Nhận định thị trường phiên 17/2: Giai đoạn thích hợp để giải ngân
Đây là giai đoạn thích hợp cho nhà đầu tư giải ngân vào một số cổ phiếu đầu ngành thuộc các ngành có thông tin tích cực như dệt may, dầu khí, cảng biển…
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 17/2.
Đà tăng có khả năng sẽ tiếp diễn
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
Với các tín hiệu tích cực từ thị trường, đà tăng của VN-Index có khả năng sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch sắp tới. Chỉ số này có thể sẽ test lên vùng 553-555 điểm. Tuy nhiên, diễn biến rung lắc có thể xuất hiện khi VN-Index chạm trở lại vùng kháng cự tương đối mạnh này. Nhà đầu tư thận trọng vẫn nên tiếp tục quan sát phản ứng của chỉ số khi test lại vùng kháng cự trước khi quyết định tham gia mua vào.
Kỳ vọng sẽ có nhịp hồi phục mạnh
(CTCK Bảo Việt – BVSC)
Thị trường các phiên tới tiếp tục chịu tác động mạnh bởi các yếu tố thông tin mang tính khách quan như diễn biến giá dầu, biến động TTCK Trung Quốc, Mỹ, Nhật và EU…
Trong kịch bản tích cực, giá dầu hồi phục tốt và các thị trường tài chính toàn cầu không có biến động mạnh, kỳ vọng thị trường sẽ có nhịp hồi phục mạnh mẽ sau khi giảm điểm khá sâu giai đoạn đầu năm. Mặc dù vậy, nhà đầu tư với quan điểm đầu tư thận trọng chưa nên vội giải ngân và chờ đợi thời điểm an toàn hơn để gia tăng tỷ trọng.
Xu hướng tăng có thể được duy trì
Video đang HOT
(CTCK BIDV – BSC)
Xu hướng tăng có thể được duy trì trong phiên tới. Các chỉ số đã bứt phá qua các ngưỡng cản kỹ thuật, dù vậy, diễn biến thị trường sắp tới có thể chịu tác động mạnh từ biến động của giá dầu. Nhà đầu tư xem xét chốt lời khi các chỉ số tăng mạnh, ngược lại, trong trường hợp thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư cân nhắc mở lại vị thế.
Giằng co tăng điểm
(CTCK Maritime – MSI)
Tâm lý tích cực đã trở lại thị trường kéo chỉ số 2 sàn tăng điểm. Lực cầu không chỉ tăng ở nhóm Bluechips mà còn đẩy mạnh vào nhóm cổ phiếu đầu cơ như FLC, DLG, HQC,… Đây là tín hiệu tốt bởi dòng tiền đã luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Trong phiên 17/2, thị trường có thể sẽ giằng co tăng điểm, VN-Index có thể sẽ thử thách lại mức 550 điểm.
Về ngắn hạn, thị trường đang trong xu hướng hồi phục, VN-Index có thể chinh phục mốc kháng cự 570 điểm. Đây là giai đoạn thích hợp cho nhà đầu tư giải ngân vào một số cổ phiếu đầu ngành thuộc các ngành có thông tin tích cực như dệt may, dầu khí, cảng biển,…
Test lại đỉnh cũ tại ngưỡng 548.58 điểm
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Điểm tích cực trong phiên giao dịch 16/2 là dòng tiền đã quay trở lại thị trường, lượng margin đã quay trở lại khi các mã cổ phiếu vừa và nhỏ nhận được sự chú ý của nhà đầu tư trong phiên hnày như: FLC, DLG, OGC, SHB….
Với lực cầu tích cực, VN-Index vượt qua mức 545 điểm và tiệm cận vùng 550-553 điểm. Tuy nhiên, dường như đây là vùng cản mạnh của VN-Index, nên chỉ số đã bị đẩy lùi nhẹ trở lại vào cuối phiên khi chưa kịp chạm mốc 549 điểm. Các chỉ báo ngắn hạn tiếp tục cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng điểm vẫn còn tiếp diễn, hiện chỉ số đã vượt, MA15, MA20, RSI đang trong xu hướng tăng và đã vượt ngưỡng 50, MACD Histogram đang lập xu hướng tăng khá chắc chắn khi vượt qua ngưỡng 0, đường ADX đang trong xu hướng giảm trong khi 2 đường DI đang có xu hướng hội tụ. Nhiều khả năng thị trường sẽ test ngưỡng 548.58 điểm là mức đỉnh cũ xác lập ngày 1/2/2016, trước khi thử thách vùng kháng cự 550-553.6 điểm vào phiên ngày 17/2.
Xu hướng hồi phục chưa chắc chắn
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Giá dầu bật tăng trở lại đã tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí nói riêng và tâm lý nhà đầu tư nói chung, qua đó giúp thanh khoản cải thiện đáng kể trong phiên 16/2. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng thu hút dòng tiền khá tốt với điểm sáng FLC, đạt 19,5 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhìn chung, cả 2 sàn cùng có phiên giao dịch tích cực, tuy nhiên chưa đủ để chắc chắn về xu hướng hồi phục khi thiếu những thông tin vĩ mô tích cực đảm bảo tính ổn định cho thị trường và rủi ro đến từ bên ngoài vẫn luôn tiềm ẩn.
Do đó, vẫn nên giữ quan điểm thận trọng về triển vọng về thị trường trong ngắn hạn, tuy nhiên, nhà đầu tư mạo hiểm có thể cân nhắc giải ngân một phần vào những mã cổ phiếu thu hút được dòng tiền trong phiên 16/2.
Khu vực có khả năng gây đảo chiều xu hướng đang ở rất gần
(CTCK FPT – FPTS)
Sự hưng phấn của phiên 16/2 là rất đáng chú ý, tuy nhiên sẽ cần tiếp tục được duy trì sang các phiên tới. Cụ thể, yếu tố bền vững của lực cầu sẽ sớm được thử thách do khu vực có khả năng gây đảo chiều xu hướng đang ở rất gần. Sự bổ sung liên tục của dòng tiền mới đi kèm với sự luân chuyển qua các nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt thị trường là yếu tố tiên quyết để triển khai các hoạt động giao dịch.
Nhà đầu tư nên thận trọng trong các phiên tới nếu như các giả thiết trên không được thỏa mãn. Nhóm nhà đầu tư có khả năng bám sát thị trường và có mức độ chịu rủi ro lớn chỉ nên nâng tỷ trọng cổ phiếu lên tối đa 30% trên tổng tài sản đầu tư vào thời điểm này.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ mua nhà mới giải ngân được 1 nửa
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến hết tháng 11/2015, số tiền các ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng từ gói này mới đạt 15.465 tỉ đồng, chiếm khoảng 52% số vốn cam kết.
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến hết tháng 11/2015, các ngân hàng đã cam kết cho vay 24.110 tỉ đồng, tức là hơn 80% gói tín dụng 30.000 tỉ đồng hỗ trợ mua nhà cho người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, số tiền các ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng từ gói này mới đạt 15.465 tỉ đồng, chiếm khoảng 52% số vốn cam kết.
Đối với cá nhân, các ngân hàng đã giải ngân cho 35.554 hộ với số tiền 10.072 tỉ đồng, còn đối với tổ chức, doanh nghiệp đã giải ngân cho 53 dự án với dư nợ là 3.837 tỉ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cùng với gói tín dụng 30.000 tỷ, trong thời gian qua Bộ Xây dựng đã đề xuất một nhóm giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hoàn thiện cơ chế, chính sách, rà soát phân loại các dự án bất động sản trên phạm vi cả nước, thực hiện chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại ...
Chính nhờ các giải pháp đồng bộ đó, thị trường bất động sản đã phục hồi tích cực. Lượng giao dịch thành công liên tục tăng, bắt đầu từ phân khúc sản phẩm trung bình và thấp, lan dần sang khu vực sản phẩm trung và cao cấp. Lượng giao dịch thành công năm 2014 tại Hà Nội tăng gần 2 lần, tại Tp.HCM tăng gần 1,3 lần so với năm 2013.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, tại Hà Nội có khoảng 16.200 giao dịch thành công, tại Tp.HCM có khoảng 15.500 giao dịch thành công (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2014). Tồn kho bất động sản đến tháng 10/2015 đã giảm 56.286 tỷ đồng (giảm 56,21%) so với quý I/2013. Giá nhà ở được kéo về sát với giá trị thực và tương đối ổn định, trong đó có khu vực đã giảm tới 30% so với thời kỳ sốt nóng năm 2010, giúp người mua được hưởng lợi. Cơ cấu hàng hóa bất động sản được điều chỉnh hợp lý hơn.
Cả nước đã có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ, 88 dự án đăng ký điều chỉnh giảm diện tích căn hộ (từ 36.113 căn, tăng lên thành 49.199 căn) cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, với gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đã giúp cho hàng chục ngàn hộ người nghèo, người thu nhập thấp được cải thiện nhà ở.
Huy Nam
Theo_VnMedia
Góc nhìn kỹ thuật phiên 4/1: Rung lắc Hai chỉ số có thể sẽ duy trì xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới và nhanh chóng vượt các mức 580 của VN-Index và 80.0 của HNX-Index. Đồng thời, hai chỉ số có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên khi áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng, nhưng áp lực bán sẽ...