụ nữ trẻ xông vào nhà của bố mẹ chồng em. Cô ấy nhìn thấy đứa con riêng của chồng em thì ào đến đòi bế. Nhưng chồng em kịp thời né tránh, thế là cô ấy ngã xuống đất. Cảnh tượng sau đó làm em và cả nhà chết sững.
Người phụ nữ đó lê người tiến về phía bố chồng của em. Cô ấy vừa khóc vừa nắm ống quần của ông mà nói:
"Anh trả con cho em đi, em biết em sai rồi. Em không bỏ con nữa, anh cho em nuôi con đi. Giờ em biết sai rồi, không có con em sống không nổi".
Mẹ chồng em thấy cảnh đó thì cũng hiểu ra mọi chuyện, bà lên cơn đau tim phải nhập viện. Cuối cùng, sự thật về đứa con riêng chồng em mang về cũng hé lộ.
Hóa ra đứa trẻ đó là con trai riêng của bố chồng em, là em trai của chồng em. Bố chồng em gây họa với cô nàng trẻ đẹp kia. Nhưng vì còn quá trẻ nên cô ta muốn đem con đi cho. Bố chồng em hết cách nên phải về cầu xin con trai giúp mình. Vì mẹ chồng em vốn bị bệnh tim nặng, không chịu được cú sốc lớn này. Chồng em dù giận lắm nhưng vì thương mẹ cũng đành im lặng gật đầu. Anh âm thầm chịu đựng một mình.
Em trách chồng không tin tưởng em, trách anh chỉ biết chịu đựng một mình. Nếu lúc đó em không chịu nổi đòi ly hôn với anh thì sao? Giờ thì gia đình chồng em rối như tơ vò, mẹ chồng em vẫn còn nằm viện. Còn bố chồng của em có hối hận thì cũng vô ích.
Mẹ chồng nhập viện, chồng tôi mang 2 triệu đến thăm và hỏi một câu khiến mẹ đau trào nước mắt Tôi đứng ra can ngăn nhưng không lại cái miệng chua ngoa, quá quắt của chồng. Lúc trẻ khỏe mẹ chồng tôi đi chăm sóc các con của em gái chồng tôi. Khi đó vợ chồng tôi cũng gọi điện cho mẹ về trông cháu để tôi đi làm nhưng bà từ chối. Mẹ bảo bà ở với em chồng và được trả...