Nhận diện tàu hải quân Trung Quốc sơn lại số tàu mới
Khi tàu sân bay đầu tiên “Liêu Ninh” của Trung Quốc được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân, một số chuyên gia quân sự đã thắc mắc về màu sắc và quy cách sơn số hiệu 16 của nó. Và đến cuối năm 2012 vừa qua, điều này đã được làm sáng tỏ.
Số hiệu là mật hiệu thay thế cho tên tàu, cũng chính là tên công khai dùng trong công tác đối ngoại của nó. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều có phong cách riêng trong quy định kiểu chữ, màu sắc, kích cỡ… thể hiện sự độc đáo, ấn tượng, nổi bật và hiệu ứng hình ảnh.
Ngay khi tàu sân bay “Liêu Ninh” được chính thức mang số hiệu 16, một số chuyên gia quân sự nhận thấy màu sắc và kiểu chữ của nó có sự khác biệt với các tàu chiến khác thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc nhưng khi đó mọi người đều cho rằng, do đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nên nó có quy định đặc biệt. Cụ thể là từ trước đến nay số hiệu của các tàu chiến của Trung Quốc thường được sơn màu đen, kiểu chữ chân nhưng số hiệu 16 của tàu sân bay Liêu Ninh được sơn chữ màu trắng, kiểu chữ lập thể, phần chữ bóng màu đen.
Tàu sân bay Liêu Ninh là tàu đầu tiên sơn số hiệu mới
Về hiện tượng này, phóng viên của “Chinanews” đã tiếp xúc với cơ quan hữu trách của Bộ tư lệnh hải quân Trung Quốc và được phúc đáp, tàu sân bay Liêu Ninh chính là chiếc tàu đầu tiên thực hiện theo quy định về việc sơn số hiệu tàu mới, vừa được chính thức thông qua và sẽ được triển khai rộng rãi trong lực lượng hải quân Trung Quốc. Cách sơn số hiệu tàu hải quân Trung Quốc được quy định bằng 2 văn bản là: “Quy cách kiểu chữ trên số hiệu tàu” và “quy cách kiểu chữ lập thể trên số hiệu tàu” với kiểu chữ vuông vắn, khỏe khoắn được sử dụng thống nhất trong toàn bộ lực lượng hải quân.
Video đang HOT
Tàu khu trục tên lửa “Hàng Châu” sơn số hiệu 136.
Các quy định này đã quy chuẩn 10 số latinh và 38 chữ Hán được sử dụng trong phương pháp đánh số hiệu tàu, đồng thời cũng quy định rõ ràng về kiểu chữ, màu sắc, kích thước và vị trí sơn số hiệu để đạt được sự hài hòa về tổng thể đối với nhiều chủng loại tàu khác nhau.
Về màu sắc, kiểu chữ chân màu đen sẽ được thay bằng chữ lập thể màu trắng, vừa đạt được hiệu quả thẩm mỹ vừa đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt trong chiến tranh hiện đại là giảm bớt khả năng quan sát của đối phương, thể hiện sự trang nghiêm, mạnh mẽ và hiện đại trong lí luận thiết kế số hiệu tàu của hải quân Trung Quốc.
Tàu huấn luyện lớn nhất của hải quân Trung Quốc là “Trịnh Hòa” trước và sau khi sơn số hiệu mới
Về vị trí sơn số hiệu cũng có sự thay đổi rõ nét, có thể nhận ra ngay trên các bức ảnh. Trước đây số hiệu tàu Trung Quốc được sơn ở vị trí giữa thân (theo chiều cao) và 1/4 thân (theo chiều dài) tính từ mũi tàu về phía cuối. Hiện nay, nó vẫn được sơn ở phần giữa thân nhưng dịch chuyển lên sát lỗ thả neo, Vị trí này là góc nghiêng mạn lớn nhất của thân tàu nên làm giảm khả năng quan sát chính xác từ xa.
Quy định mới về cách sơn số hiệu tàu của hải quân Trung Quốc hài hòa với thiết kế tổng thể của tàu, giảm sự khác biệt về sắc độ giữa số và vỏ tàu, phối cảnh hòa nhập trong tổng phổ nền của đại dương có thể làm giảm khả năng quan sát của các thiết bị trinh sát của đối phương.
Tàu cần vụ Đông Cần 870 của hạm đội Đông Hải
Bắt đầu từ cuối năm 2012, toàn bộ các tàu thuộc tất cả các chủng loại của hải quân Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm quy định sơn số hiệu mới, lần lượt hoàn thiện các công đoạn sơn số hiệu, điều chỉnh vị trí sơn và màu sắc, quy chuẩn các yêu cầu kỹ thuật, định hình một khuôn mẫu tối ưu của phương án sơn số hiệu tàu mới.
Theo ANTD
Hàn Quốc tập trận trên đảo từng bị Triều Tiên nã pháo
Thông báo chính thức của quân đội Hàn Quốc ngày 19/11 khẳng định vào ngày 23/11 tới nước này sẽ tổ chức diễn tập trên đảo Yeonpyeong để kỷ niệm 2 năm hòn đảo này bị Triều Tiên pháo kích.
Hàn Quốc liên tục tập trận những tháng gần đây
"Cuộc diễn tập sẽ được thực hiện...với giả định là nhiều tình huống khiêu khích và tấn công khác nhau bởi kẻ địch", người phát ngôn của hải quân Hàn Quốc khẳng định với hãng tin AFP. Dù vậy cũng theo vị quan chức này cuộc diễn tập sẽ không có các bài tập bắn đạt thật. Đây được cho là một sự cảnh giác của Seoul nhằm tránh những phản ứng quân sự từ phía Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, theo AFP, thông báo về cuộc diễn tập lần này vẫn khiến dư luận không khỏi lo ngại về việc xung đột trên diện rộng sẽ bùng phát. Ngày 23/11/2010, các đợt pháo kích từ Triều Tiên lên đảo này đã khiến 2 lính của Hàn Quốc cùng 2 dân thường thiệt mạng. Đáp lại Hàn Quốc đã báo động quân đội ở mức cao nhất đồng thời đáp trả bằng hàng loạt đạt pháo.
Đây chính là một trong những vụ va chạm tại biên giới nghiêm trọng nhất giữa hai bên kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Khi đó Triều Tiên khẳng định họ nã pháo để đáp trả hoạt động diễn tập bắn đạn thật của Hàn Quốc vào thời điểm đó mà họ cho rằng đã có đạn pháo rơi sang vùng biển Hoàng Hải của nước này.
Về phần mình kể từ sau sự vụ việc kể trên, Hàn Quốc đã tăng cường số lượng lính đồn trú trên đảo đồng thời nâng cấp hệ thống phòng thủ tại toàn bộ các đảo tiền tiêu. Hiện có rất nhiều người tại Seoul lo ngại rằng Triều Tiên có thể sẽ gây hấn về quân sự trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 19/12 sắp tới.
Theo Dantri
Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa vi ba cho "chiến tranh điện tử" Lầu Năm góc thử thành công tên lửa vi ba dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các thiết bị điện tử khác. Theo đơn đặt hàng của Lầu Năm góc, phân hãng Phantom Works của Boeing đang thực hiện dự án CHAMP (Counter-Electronics High Power Microwave Advanced Missile Project - Dự án tên lửa vi ba chống điện tử...