Nhận định chứng khoán tuần tới: Cơ hội vẫn có nhưng phải chọn lọc kỹ
Theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, thị trường tuần tới từ ngày 1 – 5/6, cơ hội vẫn xuất hiện ở một số cổ phiếu nhưng phải chọn lọc kỹ càng hơn.
Các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Ảnh: TTXVN
Dù các công ty chứng khoán liên tục đưa ra những cảnh báo đối với nhà đầu tư, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng điểm tuần thứ 4 liên tiếp.
Nhận định diễn biến thị trường tuần tới (từ 1 – 5/6), công ty chứng khoán vẫn giữ quan điểm thận trọng và cho rằng dư địa tăng của thị trường hiện thấp hơn dư địa giảm.
*Xu hướng tăng có dấu hiệu suy yếu
Công ty cổ phần chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định, thị trường đang diễn biến đi ngang (sideway) ngay dưới vùng cản khá mạnh 870- 880 điểm. Dư địa tăng hiện tại có khả năng thấp hơn dư địa giảm. Nhà đầu tư cần thận trọng với các quyết định mua mới ở giai đoạn này.
Cơ hội vẫn xuất hiện ở một số cổ phiếu nhưng đòi hỏi sự chọn lọc kỹ càng hơn. Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể canh các nhịp thị trường hưng phấn hiện thực hóa lợi nhuận.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC cho rằng, sau nhịp tăng điểm khá mạnh trước đó, thị trường đang dần hạ nhiệt và có dấu hiệu đi ngang. Các cổ phiếu có sự phân hóa mạnh.
Nhà đầu tư cân nhắc hạn chế sử dụng margin (giao dịch ký quỹ – dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán) trong giai đoạn này khi xu hướng tăng đang có dấu hiệu suy yếu dần.
Ông Trần Xuân Bách, phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC dự báo tuần tới, VN – Index sẽ thử thách lại vùng kháng cự 8805. Tuy nhiên, thị trường có thể xuất hiện các phiên điều chỉnh mạnh trước khi hướng đến vùng kháng cự trên.
Theo ông Bách, diễn biến thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong tuần đầu tháng 6. Trong bối cảnh này, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ tạo được sức hút đối với dòng tiền.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ không có sự biến động lớn trước mỗi kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs (Quỹ hoán đổi danh mục) trong nửa đầu tháng 6.
Thực tế, giới chuyên gia vẫn có những lo ngại về sự điều chỉnh của thị trường trong thời gian gần đây nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi lên.
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giao dịch tích cực khi VN – Index có tới 4 phiên tăng và chỉ có 1 phiên giảm. Theo đó, VN – Index tăng 11,73 điểm (1,38%) lên 864,47 điểm.
Tương tự, HNX – Index cũng có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm với mức tăng 2,77 điểm (2,59%) lên 109,81 điểm.
Thị trường tăng đi kèm với thanh khoản tăng nhẹ so với tuần trước đó, đạt gần 6.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Video đang HOT
Tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 111,79 tỷ đồng trên toàn thị trường, giảm 31,2% so với tuần trước.
Nhóm thực phẩm – đồ uống tăng mạnh với các mã vốn hóa lớn nhất ngành là VNM tăng 0,6%, MSN tăng 1,1% và SAB tăng 1,4%.
Nhóm cổ phiếu thép cũng tăng trưởng khá tích cực với HPG tăng 0,7%, HSG tăng 2,7%, VGS tăng 2,6% NKG tăng 3,3%.
Tăng trưởng mạnh nhất trong tuần qua phải kể đến nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp. Theo đó, ITA tăng trần cả 5 phiên với tổng mức tăng tới 34%, SNZ tăng 20,4%, TIP tăng 14,8%, PHR tăng 11,6%, KBC tăng 9,1%…
Làn sóng dịch chuyển sản xuất và tăng đầu tư công tại các dự án cơ sở hạ tầng đang tạo ra những động lực phát triển mới cho thị trường bất động sản khu công nghiệp.
Trước những kỳ vọng tăng trưởng ngành, cùng với sự hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp đã có dịp “nổi sóng”.
Tuần qua, các mã cổ phiếu trong nhóm ngân hàng tăng giảm trái chiều. Ở chiều giảm giá có VPB giảm 3,3%, TCB giảm 1,7%, TPB giảm 1,6%, CTG giảm 1,2%. Ở chiều tăng giá có VCB tăng 5%, BID tăng 2,4%, ACB tăng 2,1%.
Như vậy có thể thấy, sự tích cực vẫn đang hiện hữu tại nhiều nhóm cổ phiếu; trong đó, một số nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng.
*Chứng khoán thế giới đi lên
Cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều khép lại tuần giao dịch vừa qua và cả tháng Năm với các mức tăng mạnh mẽ nhờ tâm lý lạc quan trong bối cảnh Mỹ đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 3,8%, qua đó khép lại tháng Năm với mức tăng 4,3%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 3% trong tuần qua và 4,5% trong tháng Năm.
Chỉ số Nasdaq cũng tăng 1,8% sau tuần giao dịch vừa rồi và ghi nhận mức tăng mạnh mẽ 6,8% cho cả tháng Năm.
Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh mẽ cách xử lý dịch COVID-19 của Trung Quốc và cho rằng nước này đã khiến 100.000 người Mỹ thiệt mạng, đồng thời đưa ra các hành động mới; trong đó có việc chấm dứt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Ông cũng chỉ thị điều tra các công ty Trung Quốc niêm yết trên các thị trường tài chính của Mỹ, nhưng lại không đề cập đến thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1″ với Bắc Kinh, và cũng không đe dọa đánh thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 29/5.
Chứng khoán Manila tăng 4,8% trong bối cảnh Chính phủ Philippines chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa dù cho số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tăng.
Chứng khoán Wellington và Jakarta cũng hòa chung xu hướng tăng.
Ở chiều ngược lại, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 0,2% xuống 21.877,89 điểm.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,74% (171,29 điểm) xuống 22.961,47 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,22% (6,13 điểm) lên 2.852,35 điểm.
Chứng khoán Sydney hạ 1,6%, chứng khoán Mumbai giảm 0,4%, chứng khoán Singapore hạ 0,4%, còn chứng khoán Bangkok giảm 0,2%./.
Mặc cho nhiều dự báo "Dead Cat Bounce", chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12% trong tháng 5, lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)...
Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế cũng như TTCK toàn cầu. Sau giai đoạn giảm sâu tháng 3, chứng khoán Việt Nam đã có nhịp hồi phục ấn tượng 16,1% trong tháng 4, mức tăng theo tháng mạnh nhất trong thập kỷ qua.
Không ít ý kiến cho rằng nhịp hồi phục này chỉ là sóng hồi kỹ thuật trong một downtrend, hay còn có tên gọi "Dead Cat Bounce" bởi nền kinh tế nội tại vẫn còn nhiều thách thức trong tương lai. Tuy vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục hòa chung nhịp hồi phục với các thị trường Thế giới và chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 12,4% trong tháng 5 lên 864,47 điểm.
Chỉ số VN-Index hồi phục mạnh từ tháng 4 tới nay
Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)...
V N-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới tháng 5
Điều gì khiến VN-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới?
Sự hồi phục mạnh của TTCK Việt Nam thời gian qua dù có phần bất ngờ, nhưng có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực từ cả quốc tế lẫn nội tại. Trên Thế giới, chỉ số Dow Jones (Mỹ) kể từ khi tạo đáy 18.591 điểm vào cuối tháng 3 đã hồi phục mạnh gần 37% sau 2 tháng, qua đó tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư trên toàn cầu. Sự hồi phục của TTCK Mỹ bên cạnh kỳ vọng về sự đột phá của vaccine phòng ngừa Covid-19 còn đến từ những nỗ lực không ngừng của FED như hạ lãi suất về 0 hay quyết định "mua tài sản không giới hạn", thậm chí trái phiếu doanh nghiệp để hỗ trợ thị trường.
Trong nước, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, giảm tiền điện, cước viễn thông cho người dân cùng việc miễn giảm lãi suất, thuế cho doanh nghiệp đã góp phần giảm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam cơ bản kiểm soát được Covid-19 khi hạn chế tối đa lấy nhiễm trong cộng đồng và đã 45 ngày không có ca lẫy nhiễm trong cộng đồng, đây là thành tích đáng nể trên bình diện Thế giới, được các Chính phủ, tổ chức đánh giá cao. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh sau gần một tháng nghiêm túc thực hiện "Giãn cách xã hội" theo chỉ thị của Thủ tướng đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước dần hồi phục. Trong khi đó hoạt động kinh tế nhiều quốc gia khác vẫn đang đình trệ do chưa kiểm soát được dịch.
Đã 45 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca lấy nhiễm mới trong cộng đồng
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường là việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, đặc biệt tại dự án cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành. Những đại dự án này sẽ là "vốn mồi" kích thích kinh tế tăng trưởng, cũng như góp phần củng cố cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư FDI sau khi đại dịch Covid-19 trên Thế giới được kiểm soát.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2,7% trong năm 2020 và hồi phục lên 7% trong năm 2021, đây là con số tích cực khi nhiều nền kinh tế được dự báo tăng trưởng âm. Tuy vậy, với những giải pháp hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội quyết liệt, nhiều tổ chức kinh tế đều lạc quan với dự báo tăng trưởng từ 4-5% trong năm 2020 của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi như lò xo nén sau dịch với mục tiêu năm nay GDP tăng 5%, lạm phát dưới 4%.
Sự sụt giảm sâu trong thời gian ngắn đã giúp mặt bằng định giá TTCK Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch đã khiến dòng tiền nội đổ mạnh vào "bắt đáy" thị trường. Chỉ tính riêng hai tháng 3 và 4 có tới gần 70.000 tài khoản chứng khoán được mở mới, mang lại dòng tiền hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Dòng tiền nội đóng vai trò quan trọng nâng đỡ thị trường
Trong khi đó, áp lực bán ròng của khối ngoại đang giảm dần và thậm chí họ đã trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam vào cuối tháng 5. Một điểm đáng chú ý, các quỹ ETFs nội mới thành lập như VFMVN Diamond ETF, SSIAM Fin Lead ETF đã thu hút dòng vốn mới lên tới 1.000 tỷ đồng trong tháng 5 và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi các quỹ ETFs ngoại cũng tạm ngưng rút vốn. Thống kê cho thấy diễn biến thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ETFs. Việc các quỹ nội liên tục thu hút vốn, cùng với sự ra đời của nhiều quỹ ETF nội mới đã góp phần hỗ trợ thị trường trong giai đoạn khó khăn.
Đầu tư cổ phiếu nào đón "sóng" đầu tư công? Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới. CTCK Agriseco vừa đưa ra báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu từ làn...