Nhân dịp Rằm tháng Bảy, hãy ghé thăm 4 ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng đang được giới trẻ yêu thích
Đâu cần phải bỏ nhiều tiền đi Thái Lan hoặc Campuchia, chỉ cần đi xuống miền Tây là bạn có thể chiêm ngưỡng hàng loạt ngôi chùa đẹp và thiêng liêng rồi.
Sóc Trăng được coi là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với những cánh đồng lúa mênh mông, vườn cây trái trĩu quả và nền ẩm thực phong phú, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi về với miền sông nước Sóc Trăng. Nơi đây sở hữu vô vàn địa điểm check-in tuyệt đẹp mà không phải nơi nào cũng có! Đặc biệt là những ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, đẹp xuất sắc, trông chẳng khác gì một Thái Lan thu nhỏ ở miền Tây.
1. Chùa Dơi
Chùa Dơi được mệnh danh là ngôi chùa đẹp xuất sắc với vô số góc chụp ảnh ở Sóc Trăng! Cái tên chùa Dơi xuất hiện bởi xung quanh chùa có cả một cánh rừng với các cây sao và dầu, là nơi hàng vạn con dơi đang sinh sống. Cứ chiều cuối ngày là đàn dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật ban cho.
@lehatruc
Chùa Dơi là công trình kiến trúc đậm chất Khmer Nam Bộ. Những cột trụ và nền tường, hay mái chùa đều được điêu khắc hoa văn nhà Phật tinh xảo đến từng chi tiết. Về chiều, ở đây khá đìu hiu, chỉ có tiếng dơi và ánh chiều tà nhẹ nhàng buông. Tuy vậy, đây vẫn là địa điểm cực thú vị mà không du khách nào có thể bỏ lỡ khi ghé đến mảnh đất Sóc Trăng!
@lehatruc
@lehatruc
Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất.
2. Chùa Chén Kiểu
Không kém chùa Dơi, chùa Chén Kiểu cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng. Chùa tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12km về hướng Bạc Liêu, nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
@_luvanhiep_98
FB: Như Ý Cao Ngô
Ngoài cái tên chùa Chén Kiểu, chùa còn có tên là chùa Sà Lôn (bắt nguồn từ hai chữ “Sro Loun” trong tiếng Khmer), hay còn gọi là chùa Srolôn, Wath Sro Lon. Trước đó, khi xây dựng chùa, vì thiếu kinh phí xây dựng nên đã tận dụng các mảnh chén, đĩa sứ sau đó đem sắp xếp lại thật đẹp mắt. Ngày nay, nhiều người đến đây cũng đều trầm trồ, những mảnh sành sứ nhỏ được ốp lên tường thật trùng khớp và tinh xảo đến từng chi tiết!
(Ảnh sưu tầm)
Khi bước vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ lập tức cảm thấy thoải mái ngay với rất nhiều cây xanh ở đây, cùng với không gian rộng rãi, thoáng đãng. Giữa sân chùa Chén Kiểu là cột cờ với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu nhìn rất sinh động, gợi lại cho người xem điển tích rắn xòe đầu để che mưa cho Đức Phật khi tọa thiền.
@leminhsang
Khi nhìn tổng thể chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng, nhiều người cứ tưởng phần mái của chánh điện được ốp hoàn toàn bằng gạch men, nhưng thực ra chỉ có 40 % là gạch men còn lại là những mảnh chén, đĩa vỡ được ốp lên tạo thành những hình trang trí như bông hoa, con vật và có cả một bức tranh thiên nhiên làm từ mảnh sành đẹp không kém gì bức tranh thêu. Ở mặt sau của chánh điện còn có một mảng tường đắp nổi với nhiều mảnh chén kiểu vỡ trông rất sắc sảo.
Video đang HOT
@lythanhco
@lythanhco
FB: Ngô Ti
FB: Như Ý Cao Ngô
FB: Như Ý Cao Ngô
Ngôi chùa là kết hợp tổng thể của lối kiến trúc ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Chùa có vô vàn các tọa độ sống ảo, lên hình với màu sắc vô cùng sinh động, rực rỡ. Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng, đây là địa điểm bạn không nên bỏ lỡ!
3. Chùa Wath Som Rong
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong. Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, K2, P5, Tp. Sóc Trăng, cách chùa Đất Sét 1km và là nơi đang hot nhất Sóc Trăng trên MXH facebook.
FB: Như Ý Cao Ngô
Ngôi chùa Wath Som Rong mang hơi hướng kiến trúc chùa cổ của người Khmer, mới nhìn sơ qua có thể nhiều người nhầm lẫn với các ngôi chùa của Thái Lan.
@hong.hanhnt
FB: Tín Nguyễn
Khuôn viên chùa khá rộng lớn, mỗi điện là 1 kiểu màu sắc và kiến trúc khác biệt, nhưng độc đáo nhất phải kể đến gian tháp chính.
@lythanhco
@khoiiphamm
Nhìn những bức ảnh này có ai nghĩ rằng bạn đang checkin ở Việt Nam? @kin_autt
@lehatruc
4. Chùa Ông Bổn
Chùa Ông Bổn là cách gọi thân thương của người dân Sóc Trăng dành cho ngôi chùa nhỏ của người Hoa. Chùa còn có tên là A Côn – Hòa An Hội Quán và trước đó nó còn được gọi là Thất Phủ Miếu, đã được xây dựng từ 130 năm trước.
@hao_ng_
@lehatruc
Diện tích chùa ông Bổn khá nhỏ, nhưng quang cảnh ở chùa thì đẹp miễn bàn. Nhìn bên ngoài của chùa mang đậm phong cách Á Đông với những câu đối trên bức tường và 2 chiếc lồng đèn đỏ được treo ngay cổng chính.
@judy_vux
@annal.atl
Bước chân vào trong chùa du khách sẽ có ngay c ảm giác thanh tịnh, khoan khoái trong lòng. Kiến trúc của ngôi chùa khiến ai cũng phải trầm trồ bởi những bức tượng điêu khắc tinh xảo, những đồ lư đồng bất biến theo thời gian. Chùa Ông Bổn là một trong những địa điểm lý tưởng khi du lịch Sóc Trăng, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết.
Ảnh FB
Trọng Nghĩa
Theo saostar.vn
Có một 'cổng trời thời gian' không thể bỏ lỡ ở An Giang
Giữa mênh mang đất trời An Giang, chiếc 'cổng trời thời gian' với những đường nét hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế, nằm yên bình, tĩnh lặng nhưng lại có sức hút rất lớn với khách du lịch và người dân địa phương ở nơi này.
'Cổng trời thời gian' hiện đang được các 'tín đồ du lịch' ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc truyền tai nhau thực chất chính là cổng của chùa Koh Kas (Tual Pra Sat), tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Đây là một kiến trúc cổ độc đáo của người Khmer.
Ngoài cái tên 'Cổng trời thời gian', nơi đây còn được du khách ưu ái gọi bằng nhiều cái tên khác như: 'Cổng trời An Giang', 'cổng trời Koh Kas'...
'Cổng trời thời gian' ở An Giang thực chất là một kiến trúc cổ độc đáo của người Khmer. (Ảnh: Ntan.97)
Nếu như chiếc 'cổng trời Bali' tại Đà Lạt được 'sao chép' nguyên bản từ Bali từ hình dáng cho đến hoa văn trên chiếc cổng thì 'cổng trời thời gian' ở An Giang lại mang đậm dấu ấn của vùng đất Nam Bộ. Hoa văn và các chi tiết được chạm khắc tinh tế, kết hợp cùng màu sắc rực rỡ, bắt mắt, tất cả đã khiến công trình này trở nên nổi bật hơn, thu hút mọi ánh nhìn.
(Ảnh: Daika.bao)
Đến huyện Tri tôn, 'cổng trời thời gian' chính là một điểm dừng chân được hầu hết các 'tín đồ du lịch' yêu thích.
'Cổng trời thời gian' ở An Giang không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp của kiến trúc, mà còn bởi khung cảnh của không gian xung quanh. Nhìn từ trên xuống, du khách sẽ cảm thấy thực sự choáng ngợp trước bức tranh thơ mộng của thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho nơi này.
(Ảnh: Eric.do.88)
Bức tranh về một An Giang thơ mộng, nên thơ được hiện lên với những ruộng lúa chín vàng ươm, hàng cây thốt nốt vươn mình xanh mướt, hay con đường làng uốn lượn quanh co...
(Ảnh: Anhtins)
Tới đây, dù bạn đứng ở ngay trên con đường nhỏ ven cánh đồng lúa, phía dưới những gốc cây thốt nốt cũng có thể tạo ra vô vàn những bức ảnh đẹp.
Những cánh đồng lúa vàng rực ở huyện Tri Tôn. (Ảnh: wangtiev)
Ngoài 'cổng trời thời gian', cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ ở huyện Tri Tôn hay những hàng cây thốt nốt xanh mướt, thì 'cánh cửa thiên đường' được đặt trên núi Cô Tô cũng là điểm đến thu hút đông đảo giới trẻ. Nơi đây được ví như 'cổng trời' thứ 2 mà những du khách đã đặt chân đến An Giang đều không nên bỏ lỡ.
(Ảnh: Tăng Chấn Vĩ)
Đặt chân lên đỉnh núi Cô Tô, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp An Giang từ trên cao, tận hưởng không gian xanh mát, trong lành của vùng đất miền Tây.
Một số địa điểm khác có thể 'check-in' khi ghé thăm nơi này chính là Hồ Tà Pạ, chùa Hàng Còng, Vách đá dựng ở Hồ Latina, Hồ Latina,...
(Ảnh: Vantuanbui)
Ở ngôi chùa được xây dựng vào năm 1608 trên một gò cao này, mọi ngóc ngách đều mang đậm hơi thở của người dân Nam Bộ. Nhiều người khẳng định, từng nét cũ kỹ tạo nên không gian kỳ bí, kích thích trí tò mò của khách du lịch. Chưa kể, phía trong diện tích rộng tới 17.000 m2 còn có rất nhiều công trình kiến trúc tinh xảo nằm ở phía trong.
Vách đá dựng ở Hồ Latin. (Ảnh: c.trn)
Lam Anh
Theo thoidai.com.vn
Bí mật trong ngôi chùa gần 400 tuổi ở Hà Nội Nằm cách Hà Nội 45km, chùa Mía nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và hệ thống tượng gỗ lớn chạm khắc tinh xảo. Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) cách thủ đô Hà Nội khoảng 45km, thuộc địa phận thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây (Hà Nội). Đây là ngôi chùa cổ, hàng năm tiếp đón nhiều đoàn khách trong...