Nhận định chứng khoán tuần tới: Cân nhắc yếu tố quản trị rủi ro
Nhận định về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam tuần tới, các công ty chứng khoán cho rằng, trong kịch bản tích cực có thể đà tăng vẫn tiếp diễn, nhưng rủi ro thị trường điều chỉnh giảm đã tăng lên.
Đối diện áp lực điều chỉnh
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, phiên cuối tuần, thị trường điều chỉnh trên diện rộng sau nhiều phiên giao dịch tích cực liên tiếp. Thanh khoản giảm cho thấy lực bán chưa quá mạnh. Đây là thời điểm nhà đầu tư bắt đầu tỏ ra thận trọng và việc quản trị rủi ro cần phải cân nhắc, thay vì chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận.
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Công ty cổ phần Chứng khoán FUNAN – FNS nhận định, chỉ số VN – Index đang dao động ở mức 815 – 834 điểm với áp lực bán khá lớn, khả năng sẽ xảy ra một số phiên điều chỉnh giảm trước khi tiếp tục xu hướng mới.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC dư báo, tuân tơi VN – Index sẽ có diên biên giằng co vơi cac phiên tăng giam đan xen trong vùng 798 – 840 điêm. Chi sô có thê lùi vê kiêm đinh vùng hô trơ 795 – 800 điêm trươc khi hồi phục tăng điêm trở lai. Việc khôi ngoai mua ròng trở lai trong những phiên gân đây đang hô trơ cho tâm lý nha đâu tư va diên biên cua nhóm cổ phiêu vôn hóa lơn.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đang co xu hương điêu chinh kê hoach kinh doanh năm 2020 do anh hưởng bởi dich bệnh COVID-19 và kêt qua kinh doanh quý 2 có thê không như kỳ vọng sẽ là các yêu tô khiên cho các nhóm cổ phiêu có thê rơi vao trang thái phân hóa manh.
Thêm vao đo, trong tuân tơi thi trường có thê có các phiên biên đông manh khi hoat đông đao han hơp đồng tương lai thang 5 sẽ diên ra vào giữa tuân.
Thực tế cho thấy, thị trường tuần qua (từ 11 – 15/5) vẫn tăng trưởng, nhưng mức tăng đã thu hẹp hơn so với tuần trước đó (từ 4 – 8/5). Kết thúc tuần giao dịch từ 11 – 15/5, VN – Index tăng 1,6% lên 827,03 điểm, trong khi tuần trước VN – Index tăng tới 5,8%. Bên cạnh đó, HNX-Index giảm 0,9% xuống 109,024 điểm, trái ngược với tuần trước VN – Index tăng 3%.
Thanh khoản tuần qua tiếp tục tăng cao, đạt khoảng 6.500 tỷ đồng mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 26,1% lên 29.717 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 22,2% lên 1.649 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 36,8% lên 2.808 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 33,6% lên 315 triệu cổ phiếu.
Có thể nhận thấy, các cổ phiếu vốn hóa lớn đầu ngành tuần qua đang trong giai đoạn điều chỉnh.
Các mã vốn hóa lớn ngành thực phẩm – đồ uống tuần qua là VNM tăng 5,6%, MSN tăng 1,9%. Nhìn chi tiết vào từng phiên giao dịch thì VNM có 2 phiên tăng trưởng rất mạnh phiên đầu tuần, nhưng sau đó có tới 3 phiên giảm điểm. Trong khi đó, MSN cũng giảm mạnh trở lại phiên cuối tuần.
Cùng với đó, trong tuần qua, mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ngành công nghệ là FPT giảm 10,7%, cổ phiếu đầu ngành hàng không là VJC giảm 5,1%, cổ phiếu đầu ngành bán lẻ là MWG giảm 2,1%.
Xét đến nhóm cổ phiếu họ Vingroup, trong khi VHM tăng 1,1% thì VIC lại giảm nhẹ 0,5% và VRE giảm mạnh tới 4,8%.
Một số mã cổ phiếu đầu ngành khác tăng mạnh những phiên đầu tuần, nhưng cũng giảm trở lại vào phiên cuối tuần như: PNJ, BVH, HPG… Qua đó, củng cố thêm quan điểm các mã cổ phiếu vốn hóa lớn đang bước vào nhịp điều chỉnh.
Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng tăng trong tuần qua tăng khá mạnh. Cụ thể, VPB tăng 4,6%, VCB tăng 3,4%, MBB tăng 2,1%, BID tăng1,6%, ACB 1,4%… Tuy vậy, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cũng cho thấy đà tăng đang bị “lung lay” khi hầu hết các mã giảm giá trong phiên cuối tuần.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu có diễn biến rất tích cực trong tuần qua là dầu khí. Giá dầu thế giới khép lại tuần qua với các mức tăng 19% của dầu thô ngọt nhẹ Mỹ và gần 5% của dầu Brent Biển Bắc, giúp các cổ phiếu nhóm dầu khí tăng mạnh mẽ. Theo đó, GAS tăng 2%, PVB tăng 4,4%, PVC tăng 6%, PVS tăng 5,9%, PVD tăng 7,8%…
Bình luận về diễn biến thị trường tuần qua, Công ty cổ phần Chứng khoán SHS cho rằng, thị trường hồi phục trong tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước được kiểm soát tốt với 29 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Khối ngoại quay trở lại mua ròng với hơn 2.200 tỷ đồng là điểm nhấn tích cực.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần Chứng khoán FUNAN – FNS cho biết, từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng liên tiếp, điều này cho thấy dòng vốn dài hạn đã bị rút dần ra khỏi thị trường. Dòng tiền mua vào trong giai đoạn vừa qua chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân, đại diện cho dòng vốn ngắn hạn và cơ hội khi thị trường đang tạm thời được nâng đỡ từ các nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ.
Công ty chứng khoán này cho rằng, trước diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, khả năng quay lại vùng 990 điểm của VN – Index là rất khó.
Chứng khoán thế giới – những gam màu sáng tối
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần lên điểm, dù số liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng Tư giảm mạnh hơn dự báo và thông tin Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ cấm xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn cho tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc gây lo ngại căng thẳng thương mại giữa hai nước sẽ tái diễn.
Chốt phiên cuối tuần (15/5), chỉ số Dow Jones tăng 60,08 điểm, hay 0,25% lên 23.685,42 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 11,2 điểm, hay 0,39% lên 2.863,7 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 70,84 điểm, hay 0,79% lên 9.014,56 điểm.
Dù vậy, ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm điểm trong cả tuần, với các mức tương ứng là 2,7%, 2,3% và 1,2%.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng Tư giảm 16,4%, vượt mức dự báo giảm trung bình 12,5% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch.
Ông Jim Baird, Giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors cho rằng, hoạt động kinh tế sẽ chưa trở lại bình thường cho đến khi người tiêu dùng có lòng tin lớn hơn rằng dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhận định việc từng bước dỡ bỏ phong tỏa trên toàn quốc là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ chạm đáy và bước đầu phục hồi.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/5 đã có động thái nhằm ngăn chặn các nguồn cung chip toàn cầu cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, làm dấy lên những quan ngại về biện pháp trả đũa của nước này. Động thái mới nhất này đã gây thêm lo ngại về căng thẳng giữa hai nước, sau khi ông Trump hồi đầu tuần đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và không quan tâm đến việc thương lượng với nước này trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, lòng tin của nhà đầu tư được cải thiện khi Hạ viện Mỹ chuẩn bị phê chuẩn gói hỗ trợ mới trị giá 3.000 tỷ USD nhằm hạn chế tác động của đại dịch COVID-19, trong đó tập trung vào việc chi gần 1.000 tỷ USD cho các chính quyền bang và địa phương. Thượng viện Mỹ được cho là sẽ không thông qua gói hỗ trợ này, nhưng Chính quyền của ông Trump cho thấy sự sẵn sàng cho việc đạt một thỏa thuận về gói chi tiêu mới.
Các nhà đầu tư cũng theo dõi các số liệu khác. Bản cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đã tăng lên 7.000 tỷ USD kể từ khi Fed thông báo các biện pháp kích thích trong bối cảnh đại dịch và thanh khoản trên thị trường tín dụng nhờ đó đã gia tăng đáng kể.
Ngân hàng Goldman Sachs nhấn mạnh rằng, có thể các hoạt động thâu tóm và sáp nhập sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm. Các hoạt động này đã giảm đáng kể trong năm nay khi đại dịch khiến nền kinh tế đình trệ.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều trong phiên ngày 15/5 giữa bối cảnh những lo ngại về một đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai, căng thẳng giữa Mỹ – Trung Quốc gia tăng và sự không chắc chắn về thời gian cần thiết để phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,6% lên 20.037,47 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 0,1% xuống 23.797,47 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,1% xuống 2.868,46 điểm.
Chứng khoán Mumbai và Jakarta đều giảm 0,9%. Chứng khoán Manila giảm 2% giữa bối cảnh nước này đang phải đối mặt với cơn bão Vongfong. Tuy nhiên, chứng khoán Sydney bật tăng hơn 1% cùng với chứng khoán Seoul, Đài Bắc và Bangkok cũng bật sắc xanh.
Nhận định chứng khoán tuần tới: Tìm kiếm cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận
Với những diễn biến tích cực như hiện tại, nhiều công ty chứng khoán nhận định mạch tăng của thị trường có thể tiếp diễn trong tuần tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VNExpress)
Thị trường trải qua tuần giao dịch đầy "cảm xúc" khi VN-Index dễ dàng vượt mốc 800 điểm và thanh khoản tăng mạnh, cùng đó là việc khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần. Với những diễn biến tích cực như hiện tại, nhiều công ty chứng khoán nhận định mạch tăng của thị trường có thể tiếp diễn trong tuần tới.
Động lực kéo dài mạch tăng
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán MB-MBS, phiên cuối tuần, thanh khoản thị trường bùng nổ với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 6.292 tỷ đồng, đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ ngày 11/10/2018. Thị trường tăng điểm kèm theo dòng tiền tăng mạnh mẽ đang tạo hiệu ứng tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Theo đó, kỳ vọng về thị trường sẽ tăng dần và đó là động lực để thị trường tiếp tục có thể kéo dài mạch tăng liên tiếp như hiện nay.
Nhóm phân tích tới từ MBS cho rằng, thị trường đang đi lên mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa tốt là nhân tố được kỳ vọng sẽ lôi kéo thêm được nhiều tiền hơn vào thị trường. Vì vậy, MBS nhận định, VN-Index tuần tới có thể hướng tới mục tiêu 850 điểm và ngưỡng hỗ trợ ở mốc 780 điểm.
Trong khi đó, Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - VDSC nêu quan điểm, thị trường chứng khoán tiếp tục thăng hoa và đồng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm tích cực. Dòng tiền vẫn đang luân chuyển ở thị trường để tìm kiếm những cơ hội, các nhà đầu tư có thể giải ngân hoặc lướt sóng danh mục của mình để tối ưu hóa lợi nhuận trong giai đoạn tích cực này.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), thị trường hồi phục mạnh sau hai tuần giảm liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trong nước được kiểm soát tốt, nhiều ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, tuy khối ngoại bán ròng trên hai sàn với hơn 2.700 tỷ đồng, nhưng nếu bỏ qua phần bán ròng đột biến của cổ phiếu VHM, đạt hơn 2.100 tỷ đồng thì khối ngoại chỉ bán ròng hơn 500 tỷ đồng trên hai sàn trong tuần qua. SHS nhận định, đây là diễn biến có thể coi là tích cực. Đặc biệt hơn, trong phiên cuối tuần, khối ngoại quay trở lại mua ròng gần 55 tỷ đồng trên hai sàn, chấm dứt chuỗi 26 phiên bán ròng liên tiếp.
Tuy nhiên, diễn biến rung lắc mạnh quanh ngưỡng 820 điểm cùng với việc nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu trong cuối phiên thứ 6 là một dấu hiệu đảo chiều nhà đầu tư cần lưu ý, SHS khuyến nghị.
Với những lý lẽ phân tích ở trên, SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (11/5-15/5), VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang với biên độ khá rộng, trong khoảng 780-860 điểm.
Thực tế, nhìn lại diễn biến tuần qua có thể thấy hầu hết các nhóm, ngành cổ phiếu đang tăng trưởng tích cực. Đặc biệt là những mã đầu ngành có đóng góp lớn cho đà tăng của thị trường.
Theo đó, tại nhóm cổ phiếu họ Vingroup, VIC tăng 6,1%, VHM tăng 11,1%, VRE tăng 9,3%.
Các mã lớn thuộc nhóm thực phẩm - đồ uống cũng tăng trưởng ấn tượng với VNM và SAB đều tăng 6%, MSN tăng 3,7%.
Ngoài ra, mã cổ phiếu đầu ngành thép là HPG tăng 8,8%, cổ phiếu đầu ngành công nghệ là FPT tăng 5,6%, cổ phiếu đầu ngành hàng không là VJC tăng 4,1%, cổ phiếu đầu ngành vàng là PNJ tăng 2,3%, cổ phiếu đầu ngành bảo hiểm BVH tăng 3,8%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng trưởng mạnh mẽ trước diễn biến tích cực của giá dầu thế giới và đà tăng của thị trường chung.
Theo đó, GAS tăng 9,4%, OIL tăng 6,7%, PLX tăng 8,7%, PVD tăng 5,9%, PVS tăng 4,3%, PLX tăng 8,4%, BSR tăng 7,1%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh với VCB tăng 8,1%, CTG tăng 4,5%, BID tăng 6,7%, VPB tăng 11,2%, MBB tăng 4,1%, ACB tăng 4,4%, SHB tăng 6,9%...
Kết thúc tuần giao dịch (từ 4-8/5), VN-Index tăng 44,62 điểm (5,8%) lên 813,73 điểm; HNX - Index tăng 3,185 điểm (3%) lên 110,023 điểm. Thanh khoản tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 5.100 tỷ đồng mỗi phiên trên hai sàn.
Thực tế, những tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến kết quả kinh doanh quý I của nhiều doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp báo lỗ hàn g trăm đến hàng nghìn tỷ đồng như Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) lỗ tới 2.348 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã chứng khoán: PLX) lỗ hơn 1.813 tỷ đồng, hay như Công ty cổ phần Hàng không VietJet (mã chứng khoán: VJC) lỗ 989 tỷ đồng. Dù vậy có thể thấy rằng, cổ phiếu của các doanh nghiệp này vẫn có sự hồi phục rất tích cực trong tuần qua.
Việc thị trường chứng khoán tăng mạnh kể từ đầu tháng 4 đến nay đã giúp nhiều nhà đầu tư có lãi, khiến những người cầm tiền hoặc đứng ngoài quan sát đã cảm thấy tiếc, sợ bỏ lỡ cơ hội nên tiếp tục tham gia vào thị trường. Điều này giúp giá cổ phiếu tăng mạnh, dù kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp kém tích cực.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan và tăng trưởng nền kinh tế giảm tốc không chỉ xảy ra tại thị trường Việt Nam. Đều này cũng đang diễn ra tại các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Chứng khoán toàn cầu đi lên
Chứng khoán toàn cầu đều đi lên trong phiên cuối tuần 8/5 và chốt lại một tuần "thăng hoa", khi sự lạc quan về việc các quốc gia nới lỏng biện pháp phong tỏa và mở cửa nền kinh tế trở lại.
Khép phiên cuối tuần qua (8/5), tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,6% lên 20.179,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 1% lên đóng phiên ở 24.230,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite đóng phiên này tăng 0,8% lên 2.895,34 điểm.
Chứng khoán Mumbai phiên này tăng hơn 1%, chứng khoán Seoul tăng 0,9%, trong khi chứng khoán Seoul và Đài Bắc đều tăng 0,5%. Sắc xanh phiên này còn được ghi nhận tại thị trường Wellington, Bangkok và Jakarta. Trong khi đó, thị trường Manila và Jakarta phiên này giảm điểm.
Trong khi đó, phiên cuối tuần qua, tại thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,9% lên 24.331,32 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,7% lên 2.929,8 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq đánh dấu phiên tăng thứ năm liên tiếp với mức tăng 1,6% lên 9.121,32 điểm.
Số liệu mới nhất cho thấy thị trường lao động Mỹ đã mất 20,5 triệu việc làm trong tháng Tư. Theo ông Ulas Akincilar, người phụ trách mảng đầu tư tại công ty môi giới Infinox, đây là mức sụt giảm rất lớn và mang tính lịch sử. Nhưng nó lại không hoàn toàn tồi tệ như dự báo của giới quan sát trước đó và không tổn hại nhiều tới lòng tin của nhà đầu tư.
Mức tăng điểm ấn tượng trong phiên 8/5 là ví dụ mới nhất cho thấy các thị trường tuy thừa nhận những báo cáo kinh tế là khá xấu, nhưng chúng không khác biệt đáng kể so với dự kiến. Thay vào đó, họ tập trung vào những tin tức tích cực hơn như hoạt động kinh tế ở một số khu vực của Mỹ và châu Âu đang từng bước khởi động lại.
Nhìn chung cả tuần vừa qua, Phố Wall ghi nhận xu hướng tăng điểm là chủ đạo với 4 phiên tăng đồng loạt và 1 phiên diễn biến trái chiều.
Với mức tăng khá ấn tượng trong phiên cuối tuần 8/5, chỉ số Dow Jones tính chung trên cả tuần đã tăng 2,6%. Chỉ số S&P tiến 3,5% và chỉ số Nasdaq ghi thêm tới 6%.
Ông Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại công ty tài chính National Securities cho biết, giới đầu tư tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ chạm đáy trong quý hai và cải thiện trong giai đoạn sau đó. Ngoài ra, các nhà đầu tư không cho rằng làn sóng lây lan dịch COVID-19 lần thứ hai sẽ đủ tồi tệ để dẫn đến tình trạng phong tỏa trên diện rộng ở Mỹ như đợt một này.
Tuy nhiên một số nhà phân tích khuyến cáo thị trường nên thận trọng để không đánh giá thấp mức độ của cuộc khủng hoảng kinh tế. Chuyên gia Michael Hewson tại công ty tư vấn tài chính CMC Markets đưa ra quan sát rằng dường như số liệu kinh tế của Mỹ càng tồi tệ, thị trường chứng khoán lại tăng cao hơn./.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/5 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * CII: CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII - HOSE) thông báo, đã mua 9 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ từ ngày 06/4 đến 05/5 theo phương thức khớp lệnh, với giá bình quân 19.501 đồng/cổ phiếu....