Nhận được sự quan tâm từ các ông lớn, Sony tăng cường sản xuất camera 3D
Công nghệ camera 3D của Sony đang được xem có ưu thế vượt trội hơn các đối thủ khác.
Hãng Sony, nhà sản xuất lớn nhất đối với chip camera sử dụng trên smartphone, đang tăng cường sản xuất các cảm biến 3D thế hệ mới sau khi nhận được sự quan tâm từ các khách hàng, bao gồm cả Apple Inc.
Theo ông Satoshi Yoshihara, người đứng đầu bộ phận cảm biến Sony, các chip này sẽ được trang bị trên camera 3D trước và sau cho hàng loạt phiên bản smartphone ra mắt vào 2019. Ông từ chối cho biết mục tiêu sản xuất hay doanh số, nhưng cho biết mảng chip 3D đang hoạt động có lợi nhuận và sẽ có tác động lớn đến thu nhập trong năm tài chính tới của công ty.
Ông Satoshi Yoshihara, người đứng đầu bộ phận cảm biến Sony.
Dự báo đầy triển vọng của Sony đối với các camera 3D cũng mang lại sự lạc quan cần thiết cho ngành smartphone toàn cầu, vốn đang tăng trưởng chậm lại khi người dùng có ngày càng ít lý do hơn để nâng cấp thiết bị. Sony đã bắt đầu cung cấp công cụ phần mềm cho các nhà phát triển bên ngoài để họ có thể thử nghiệm với chip và tạo ra ứng dụng dựng hình 3D gương mặt, có thể sử dụng cho liên lạc hoặc các đối tượng ảo trong mua hàng trực tuyến.
“ Các camera đã cách mạng hóa điện thoại, và dựa trên những gì tôi thấy, tôi cũng có kỳ vọng tương tự như vậy vào 3D.” Ông Yoshihara, người đã hoạt động hơn một thập kỷ qua để đưa camera lên smartphone, cho biết. “ Bước tiến ở mỗi lĩnh vực rất khác nhau, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ thấy sự tương thích của 3D. Tôi chắc chắn về điều đó.”
Video đang HOT
Sự bùng nổ cảm biến camera trên điện thoại đã giúp Sony tăng trưởng ngược đà suy thoái của smartphone toàn cầu.
Sony hiện kiểm soát khoảng thị trường chip camera và cung cấp cho các khách hàng, bao gồm cả Apple, Google và Samsung Electronics, cho dù ông Yoshihara từ chối cho biết danh tính khách hàng, vì tính bảo mật của hợp đồng. Theo những nguồn tin của Bloomberg, Huawei cũng đang trang bị camera 3D của Sony lên các phiên bản smartphone tiếp theo của họ.
Sony không phải là nhà sản xuất duy nhất cho chip 3D, khi các đối thủ như Lumentum Holdings và STMicroelectronics NV đều đã được sử dụng cho các tính năng, như để mở khóa thông qua nhận diện gương mặt, hoặc đo chiều sâu để cải thiện độ nét khi chụp ảnh ban đêm.
Hình ảnh cho thấy dữ liệu về chiều sâu thu được nhờ công nghệ 3D của Sony.
Tuy nhiên, ông Yoshihara cho rằng, công nghệ Sony khác biệt với cách tiếp cận “ cấu trúc ánh sáng” của các chip hiện tại, khi chúng có giới hạn về độ chính xác và khoảng cách. Trong khi đó, Sony sử dụng một phương pháp được gọi “ time of flight” (thời gian ánh sáng di chuyển) để gửi đi các xung laser và đo khoảng cách bằng thời gian chúng phản hồi lại, cách tiếp cận giúp tạo ra các mô hình 3D nhiều chi tiết hơn và hoạt động trong khoảng cách 5m.
Tính năng này còn có thể ứng dụng trong game di động khi có thể tạo ra các nhân vật ảo để tương tác và điều hướng trong môi trường thế giới thực, hoặc các ứng dụng điều khiển bằng cử chỉ tay.
Màn trình diễn camera 3D với một điện thoại mẫu của Sony
Trên thực tế, nhu cầu cho công nghệ mới của Sony vẫn chưa được kiểm chứng và vẫn cần phải chờ xem liệu sự quan tâm của người dùng về 3D có đủ lớn để đưa thị trường smartphone ra khỏi vũng lầy hiện tại hay không. Theo IDC, lượng smartphone xuất xưởng trên toàn cầu trong năm 2018 có thể giảm 3% trong năm 2018 và sẽ chỉ tăng 2,6% trong năm 2019. Bất chấp xu hướng mang nhiều camera lên smartphone, ông Yoshihara cho rằng mỗi thiết bị chỉ cần hai chip 3D, mặt trước và sau thiết bị.
Trong buổi phỏng vấn, Sony đã trình diễn hàng loạt nguyên mẫu điện thoại với camera 3D ở mặt sau. Trong một ứng dụng, người dùng thực hiện các thao tác cử chỉ bằng tay để phóng ra phép thuật. Trong một ứng dụng khác, điện thoại tính toán chiều sâu của căn phòng và hiển thị chính xác một con cá vàng ảo đang bơi ở phía trước và sau các vật thể thực.
Tham khảo Bloomberg
Cậu bé 12 tuổi kinh doanh dịch vụ cho thuê truyện suốt 1 năm ròng để kiếm tiền mua PlayStation 4
Sự kiên trì và niềm đam mê của cậu bé này quả là đáng nể.
Nếu bạn còn nhỏ nhưng muốn một chiếc máy chơi game thì lựa chọn đơn giản nhất là xin bố mẹ mua cho. Tuy nhiên, cậu bé này lại có cách khác: kinh doanh để kiếm tiền mua PlayStation 4.
Irfan là một cậu bé 12 tuổi người Malaysia, đam mê chiếc PlayStation 4 của Sony nhưng không có đủ tiền mua và cũng không muốn xin cha mẹ, nên Irfan quyết định kinh doanh kiếm tiền mua máy.
Cậu mở một dịch vụ cho thuê truyện tranh nhỏ, theo Farhana, chị của Irfan, mỗi quyển truyện cho thuê, cậu bé tính giá 1 Ringgit (khoảng 5.500 VND). "Khách hàng" của cậu là bạn bè trong trường và quanh nhà. Cậu không bỏ tiền mua số truyện này để kinh doanh mà đây là truyện sưu tầm từ nhỏ.
"Cậu em 12 tuổi của tôi đã mua PS4 hôm nay bằng tiền tiết kiệm, toàn tờ 1 ringgit"
Sau một năm, Irfan thu về 600 Ringgit từ tiền thuê truyện, tương đương khoảng 3,3 triệu VND. Tại Malaysia, PlayStation 4 Slim được bán với giá đến 1.349 Ringgit (khoảng 7,5 triệu) nên cậu bé vẫn chưa đủ tiền mua.
Tuy nhiên, do ấn tượng với những gì cậu con trai nhỏ tuổi làm được, cha mẹ Irfan đã quyết định tài trợ cho cậu số tiền còn lại để mua máy.
Cha mẹ đã hỗ trợ một chút để mua máy. Em nó tiết kiệm được khoảng 600 ringgit số còn lại cha mẹ giúp. Dù vậy, tôi rất tự hào về em.
Câu chuyện này đang được chia sẻ khá mạnh trên Twiiter, hầu hết mọi người đều cho rằng cậu bé xứng đáng có chiếc PS4 sau công sức và sự kiên trì bỏ ra, cũng như khen ngợi cha mẹ của cậu là đã giúp đỡ đúng lúc.
"Kinh thật, cậu nhóc này có biết tiết kiệm tiền trong khi điều này quá khó với tôi", một người hài hước chia sẻ câu chuyện.
Hy vọng cậu sẽ tiếp tục cho mướn truyện để lấy tiền mua đĩa game.
Theo Tri Thuc Tre
Sony Mobile lên kế hoạch sa thải 200 nhân viên ở châu Âu Sau khi tiết lộ vào tháng 10 về các biện pháp cắt giảm chi phí liên quan đến kinh doanh smartphone, Sony vừa chính thức ra thông báo sẽ sa thải 200 nhân viên ở châu Âu trong thời gian tới. Sa thải 200 nhân viên, Sony vẫn không có kế hoạch từ bỏ mảng di động đang thua lỗ - Ảnh: AFP...