Nhận diện trái cây bị ngâm chất độc
Dù là những loại trái đang rộ mùa như đào, nhãn, xoài… nhưng những loại trái cây này vẫn thường bị ngâm tẩm thuốc để giữ màu sắc và hương vị được lâu.
Xoài
Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
Đào
Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng
Video đang HOT
Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.
Nhãn
Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
Lê
Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
Dưa hấu
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu
Chuối
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Theo Hàn Giang (Dân Việt)
Chăm lo miếng ăn "lành" cho con: Không dễ
Khi con bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới kỳ diệu của hương vị, mẹ lại tất bật và bối rối trước thực đơn hàng ngày của con. Mỗi món ăn mẹ nấu cho con, mẹ gửi trong đó rất nhiều yêu thương và niềm tin...
Còn đâu thưở "cái rau miếng bánh cũng lành"...
Một người vốn rất xuề xòa với bữa cơm như mẹ nhưng vẫn cảm thấy áp lực với từng bữa ăn giấc ngủ của con. Ngày mẹ còn bé, chỉ cần dạo một vòng quanh vườn nhà là có đủ nguyên liệu cho một bữa cơm: món cá chép om dưa tự muối thơm tho nóng hổi, vài ngọn mùng tơi nấu với tép ngọt lừ... Đôi lúc bận rộn, bà ngoại chỉ cần ghé ngang chợ chiều là có một bữa cơm muộn khá tươm tất. Nhiều lúc nghĩ về thời thơ ấu, mẹ có một cuộc sống thân thiện, hài hòa, chưa bị can thiệp bởi lợi nhuận, hóa chất... nên cái rau, miếng bánh cũng lành... Thấy thương gì đâu cho sức khỏe của các con - những đứa trẻ vô tư và dễ bị hấp dẫn bởi những thứ bánh kẹo bắt mắt, những ly thạch trái cây, trà trân châu hoặc những gói snack giòn rụm, mì ăn liền hấp dẫn hơn là bữa cơm mẹ chăm chút nấu.
Nhiều chất độc hại luôn "vây quanh" trẻ trong từng bữa ăn mỗi ngày
Mẹ vẫn còn nhớ ngày đầu tiên quấy bột cho con, khi đó con vừa tròn 4 tháng tuổi, tay mẹ lóng ngóng không biết chế nước bao nhiêu cho đủ. Mẹ đi làm mà nôn nao lo lắng con ở nhà có nhớ mẹ không, uống được bao nhiêu sữa? Rồi cũng đến ngày con một mình ngồi tự bốc thức ăn mẹ nấu, tay xúc sữa chua, miệng chóp chép hoa quả với vẻ lem nhem lếch thếch đáng yêu vô cùng. Cho đến giờ, nhìn gương mặt con háo hức khám phá thế giới kỳ diệu của hương vị, mẹ hạnh phúc cứ ngỡ như mới ngày hôm qua mới được làm mẹ. Thế nhưng, đôi lúc vẫn giật mình vì không hẳn lúc nào mẹ cũng bày biện cho con những món ăn an toàn. Ngại bột ngọt thường được núp bóng dưới tên gọi chất điều vị (tạo ngọt) có thể gây dị ứng cứng cổ, nhức đầu, mệt mỏi mẹ chuyển sang dùng bột nêm chiết xuất từ thịt, cá, nấm... rồi lại hoảng hốt với cảnh báo về chất phụ gia siêu bột ngọt. Thịt heo là giải pháp thay thế tạm thời nhưng biết phân biệt thế nào giữa heo thường và heo siêu nạc? Hạn chế món thịt, tăng cường rau xanh để phòng những chứng bệnh béo phì, lại băn khoăn với những cọng rau xanh mướt được gieo trồng siêu tốc với thuốc tăng trưởng nhanh. Nói về phẩm màu, chất bảo quản lại là một câu chuyện dài với rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của con. Ngay cả trái cây còn bị "phù phép" để tươi lâu hơn, huống chi các loại thực phẩm chế biến sẵn - vốn rất ưa chất bảo quản?
Thiết kế bữa ăn cho con: cẩn trọng và nhạy cảm
Để con có bữa ăn ngon lành, mẹ phải học từng li từng tí, từ chuyện hầm cháo đến cách nấu cho con chén cơm nát. Mẹ mua sách về đọc, vào mạng tìm hiểu và say sưa nghiên cứu những thực đơn cho trẻ qua từng giai đoạn. Mẹ lục tung Facebook, các trang chia sẻ để tìm chất nào cho con ăn phát triển về chiều cao, chất nào ăn sẽ tốt cho trí não, chất nào ăn để bồi bổ sức khỏe ... Bên cạnh đó, còn lưu lại những tên tuổi những chất phụ gia có thể gây nguy hại cho sức khỏe con. Nào là chất tạo màu E155 vốn đã hoàn toàn bị cấm sử dụng các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ... và cả Mỹ nhưng vẫn có trong chai nước mắm. Rồi đường hóa học Saccharine và Cyclamate có trong thạch, kem, thậm chí là trong chè, có thể tích lũy trong cơ thể và gây ung thư, ảnh hưởng đến yếu tố di truyền. Viên kẹo con ngậm có thể chứa các loại phẩm màu và chất chống mốc họ Benzoate - "thủ phạm" gây ra chứng hiếu động thái quá ở những đứa trẻ như con của mẹ ... Một số hóa chất này vốn đã bị các nước châu Âu như Anh ... và ở Canada, Mỹ cấm sử dụng nhưng ở nước mình vì lợi nhuận, một vài nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm làm nguy hại đến sức khỏe của con.
Chăm lo miếng ăn "lành" cho con quả nhiên không dễ với mẹ
Khi chưa có con, mẹ không hình dung hành trình nuôi con lại phức tạp và cần sự cẩn trọng, nhạy cảm của người mẹ đến thế.
Để bảo vệ trẻ em trong mỗi bữa ăn, các mẹ cần quan sát thật kỹ thông tin thành phần sản phẩm, hạn chế sử dụng những phực phẩm có chứa: Phẩm Màu, Chất Bảo Quản, Chất Điều Vị (Tạo Ngọt) trong đó có bột ngọt và đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Theo VNN
Kinh hãi công nghệ biến đường trắng thành đường vàng Một số cơ sở kinh doanh đường nhỏ lẻ ở các tỉnh ĐBSCL đang lén lút trộn phẩm màu nhằm "biến" đường cát trắng thành phẩm sang đường màu vàng kem, gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Sáng 20/2, theo ghi nhận của chúng tôi, tại các điểm bán đường trong nội ô TP.Cần Thơ có một nghịch lý là...